Thursday, March 28, 2024

Lính thú thời nay

Thuận Vũ (Tokyo-Japan)

Xuân về, viết cho những người lính kiên cường từng ở nơi tiền đồn

“Ba năm trấn thủ lưu đồn
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan…”

Ngâm lại câu ca dao ngày nào để chiêm nghiệm hình ảnh người lính thú ngày xưa. Phải sống xa nhà, lắm khi phải ra tận biên ải, đồn trú tại những cứ điểm xa xôi canh phòng bọn giặc xâm lấn biên cương hay bọn thổ phỉ hoành hành cuộc sống yên vui của dân chúng. Chạnh nhớ đến những tiền đồn biên giới chúng ta ngày xưa, những căn cứ biên phòng mà địa danh đã đi vào quân sử.

Đồn đóng ngay tại vùng hiểm yếu nhằm ngăn chặn lộ trình xâm nhập của Bắc quân chuyển người và vũ khí để thôn tính miền Nam. Họ dám đơn thân độc mã dựng cao ngọn cờ chứng minh sự hiện diện của mình chờ địch tới cũng như để xác quyết đất nước nầy là của ta cấm bọn phỉ héo lánh. Khi bọn thổ phỉ cướp phá xóm làng, người lính xông pha diệt bạo. Khi yên bình người lính hòa mình với dân giúp việc đồng áng chăm sóc ruộng vườn. Phụ giúp công tác giáo dục dạy dỗ trẻ em phát thuốc cho người bệnh tật… Nhiệm vụ người lính thú ngày xưa và chiến sĩ Cộng Hòa về nội dung thật giống nhau. Duy chỉ hình thức có nhiều khác biệt. Đó là nhờ sự tiến bộ của thời đại. Từ gươm giáo gậy gộc nay đổi thành súng đạn. Từ ngựa voi nay đã có chiến xa. Từ thuyền bè đổi thành tiểu đỉnh chiến hạm,… Xưa khi có biến cố thời nổi lửa, chiêng trống van rền có người đưa tin xin cứu viện nay đã có máy móc truyền tin, có pháo binh yểm trợ có phi cơ tiếp cứu.

Hai hình ảnh đã qua của một thời xa xưa. Cái gần nhất cũng đã trên 40 năm. Thời gian bằng một nửa đời người. Vậy mà có người kiên trì vẫn nhớ vẫn không quên nhiệm vụ của mình. Không ai bắt buộc mà họ vẫn làm. Làm chăm chỉ làm tận tụy như để chuộc lại lỗi lầm ngày xưa. Có thể vì chưa hết mình chiến đấu. Người lính thú chỉ có ba năm để làm nhiệm vụ. Xong thời gian đó họ trở về với gia đình với họ hàng xóm làng thân yêu. Người Chiến Sĩ Cộng Hòa thoạt đầu cũng chỉ hai năm quân dịch. Nhưng rồi chiến trận ngày càng sôi động. Không chỉ đơn thuần một chọi một mà địch quân có cả một thế giới băng đảng cướp phá có tổ chức hỗ trợ.

Một bên lo xây mà một bên chỉ muốn phá thì thử hỏi biết bao giờ cho yên? Nên thay vì hai năm, người lính cảm nhận được nguy cơ an bình của xóm làng, họ sẵn sàng chấp nhận kéo dài thời gian để góp thêm bàn tay giữ yên bờ cõi. Có người chính thức mãn hạn về mà rồi vẫn tái đăng. Vì họ biết có về cũng không thể an cư với giặc.

Ở cái thời thần suy quỹ lộng, khi mặt trời bị áng mây đen che phủ thì chính nghĩa cũng đành phải chịu mờ theo bóng mây. Những ngày đau buồn của Tháng Tư Đen. Mặt trời không buồn ló dạng. Người Lính Cộng Hòa nhức nhối thấu tim. Nhiệm vụ bảo quốc an dân chưa hoàn thành há lại bỏ cuộc? Làm sao dây? Có người uất hận tuẫn tiết, có người nuốt hận chờ thời cũng không ít người quyết chiến đấu trọn đời vì tổ quốc…

Cuộc biển dâu đã đẩy đưa một số Chiến Sĩ Cộng Hòa rong ruổi đến đất Nhật Bản. Quan niệm chiến đấu của người lính thú ngày xưa ra đồn trấn ải vì hưởng lộc Vua nên phải đền ơn mưa móc. Người Chiến Sĩ Cộng Hòa chiến đấu không chỉ vì an ninh của chính bản thân hay gia đình mà cho toàn dân và nói chung là vì Tổ Quốc. Vua này mất còn có vị Vua khác thay thế, tổ quốc mất rồi lấy gì thay thế đây? Chính vì vậy mà họ phải giành lại Tổ Quốc. Tổ Quốc Việt Nam là phải của toàn dân Việt chứ không thể của riêng đảng Cộng Sản Việt Nam. Tổ Quốc là trên hết! Người Chiến Sĩ Cộng Hòa chưa hoàn thành xong nhiệm vụ bảo vệ. Ngày nào Tổ Quốc còn nằm dưới sự thống trị của bạo quyền người chiến sĩ sẽ vẫn còn tiếp tục chiến đấu.

