Tuesday, April 16, 2024

Thăm Waterloo, nơi trận chiến cuối cùng của Napoleon

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Từ thủ đô Brussels của vương quốc Belgium đi về hướng Nam khoảng 20 km, du khách sẽ đến một ngôi làng nhỏ Waterloo hiền hòa với các cánh đồng bát ngát vây quanh.

Sự hiền hòa nơi đây khiến ít ai có thể nghĩ rằng năm 1815 đã có một trận chiến thư hùng lịch sử đã diễn ra tại đây giữa quân đội của hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte và liên quân Anh – Hà Lan – Bỉ – Đức (British – Dutch – Belgian – German) do Duke of Wellington của British chỉ huy, cộng với cánh quân Prussian (nước Phổ ngày xưa) do tướng Marshal Blucher chỉ huy hợp lại tấn công quân đế chế Pháp.

Đầu thế kỷ 19, đế chế Pháp dưới sự lãnh đạo của hoàng đế Napoleon Bonaparte đã mở rộng lãnh thổ của Pháp trên khắp lục địa Âu Châu. Những trận chiến thắng lớn đã làm danh tiếng của Napoleon vang dội khắp Âu Châu.

Các cuộc thảm bại sau này như cuộc tấn công vào nước Nga năm 1812 và Leipzig năm 1813 đã khiến vị hoàng đế Pháp đầy tham vọng này bị truất phế và lưu đày ra đảo Elba vào năm 1814. Tuy nhiên, năm 1815 Napoleon đã vượt ngục và trở lại chính trường nắm lại quyền bính.

Chân dung Napoleon Bonaparte trong quán ăn mà ông đã từng ngủ qua đêm trước trận chiến. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Chân dung Napoleon Bonaparte trong quán ăn mà ông đã từng ngủ qua đêm trước trận chiến. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Các tham vọng làm bá chủ Âu Châu lại trở lại với con người Napoleon, ông cảm thấy cần phải chinh phục lại những gì ông đã mất. Ông đã vội vã thâu gom lại binh lính và quyết định chinh phạt các chư hầu khi xưa của ông.

Ông cảm thấy cần phải tiêu diệt liên quân các nước trước khi họ kịp tập hợp lại tấn công nước Pháp. Napoleon chỉ có 100 ngày để tổ chức lại quân binh, ông gom góp được tất cả khoảng 300,000 quân nhưng lại là những binh lính mới, không tinh nhuệ như xưa. Những tinh binh và tướng giỏi của ông đã mất mát khá nhiều vào hai cuộc chiến trước đó.

Khi đến thăm nhà triển lãm Paranoma tại Moscow, tôi đã có dịp viết về trận chiến Borodino mà Napoleon đã xua quân tấn công Russia. Đây là trận chiến xảy ra năm 1812 tại làng Borodino gần Moscow, Russia. Trận này Napoleon không thua nhưng trời đã đánh ông bằng thời tiết băng giá để cứu nước Nga, vì thế ông thua và mất quá nhiều quân tướng.

Còn trận chiến Waterloo ông nhắm vào hai nước Hà Lan – Bỉ nằm ngay bên cạnh Pháp, hai nước đã dám phản ông. và hơn nữa ông đánh hai nước nhỏ này để lấy lại uy thế cho đế chế Pháp. Vào thời điểm đó, cả Âu Châu đều gờm ông. Biết ông giỏi chiến trận và là kẻ có nhiều tham vọng nên họ phải liên hợp lại với nhau thành đồng minh, lập ra liên quân để chống trả đế quốc Pháp.

Các tượng sáp diễn tả bộ tham mưu Pháp nhóm họp trước trận chiến. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Các tượng sáp diễn tả bộ tham mưu Pháp nhóm họp trước trận chiến. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Làng Waterloo ngày nay có lẽ đã trở lại được nét hiền hòa của nó trước trận chiến thư hùng. Một ngọn đồi Lion Hill (còn được gọi là Lion’s Mound) được xây đắp cao lên như là một chứng tích của trận chiến. Nghe nói là những vũ khí đao gươm được chôn theo đó như là những gì đã thuộc về lịch sử.

