Bệnh hiếm muộn

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Hiếm muộn thường do hệ thống sinh dục, khoảng 20% hiếm muộn do đàn ông, 50% do quý bà, 20% không rõ nguyên nhân và 10% là nguyên nhân cả quý ông lẫn quý bà.

Xem như vậy, khí chữa trị bệnh hiếm muộn chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân cả đàn ông lẫn đàn bà để tìm cách chữa trị mới có nhiều cơ hội thụ thai hơn.

Bệnh hiếm muộn là một chứng bệnh thuộc phạm vi sinh lý giữa hai người nam và nữ trưởng thành đã chung sống với nhau trên hai năm mà thường xuyên giao hợp trong điều kiện tự nhiên, mà người phụ nữ vẫn không thụ thai. Điều này kể cả trường hợp các cặp vợ chồng kết hôn muộn và người phụ nữ vẫn còn có kinh nguyệt.

Hệ sinh dục của nữ giới từ 14 tuổi từ từ gia tăng và phát triển mạnh nhất trong khoảng 14 tới 30 tuổi và bắt đầu giảm dần theo thời gian. Sau 35 tuổi khả năng tình dục cũng như thụ thai của phụ nữ giới hạn xuống thấp hơn 30%, và sau 49 tuổi rất ít người còn có hy vọng có con. 

Những nguyên nhân chính gây ra hiếm muộn

-Hiếm muộn bẩm sinh: Gồm những phụ nữ đã thường giao hợp với một hay hai người đàn ông trở lên, nhưng chưa hề thụ thai lần nào. Y Khoa Đông Phương gọi bệnh “vô tử,” tức là không có khả năng sinh sản.

-Hiếm muộn giai đoạn: Gồm những phụ nữ đã từng thụ thai, nhưng thai nhi không sống còn, xảy thai lúc chưa có hình hài, sinh non, có thai ngoài tử cung, và sau đó ngưng hẳn việc thụ thai, mặc dù đời sống lứa đôi vẫn bình thường.

Như vậy có hiếm muộn tuyệt đối và hiếm muộn tương đối. Tuyệt đối là do những vợ hoặc chồng mất khả năng sinh lý, tật bẩm sinh khả năng sinh dục thì hoàn toàn mất khả năng có con. Còn tương đối thì do vợ hoặc chồng suy yếu về tình dục do nhiều lý do như thận khí suy, thiếu máu, kinh nguyệt không đều, quá bị áp lực về đời sống làm can khí uất kết, không điều hòa kinh nguyệt được bình thường… Trường hợp này thường chữa trị trong một thời gian ngắn là thụ thai được. 

Nguyên nhân do phụ nữ

Y Khoa Đông Phương đưa ra những nguyên nhân hiếm muộn đối với phụ nữ thường do huyết và thận khí gây ra hầu hết cho nhiều trường hợp. Ngoài ra còn những trường hợp ngoại lệ khác như thận dương, thận âm và tinh suy; can khí uất kết, máu không lưu hoạt, hay nhiều đàm và thấp…

Trong khi tìm hiểu nguyên nhân của bệnh hiếm muộn, thường phải lưu tâm tới tình trạng hành kinh của bệnh nhân có đều kinh hay không? Mỗi lần hành kinh có bị đau không? Trước khi hành kinh hay sau khi hành kinh có những hiện tượng gì xảy ra.

Chẳng hạn trong khi hành kinh bệnh nhân có nhức đầu không? Nhũ hoa và bụng có trương cứng lên không? Nếu có thường do khí không thông; hành kinh có bị đau không? Nếu có thường do máu bị nghẹt, hay hàn tà xâm nhập tử cung; hành kinh không có nhiều huyết hay rất ít huyết thường liên quan tới máu thiếu, chóng mặt, ngủ chập chờn, tim đập nhanh, hay hồi hộp; người béo phì thường liên quan tới đờm không thông và nhiều thấp gây ra chậm chạp, nặng nề, đau nhức tứ chi, làm cản trở hoạt động bình thường.

Thông thường bị hư thai đi đôi với sự hiếm muộn. Y khoa hiện đại so sánh với sự thiếu chất hormone (progesterone).

Đối với Y Khoa Đông Phương thì cho uống thuốc bổ máu và bổ thận khí giúp gia tăng lượng hormone trong cơ thể. Một số phụ nữ hư thai thường dùng thuốc Bắc, cộng với thuốc gia tăng hormone của Tây y. Hay nhất là phải dùng phòng thí nghiệm để xác định được sự thiếu hụt lượng hormone chính xác và tùy đó cho thuốc.

Khả năng sinh sản trứng của phụ nữ thường là nguyên nhân làm hư thai trong giai đoạn đối với người từ 39 tuổi trở lên. Thuốc Bắc không thể giúp gia tăng sinh lực để sinh trứng trong giai đoạn này.

Để giúp đỡ cho sự sinh sản, toa thuốc sau đây bổ huyết và thận khí. Trường hợp gan khí uất kết gây ra kinh nguyệt bất thường đòi hỏi thầy thuốc phải thêm thuốc để hóa giải uất kết của can khí trước thời gian hành kinh, từ lúc rụng trứng cho tới ngày đầu ra kinh.

Bài thuốc
1-Sài hồ 9 grs
2-Đương quy 9 grs
3-Bạch thược 12 grs
4-Bạch truật 9 grs
5-Phục linh 9 grs
6-Bạc hà 3 grs
7-Can khương 3 grs
8-Cam thảo 6 grs
9-Quy bản 9 grs
10-Ngưu tất 6 grs
11-Đảng sâm 6 grs
12-Long nhãn 9 grs
13-Hoàng kỳ 9 grs
14-Hà thủ ô 9 grs

-Đảng sâm, phục linh, bạch tuật, cam thảo: Bổ tì khí và thận khí, giúp kiện toàn tiêu hóa và sinh huyết để nuôi bào thai.

-Đương quy, bạch thược, quy bản, hà thủ ô: Bổ huyết và thông huyết.

-Sài hồ: Điều hòa gan khí, công bạch thược để sơ can, hóa giải uất kết.

-Ngưu tất: Tác dụng làm tử cung co thắt, giúp thai nhi phát dục, vì thai nhi không phát dục được thì sẽ hư thai.

-Bạc hà: Làm hưng phấn.

-Hoàng kỳ: Bổ khí, lợi tiểu và điều hòa nhịp tim do thiếu máu sinh ra.

-Long nhãn, can khương: An tâm, giúp an lạc, ngủ ngon, ăn ngon, tiêu hóa kiện toàn và sinh máu muôi thai nhi.

Một số người cần phải dùng ba toa thuốc khác nhau trong thời kỳ trước khi hành kinh, đang hành kinh và sau khi hành kinh.

Kết quả rất là khả quan, có thai rất nhanh vào khoảng hai tới ba tháng hay kéo dài từ sáu tới tám tháng. Tiến triển thấy rõ là hành kinh tốt hơn và bình thường hơn. Đặc biệt cho phụ nữ bị kinh bất thường và thiếu máu. Điều này rất hữu hiệu đối với thuốc bổ huyết trong giai đoạn ba tháng hành kinh, làm gia tăng hormone và ngăn ngừa hư thai. Toa thuốc còn thích hợp cả sau khi hành kinh và có thể được dùng chữa trị cho thiếu máu và hành kinh không đều không có thể thụ thai.

Mời độc giả xem Điểm tin buổi sáng Thứ Năm, ngày 20 tháng 7 năm 2017