Thursday, April 25, 2024

Tiếng Việt Dấu Yêu (Kỳ 274)

‘Khung Trời Kỷ Niệm’ trong Ðại Hội Duy Tân Thế Giới 2016

Diệu Huyền

Ngày tiền đại hội là ngày gặp gỡ hàn huyên tâm sự vô cùng cảm động và thân thiết năm nay sẽ được tổ chức tại lâu đài tình ái của Mai Trực và Kiều Duyên vô cùng ấm áp, lãng mạn và đầy tình yêu thương. Chương trình bánh căn đặc sản Phan Rang cây nhà lá vườn từ 11am đến 7pm… không hát không no không say không về…

Món bánh căn tại lâu đài tình ái của đôi uyên ương Mai Trực và Kiều Duyên

Ngoài bánh căn món ăn đặc biệt quê hương chúng ta còn có nước mía nguyên chất do chính tay chủ nhân Mai Trực rể Duy Tân đứng ra phục vụ.

Ngoài ra còn có nhiều món nữa, nồi bún riêu gạch cua hơn cả trăm người ăn, bắp nướng mỡ hành, bánh bèo, dưa hấu, dâu tây, chè… còn nhiều món kể không hết mong mọi người tham gia để cùng nhau vừa ăn ngon vừa kể chuyện xưa.

Cách làm bánh căn

Không biết đã có những ai từng đặt chân đến Phan Rang và thưởng thức món “Bánh Căn” – một món ăn khá quen thuộc với những người dân của xứ biển Phan Rang. “Tại sao gọi là bánh căn?”, nhưng thật ra tên bánh có phải vì bánh chín, cứ căng phồng lên.

Bánh căn Phan Rang nhìn có vẻ giống bánh khọt ở các tỉnh phía Nam nhưng có rất nhiều điểm khác, tạo nên một hương vị khác hẳn.

Ðể đổ bánh căn, người ta dùng một lò đất nung, thân tròn, trên mặt lò có đặt các chén đất cạn đáy, có nắp đậy; phần thân lò để chứa than hồng, có lỗ thông gió.

Nguyên liệu để làm bánh căn là gạo tẻ ngâm nước rồi đem xay thành bột loãng giống như bột đổ bánh bèo hay bánh xèo.

Bánh căn làm từ bột gạo rồi được đổ trong khuôn. Bánh chín được nạy ra, 2 cái úp vào nhau giữa là lá hành thái nhỏ, bánh căn không tính từng cái mà tính theo cặp.

Trước khi đổ bánh, muốn cho bánh được thơm người bán thường thoa dầu chuối. Có cả bánh căn trứng cho khách có nhu cầu thưởng thức.

Thường thường người ta dùng nước cá có chế biến thêm gia vị hoặc có nơi thì dùng nước mắm pha thêm đường cát trắng nấu sôi cho thêm cà chua phi dầu phụng, ớt và chanh tươi, có cả mắm nêm đặc trưng của Phan Rang.

Khi xưa thì món này rất hấp dẫn và lôi cuốn đối với những người dân tại Phan Rang và khi lúc vào trời đang mưa mà ngồi nhâm nhi 1 bát bánh căn với nước mắm thì quả là ngon tuyệt.

Ðến giờ thì đây không phải là món ăn của riêng dân địa phương nữa mà là món ăn đặc sản thu hút nhiều du khách kể cả những vị khách nước ngoài, quốc tế cũng khá “ghiền” món ăn này..

Các danh lam thắng cảnh của Phan Rang

Phan Rang là thành phố của tỉnh Ninh Thuận.Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ. Tên Tháp Chàm được đặt theo cụm tháp Poklong Garai phía Bắc thành phố.

Phan Rang có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Ðông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến Phan Rang. Các rặng núi trọc quanh Phan Rang đều phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng nên khí hậu nóng. Vì đặc điểm này mà dân địa phương thường ví von “Gió như Phan, Nắng như Rang.” Do đặc điểm này nên Phan Rang thích hợp trồng nho, hành tỏi và có nhiều tiềm năng về điện gió.

Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của vua Khải Ðịnh ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.

