Monday, April 15, 2024

20 tuổi còn nghèo, sẽ nghèo suốt đời

NEW YORK CITY, New York (NV) – Một nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy, từ thập niên 1980 đến thập niên 2000, điều rõ rệt là một người công nhân khó có cơ hội để leo lên cao hơn trên nấc thang lợi tức.

Theo tạp chí The Atlantic, không phải nói quá, mà thật sự là khó lòng leo được cao hơn ở nước Mỹ.

Người nào kiếm được rất ít tiền với công việc đầu tiên thì có lẽ họ sẽ vẫn kiếm được rất ít trong nhiều thập niên sau, và những người khởi sự với mức lương của giai cấp trung lưu thì cũng đi theo con đường tương tự.

Duy chỉ những người bắt đầu với thu nhập cao thì ắt sẽ kiếm được bộn bạc trong suốt cuộc đời làm việc.

Trên đây là kết quả khảo cứu của hai ông Michael D Carr và Emily E Wiemers, hai kinh tế gia của trường University of Massachusetts ở Boston.

Trong bản khảo cứu, hai ông dùng dữ kiện đồng lương để đo lường xem người ta leo lên và xuống trên nấc thang thu nhập trong quá trình đi cày của họ.

Kinh tế gia Carr nói: “Sự kiện hiển nhiên là bất kể quí vị có trình độ học vấn như thế nào, quí vị khởi đầu ở đâu thì cuối cùng quí vị cũng chỉ kết thúc ở vị trí tương tự.”

Hai ông dùng dữ kiện của Cơ Quan Thống Kê, phần theo dõi thu nhập của mỗi công nhân thay đổi giữa thời gian 1981 và 2008, trong đó phân hạng thu nhập theo từng nhóm thập phân, gồm nhóm thu dưới 10%, nhóm từ 10% đến 20%, và cứ thế tiếp tục.

Cơ Quan Thống Kê từ đó đo lường cơ hội leo lên được từ thập phân này lên thập phân kế.

Tuy nhiên hai ông không chỉ muốn khảo sát xác suất leo lên được thập phân kế trong đời làm việc, mà còn muốn xem xác suất thay đổi theo thời gian như thế nào.

Họ đo lường cơ hội thăng tiến của người công nhân và nhận thấy có một sự không tương ứng.

Ông Carr nói: “Xác suất để đi đến thu nhập ở điểm cuối cùng giống như lúc khởi đầu gia tăng, trong khi xác suất thăng tiến từ điểm khởi đầu lại đi xuống.”

Nói chung, xác suất để một người bắt đầu vào nghề rồi kết thúc ở một thập phân giống nhau, gia tăng ở mọi mức thu nhập. (TP)

MỚI CẬP NHẬT