Ngọn đồi được xây vào khoảng 1824-1826, cao 41 mét, có 226 bậc thang, nhằm để tưởng nhớ đến những quân binh đã hy sinh trong ngày 18 Tháng Sáu, 1815, ngày mà khởi đầu trận chiến quân Pháp đã tấn công tràn ngập quân đoàn của tướng Anh Wellington từ sáng cho đến chiều tối. Đứng trên đỉnh đồi, du khách có thể quan sát những cánh đồng Waterloo bao quanh, không còn một chứng tích gì của trận chiến cách đây 200 năm.

Dưới chân đồi Lion Hill là nhà triển lãm tranh Panorama vẽ về trận chiến Waterloo được xây từ năm 1912. Bên trong là các bức họa tranh vẽ trên canvas dài 110 mét cao 12 mét do các họa nhân quân đội Pháp vẽ dựa theo lời kể của các người sống sót sau trận chiến. Bên dưới các họa tranh là các chiến vật được xắp xếp nối tiếp theo hình ảnh trên bức họa, điều này làm tăng thêm phần nghệ thuật diễn tả về những nét kinh hoàng của trận chiến. Đồng thời du khách có dịp hiểu rõ hơn từng giờ từng phút khốc liệt của trận chiến.

Nhà triển lãm tranh này không khác lắm với nhà triễn lãm “trận chiến Borodino’s Panorama” tại Moscow. Mục đích của cả hai nhà triển lãm tranh này giống nhau là có các bức họa tranh lớn được trưng bày theo hình vòng tròn, diễn tả lại các trận đánh nổi tiếng trong cuộc chiến.

Họa tranh vẽ trận chiến khốc liệt giữa quân đế chế Pháp và liên quân đồng minh. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Họa tranh vẽ trận chiến khốc liệt giữa quân đế chế Pháp và liên quân đồng minh. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Tuy nhiên, nhà triển lãm Panorama tại Moscow chịu khó bỏ tiền trùng tu và “khoe khoang” chiến tích của đất nước mình nhiều hơn nhà triển lãm tranh Waterloo’s panorama. Hơn nữa nét vẽ của các bức họa tranh tại Moscow sắc sảo hơn hẳn tại các bức họa tranh Waterloo. Nhưng ngược lại, không khí tại nhà họa tranh Waterloo tạo cho người xem một cảm giác dễ chịu và thanh bình hơn nhà họa tranh Borodino tại Moscow. Một không khí tự ti tự tôn của nước Russia như phảng phất đâu đó khi tôi xem họa tranh ở Borodino’s Panorama.

Tuy nhiên, nét họa tranh tại Waterloo’s Panorama cho tôi nhiều lưu ý và cảm động, nhất là bức tranh diễn tả về một vị tướng trẻ Pháp Marshal Ney đang can đảm hùng dũng dẫn đầu đoàn kỵ binh Pháp xung thẳng tấn công vào đội quân Anh. Marshal Ney là một vị tướng trẻ được sử sách gọi là một vị tướng can đảm nhất trong chiến trận.

Ngoài ra một nhà bảo tàng nhỏ cạnh đó để du khách có dịp ghé qua tìm hiểu thêm ít nhiều về các di tích của cuộc chiến. Người ta cho vẽ lại các hình ảnh của cả hai bên chuẩn bị cho trận đánh. Một bức tranh vẽ về buổi họp lần cuối cùng của Napoleon và các tướng lãnh vào đêm trước trận đánh, và một tượng bằng sáp của Napoleon cũng đã được người ta điêu khắc, diễn tả lại tâm trạng thao thức, không ngủ được của Napoleon trong đêm này.

Ông đã suy tư cả đêm, phải chăng ông cũng cảm được một điều gì không ổn cho trận đánh ngày hôm sau chăng? Một điều đặc biệt khác là các lá cờ của các binh đoàn Pháp được trưng bày một cách trang trọng trong nhà bảo tàng cũng như trong quán ăn mà Napoleon đã dùng cơm tối ở đó. Quán ăn đó bây giờ được gọi là Bivouac de L’Empereur, phải chăng người ta vẫn còn một chút vương vấn nào với các binh đoàn nổi tiếng một thời của Napoleon!

Cũng trong quán ăn xa xưa này, tôi khựng lại khi nhìn thấy một bức hình trắng đen đã phai màu của thái tử Akihito của Nhật đã đến đây “du lịch” từ năm 1953. Bây giờ ông không còn là thái tử nữa mà là hoàng đế Akihito của nước Nhật.

Nhật Hoàng Akihito khi còn là thái tử đã đến thăm Waterloo năm 1953. (Hình: ATNT Tours & Travel)
Nhật Hoàng Akihito khi còn là thái tử đã đến thăm Waterloo năm 1953. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Đến Waterloo Museum hình như người ta được xem và đọc nhiều về Napoleon Bonaparte hơn tất cả các nhân vật khác. Trong cuốn phim tài liệu về trận Waterloo chiếu trong bảo tàng, có lẽ hình ảnh làm tôi xúc động nhất là khi xem những hình ảnh khi cuộc chiến gần tàn, tướng Wellington cưỡi ngựa đến kêu gọi trung đoàn bảo vệ hoàng đế Napoleon đầu hàng thì hình ảnh sáng ngời nhất của binh đoàn đế chế Pháp này là họ đã không đầu hàng. Họ chiến đấu đến người cuối cùng, cả binh đoàn chịu chết mục đích là đưa thoát vị hoàng đế của họ (Napoleon) ra khỏi vòng vây của liên quân đồng minh.

Tuy thua trận nhưng Napoleon Bonaparte vẫn là một thần tượng trong tinh thần quân Pháp. Kể cũng lạ, thông thường người ta chỉ hay nói đến và biết đến tên người chiến thắng, có mấy ai biết đến kẻ bại trận bao giờ. Ấy thế mà mọi người ai cũng biết đến Napoleon hơn là tướng Wellington của British hay tướng Marshal Blucher của Prussia. Người thua trận lại được nhắc nhớ đến nhiều hơn là người thắng trận. Thôi cũng là một niềm an ủi cho một thiên tài quân sự.

Lịch sử Âu Châu có lẽ đã khác rất nhiều nếu Napoleon thắng trận chiến Waterloo. Những gì mà Liên Hiệp Âu Châu đang cố gắng ngồi gần lại với nhau, tạo ra đồng tiền chung Euro, không còn biên giới giữa các quốc gia và đang dần tạo ra một hệ thống kinh tế thích ứng cho cộng đồng liên hiệp Âu châu.

Hình như tất cả những điều mà Liên Hiệp Âu Châu ngày nay đang cố gắng thực hiện đều nằm trong tham vọng của vị hoàng đế trẻ Napoleon từ đầu thế kỷ 19. Không hiểu tương lai của “Liên Hiệp Âu Châu” ngày nay sẽ ra sao, hợp tan hay tan hợp! Nhưng rõ ràng biên giới giữa các quốc gia dần dần cũng đang biến mất theo thời gian.


Cuba, South Africa, South America
Fiji Island – Australia – New Zealand, Turkey – Greece

1. Escorted Tour: Đảo Quốc Cuba (Arts – Culture – History)
Havana – Soroa – Vinales – Varadero – Trinidad – Cienfuegos
Tour 1: Feb. 01 – 10, 2017
Tour 2: Sep. 21 – 30, 2017
2. Tour Expedition Of Chile: Atacama Desert & Torres Del Paine
Tour 1: Mar. 02 – Mar. 14, 2017
Tour 2: Dec. 05 – Dec. 17, 2017
3. Tour South America Luxury: Brazil – Argentina – Peru – Ecuador
Rio De Janeiro – Brazil Iguassu Falls – Argentina Iguassu Falls – Buenos Aires – Lima – Cusco – Sacred Valley – Machu Picchu – Quito
Tour 1: Mar. 03 – 19, 2017
Tour 2: May. 01 – 17, 2017
Tour 3: Oct. 01 – 17, 2017
Tour 4: Dec. 12 – 28, 2017
Land Tour: $3,995.00/người
Air Ticket: $1,795.00 + Taxes (est. $695.00)/người
Visa Brazil: $200.00/visa (LAX) – Visa Argentina: Update
Visa Peru & Ecuador: Không phải trả
4. Tour Thỗ Nhĩ Kỳ & Hy Lạp (Turkey & Greece)
– Greece: Athens – Patmos – Rhodes – Heraklion – Santorini
– Turkey: Istanbul – Cappadocia – Pamukkale – Ephasus – Kusadasi
Tour 1: May. 24 – June. 04, 2017
Tour 2: Sep. 06 – Sep. 17, 2017
5. Escorted Tour South Africa’s Wildlife 14 ngày (Nam Phi Safari)
Johannesburg – Mpumalanga – Kruger National Park – Cape Town – Stellenbosch – Victoria Falls
Tour 1: Mar. 01 – Mar. 15, 2017
Tour 2: Sep. 16 – Sep. 30, 2017
Tour 3: June. 01 – June. 15, 2017
Tour 4: Dec. 01 – Dec. 15, 2017
6. Escorted Tour Fiji Island – Tân Tây Lan – Úc (15 ngày)
Fiji Island- Auckland -Bay Of Islands -Melbourne – Phillip Island – Canberra – Sydney
Tour: May. 17 – 31, 2017, Oct. 17 – 31, 2017*, Dec. 01 – 15, 2017*

Các tour Châu Âu

1. Tây Âu: Morocco – Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha (16 ngày)
Casablanca – Marrakesh – Rabat – Fez – Seville – Lisbon – Fatima – Madrid – Toledo – Avila – Zaragoza – Barcelona
Tour 1: May. 01 – 16, 2017
Tour 2: Sep. 10 – 25, 2017
2. Tây Âu: Ý – Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha (17 ngày)
Rome -Vatican -Paris -Lourdes -Barcelona -Madrid -Avila -Toledo -Seville -Fatima -Lisbon
Tour 1: May. 06 – 22, 2017
Tour 2: Sep. 15 – Oct. 01, 2017
3. Tây Âu: Pháp – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha (15 ngày)
Paris-Lourdes-Barcelona-Madrid- Avila-Toledo- Seville-Fatima-Lisbon
Tour Code Fsp#1: May. 06 – 20, 2017
Tour Code Fsp#2: Sep. 15 – 29, 2017
4. (Western Europe #1) Tây Âu: Anh – Pháp – Thụy Sĩ – Ý (15 ngày)
London – Paris – Geneva – Lucerne – Milan – Venice – Florence – Pisa – Rome – Vatican
Tour Code Weu#1a: May. 25 – June. 08, 2017
Tour Code Weu#1b: July. 20 – Aug. 03, 2017
5. Đông Âu Luxury: Balan – Hungary – Tiệp – Áo – Slovakia – Slovenia – Croatia – Đức (16 ngày)
Warsaw- Krakow- Wieliczka Salt Mine- Budapest – Zagreb – Plitvice Lake- Ljubljana -Postojna Cave – Salzburg – Hallstatt – Vienna- Prague- Karlovy Vary- Dresden- Berlin
Tour Code Elx-Jul: July. 07 – July. 23, 2017
Tour Code Elx-Aug: Aug. 23 – Sep. 07, 2017
6. Nga & Bắc Âu: Liên Bang Nga – Thụy Điển – Đan Mạch – Phần Lan – Na Uy (14 ngày)
Moscow- St. Petersburg- Helsinki- Stockholm- Oslo – Copenhagen
Tour Code Rus-June: June. 22 – July. 05, 2017
Tour Code Rus-Aug: Aug. 10 – Aug. 23, 2017

ATNT Tours
Địa chỉ: 9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708
Điện thoại: (714) 841-2868/(888) 811-8988
Website: www.ATNTtravel.com


 

MỚI CẬP NHẬT