Bãi biển Ninh Chữ – một trong những bãi biển đẹp nhất nước

Bãi biển Ninh Chữ có bờ cát trắng hình cung dài 10 km là một trong 9 bãi biển đẹp nhất nước, thích hợp cho nghỉ dưỡng. Nằm trong cụm du lịch quốc qua thuộc tam giác Ðà Lạt-Nha Trang-Ninh Chữ, bởi vậy nên bãi tắm Ninh Chữ được Ninh Thuận chú trọng đầu tư. Nơi đây mới xuất hiện ba khu du lịch quy mô lớn: Ninh Chữ, Hoàn Cầu và Ðen Giòn mà lượng khách đổ về đã khiến nhiều nhà quan sát du lịch phải thừa nhận: “đột phá du lịch Ninh Thuận.”

Nước biển Ninh Chữ trong xanh, cát trắng mịn, không khí trong lành, quanh năm sóng vỗ rì rào… rất thích hợp cho các hoạt động du lịch như tắm biển, lướt ván, câu cá, du thuyền, leo núi, săn bắn. Khí hậu Ninh Chữ mát mẻ, nắng ấm quanh năm. Xung quanh còn có rừng dương xanh ngút ngàn, những cánh đồng lúa bát ngát thoang thoảng hương thơm, Ðầm Nại giàu tôm, cá, mực, núi Ðá Chồng, núi Tân An, núi Cà Ðú với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một quần thể thiên nhiên hài hòa, hữu tình, khí hậu mát mẻ, nắng ấm quanh năm… Khách du lịch đến đây có thể tắm biển, leo núi, thăm chùa, đình cổ ở núi Ðá Chồng (Dư Khánh), xa hơn nữa có thể du lịch dã ngoại ở Vĩnh Hy, săn bắn ở suối nước ngọt, đi canô, mô tô nước quanh bờ biển Ninh Chữ, Ðầm Nại, đến Hòn Thiên.

Vịnh Vĩnh Hy – Vẻ đẹp như tranh thủy mặc trên vịnh Vĩnh Hy

Xuất phát từ thành phố Phan Rang qua cây cầu Tri Thủy, theo con đường tỉnh lộ 702 khoảng 42 km về phía đông bắc Ninh Thuận, lượn qua những cung đường như dải lụa ôm sát biển, một bên là những màu nước xanh trong, một bên là những đồng cỏ non với đàn cừu nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là những cánh đồng muối trắng, du khách sẽ bắt gặp một vùng biển trời xanh ngắt. Vịnh Vĩnh Hy hiện ra trước mắt đẹp như bức tranh thủy mặc khiến không ít du khách ngỡ ngàng.

Cung đường như dải lụa ôm sát biển, luồn qua những rừng mai vàng rực rỡ và suối nhỏ róc rách sẽ đưa du khách đến vịnh Vịnh Hy đầy hoang sơ của Ninh Thuận.

Biển quanh năm yên lặng luôn là điểm trú ẩn lý tưởng cho các thuyền bè ra khơi.

Những buổi chiều êm đềm sóng nước, du khách hãy thả hồn theo những chiếc tàu lênh đênh trên biển ra bãi tắm Bà Ðiên, nơi du khách có thể tắm hoặc thử sức leo núi trên những vách đá uy nghiêm, dáng hình kỳ dị. Ðến bãi Tròn, quà tặng cho du khách là những viên đá đủ màu sắc được sóng biển bào mòn trông lạ mắt.

Một điều hấp dẫn khác khi đến Vĩnh Hy là du khách được khám phá làng chài ven biển để tìm hiểu về cuộc sống bình dị của các cư dân, được tự tay thả mồi cho những con tôm hùm nuôi trên bè, hay mua những loại hải sản tươi ngon để làm quà cho người thân với giả rẻ mà du khách không cần mặc cả.

Ðêm về, từ bãi biển nhìn ra xa, những ngọn đèn sáng nhấp nhô từ tàu đánh cá của ngư dân, trông lộng lẫy như một thành phố về đêm trên biển cả bao la.

Hang Rái

Nhiều người khi ngấm nhìn phong cảnh nơi đây đều không thể tin chúng ta đang ở Việt Nam, như một bức tranh kỳ vĩ, cổ thiên là nơi giao nhau giữa Núi Chúa và biển cả, Hang Rái được cho là địa điểm vàng của các tay săn ảnh hàng đầu và các dân phượt phiêu lưu thích chinh phục thiên nhiên, đến với Hang Rái du khách có thể ngấm cảnh, câu cá, cấm trại, thả mình vào dòng nước trong xanh và lặn ngắm san hô trải dài hàng



Em viết văn Việt

Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ

Ðặt câu có 3 mệnh đề với ý chính Mùa Hè

Ðoàn Thị Như Liên
Lớp Chín

1-Trời hôm nay rất nóng vì đang giữa mùa Hè nên em uống rất nhiều nước.