Nếu ngày xưa có người mãn hạn quân dịch vẫn tái đăng, có người thương binh được xếp loại 2 vẫn xin ở lại chiến đấu thì tại đất Nhật nầy không thiếu những người tái nhập cuộc. Những người mà mới đây Nam Cali đã tưng bừng mở những nhạc hội “Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH.” Chính họ. Như đàn anh Quách Vĩnh Trường đã nói dù “họ là phế binh nhưng không phải là phế nhân.” Còn sức là còn chiến đấu. Huống hồ cuộc chiến hôm nay đâu chỉ cần đến vũ lực.

Chúng ta cũng từng nghe bài hát “Một mai giã từ vũ khí” loáng thoáng có bóng dáng mình trong ước mơ khi thanh bình trở lại: “Trả súng đạn nầy khi sạch nợ sông núi rồi…” Thực sự họ cũng đã sạch nợ núi sông dù cuộc chiến chưa tàn. Họ đã dùng thân xác chính mình giữ đất ngăn giặc, đã đổ máu xương để tưới cho hoa tự do còn kéo dài được đến 30 Tháng Tư. Trên ngực họ còn có những Bảo Quốc, Quân Công. Họ có quyền ngẩng mặt với đời với những kẻ còn nợ họ để có cơ hội cắp sách rong chơi. Họ không đòi nhưng kẻ thọ ơn phải nhớ nằm lòng. Xin đừng vội quên vì đó không phải là đạo đức của dân tộc Việt.

Tại xứ người nầy, những cuộc biểu tình đả đảo bạo quyền vẫn rền vang phố xá, đâu đâu cũng hiện hữu bóng dáng của người Chiến Sĩ Cộng Hòa. Họ không chiến đấu đơn độc vì bên cạnh còn có đồng bào thắm đượm tình quân dân.

Thời còn trong trại tị nạn, họ là những cột trụ làm tụ điểm để hướng dẫn mọi sinh hoạt từ người lớn đến trẻ em. Rời trại, họ vẫn là tấm gương sáng để mọi người bắt chước. Bao nhiêu lớp trẻ nên người, bao nhiêu người lớn nhìn vào để học hỏi điều chỉnh cách sống. Họ đã góp công xây dựng cộng đồng địa phương vững mạnh.

Tình thế thay đổi theo thời gian khi một số anh em có thân nhân ở các nước khác lần lượt rời nước Nhật để đoàn tụ với gia đình. Số còn lại rải rác khắp nơi. Nếu nhìn tổng quát toàn thế giới anh em ở Nhật chẳng khác gì lính thú ngày xưa. Cũng đơn độc chiến đấu tự túc tự cường, tự lực cánh sinh.

Xưa, “Ngày thời canh điếm tối dồn việc quan.” Nay, ngày thì hãng xưởng tối về điện thoại reo vang “A-lô, nhờ anh sang đây chỉ hộ em cái nầy hay nhờ chú nói hộ ba má em cái kia… xin anh chút ý kiến…” Bao chuyện cứ dồn dập có mấy khi được rảnh rỗi để lo chuyện riêng cho mình? Nhưng thôi cũng giống như những điều tâm niệm của người Cán Bộ Quốc Gia “Ở đâu có nhân dân, ở đó có cán bộ” giúp đỡ đồng hương những khi cần cũng là nhiệm vụ Bảo Quốc An Dân. Với kẻ thù mình là chiến sĩ với đồng hương mình là cán bộ tận tình.

Mới đây khi nghe tin một phó phi hành đoàn của công ty hàng không Cộng Sản Việt Nam chuyển đồ ăn cắp các cửa hàng tại Nhật bị cảnh sát Nhật bắt. Người Việt tại Nhật thật lấy làm nhục cho quốc thể. Nhớ lại trước kia, khi Đức cha Ngô Quang Kiệt tỏ bày, người cảm thấy xấu hổ khi cầm xuất cảnh của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khi ra ngoài, quả thật điều nhận xét không sai tí nào. Ăn cắp trong nước chưa đủ còn đi ra tận nước người ăn cắp. Quan cắp theo quan, quân cắp theo quân. Thủ phạm những vụ trộm cắp hầu hết là do người của chế độ Cộng Sản đưa ra ngoài.

Chúng trà trộn vào cộng đồng để cố tình làm hoen ố hình ảnh người tị nạn Cộng Sản lại cũng vừa âm mưu làm suy yếu tiềm lực đấu tranh tại địa phương. Tỉ lệ người tị nạn ở Nhật và số lượng người do nhà nước Cộng Sản đưa càng ngày càng nhỏ dần. Tuy nhiên, cũng không vì thế tiềm lực bị yếu đi. Trái lại còn được bổ sung nhờ những nhân tố mới. Vì không phải tất cả những người ra ngoài nầy đều xấu cả. Có những du sinh những công nhân rất cần mẫn chăm chỉ làm việc và có những suy nghĩ rất chín chắn.

Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi nghe chuyện cán bộ ăn cắp. Đây không phải là lần đầu bị phát giác. Một khi lãnh đạo trộm của dân bán đất bán biển, quan lấy đất của dân đấu thầu xây nhà thì người dân còn gì để lấy nếu không ra ngoài đánh cắp của người. Đối với đảng CSVN thì ăn cắp là quốc sách. Ngay cả tên Hồ Chí Minh, lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam còn ăn cắp kia mà. Nào đạo thơ văn và trên hết là cướp công kháng chiến về làm riêng cho mình. Lũ đồ đệ kia sao làm khác được?

Thì ra câu “Sống chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” (đừng nói lái) tức là noi theo cách sống ăn cắp, chiến đấu là lừa thầy phản bạn. Đưa lính MTGPMN vào chỗ chết (Mậu Thân) hoặc lê lết trên đồi núi Trường Sơn để khí hậu bệnh tật hoành hành. Chiến đấu là cướp công của người khác và học tập làm nô lệ cho ngoại bang. Nguyễn Tất Thành cũng đã làm đơn xin học trường thuộc địa là gì? Thử hỏi có đất nước nào, lãnh tụ tổ chức đảng phái nào tồi tệ đế thế không? Vậy mà bao nhiêu đại hội nghị quyết vẫn ca ngợi tư tưởng Hồ Chí Minh. Rõ khỉ! Xấu xa tệ hại vậy mà cứ bắt người dân phải noi gương.

Khi việc trộm cắp đã trở thành quốc sách. Khi địa bàn hoạt động địch đã gia tăng đến tầm mức quốc gia thiết nghĩ vấn đề đã vượt quá khả năng của người lính thú. Vùng xôi đậu hay xa hơn nữa những vùng oanh kích tự do bây giờ còn có mặt rô mặt chì làm tất bật đến quý ngài cảnh sát và nhất là anh thông dịch viên. Người lính ít khi có dịp đến tận nơi quan sát tận chỗ. Đành chờ những chiến dịch lớn như LAM SƠN TOÀN THẮNG hay PHỤNG HOÀNG của ta ngày xưa.

Bây giờ tính tuổi đời vừa chiến đấu vừa lao tù thêm một thời gian dài mưu sinh, người lính nào ít nhất cũng tròm trèm gần sáu mươi. Dù việc đi đứng đã có phần chậm lụt, chưa kể anh em vì chế độ cưỡng bách lao tù phát sinh đủ thứ biến chứng cho cơ thể nhưng họ vẫn kiên trì chiến đấu. Chiến đấu như ngày nào giữ vững những căn cứ tiền đồn hay giành lại từng tấc đất cho quê hương. Anh em có Hải Lục Không quân, những Mũ Xanh Quảng Trị, Mũ Nâu An Lộc, Mũ Đen vượt rừng cao su Mimot… cùng “Hoàng hậu của chiến trường” bộ binh lội sình vượt suối họp với chiến sĩ Địa Phương về gom tụ nơi đây không hẹn mà gặp, những ưu tư khắc khoải những cay đắng ngọt bùi của một thời chiến đấu đã đưa họ đến gần với nhau.

Từ đầu thập niên 80, họ đã lập thành cứ điểm: Căn cứ NHẬT BẢN. Sống theo nề nếp của địa phương, ngồi dưới sàn ăn sushi, sashimi uống saké không biết từ lúc nào họ đã biến thành những SAMURA. Thoáng đó rồi mất đó. Anh cảnh sát Nhật cũng cảm thấy lạ bèn dạm hỏi: “Có phải lúc nãy anh vừa ở cổng Bộ Ngoại giao phải không?” Người chiến sĩ chỉ mỉm cười lấy lệ. Giống như ngày xưa trú đóng căn cứ nơi đồng bào thiểu số ăn cơm nếp uống rượu cần. Họ tập luyện tính cần mẫn, tính chịu đựng chí khí can trường nhưng tinh thần thì lúc nào cũng tuyệt đối TỔ QUỐC VIỆT NAM trên hết.

Hôm nay xin hân hạnh trình diện cùng tất cả các huynh đệ người Chiến Sĩ Cộng Hòa một số cảm nghĩ về người lính thú thời nay trên căn cứ Nhật Bản.

MỚI CẬP NHẬT