2- Mùa Hè năm nay em được về Việt Nam để gia đình em thăm ông bà nội và sẽ rất thích chuyến đi này.

3- Mùa Hè này, em đi học thêm môn toán vì năm vừa qua em chỉ có điểm C môn này nên em bị ba má la em.

4-Năm nay em đã lớn, nên mùa Hè bà ngoại dạy em nấu cơm để em có thể giúp đỡ mẹ.

5-trong nhưng ngày nghỉ hè rảnh rỗi, em giúp bà làm vườn, phụ mẹ nấu cơm nên cả nhà khen em giỏi.

6-Em thích chơi đàn Piano, nên mẹ cho em đi học đàn trong mùa hè và em rất vui.

7-Nghỉ hè, em buồn quá vì em không được gặp các bạn và cứ phải ở nhà một mình trong căn nhà rộng quá.

8- Mùa Hè, ông ba nội về nhà em chơi, em quý ông bà nội vì ông bà nội thương em lắm.



Tâm tình thầy cô

Thơ tình thời mới lớn

Việt Linh
(thân tặng Lớp Vẽ Cao Niên Người Việt)

Tôi không nhớ bắt đầu làm thơ từ khi nào nhưng lâu lắm rời mà những cảm xúc ấy vẫn còn trong tâm hồn tôi. Tôi, một cậu học trò con nhà nghèo, phải đi xe đạp từ chợ Bà Chiểu, tới chợ Gò Vấp. Từ đây lại phải móc chiếc xe đạp lên thành của chiếc “xe lam,” hay xe đò, tùy ngày trong tuần, để đi đến trường Trung Học Lý Thường Kiệt, mãi tận Hóc Môn, gần Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Tôi còn nhớ năm ấy học lớp đệ tam, tức lớp 10. Ngày nào cũng thế, cứ 6 giờ sáng sớm là tôi đã phải đạp xe đi học. Có khi tôi lên xe lam hay xe đò ngồi đợi cô bé. Cô ấy cũng phải móc xe đạp lên như tôi. Hôm nào được ngồi gần nàng là tôi vui không tả được.

Có những lần, tôi thấy cô ấy, cả năm rồi mà vẫn chưa biết tên, đạp xe chậm rãi, phía sau xe đò. Tôi ngồi trên xe, mắt cứ nhìn the người con gái đạp xe trong chiếc áo dài trắng tha thướt, mặt e thẹn, liếc nhìn qua vành nón lá.

Tự nhiên, tức cảnh sinh tình, tôi làm thơ mà đến bây giờ mới được ghi lại trên giấy:

Em có nhớ những khi trường tan học
Tôi xe đò còn xe đạp em đi
Mình nhìn nhau nhưng không nói được gì
Khi xe chạy lại ngỡ ngàng muốn nói!

Tôi lúc nào cũng đem theo hũ kẹo đủ màu, loại kẹo mềm bọc những hạt đường nhỏ li ti rất hấp dẫn.

Có lần được ngồi gần nàng trên xe đò. Xe chạy suốt 30 phút mà tôi không sao thốt nên lời để mời nàng một viên kẹo. Ôi sao run quá.

Ý tưởng nàng sẽ rất cảm động nhận viên kẹo của tôi khiến tôi miên man, xe đến trường nữ trung học, nàng xuống trước. Tôi trở về với thực tế và chuẩn bị đến phiên mình xuống xe.

Khi còn ngồi trên xe, tôi ôm hộp kẹo đường trong hai bàn tay, muốn ngỏ lời, nhưng không được. Cảnh ấy liên tục xảy ra trong suốt một năm học. Tôi vẫn tự tưởng tượng những cái tên đẹp nhất cho nàng. Ðến nay đã năm mươi mùa Xuân qua đi, tôi vẫn không hề biết tên người con gái ấy.

Những viên kẹo đường nhiều màu sắc vẫn hấp dẫn với tôi, vẫn ngọt như khi tôi ngồi cạnh nàng, nhưng ăn kẹo một mình. Tâm hồn tôi lúc nào cũng nhớ vị ngọt ngào, bồi hồi nhớ đến những tình cảm thời mới lớn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT