Thursday, April 25, 2024

Tây phương không viện trợ, Miến Điện nghiêng dần sang Trung Quốc

WASHINGTON, DC (AP) – Các quan sát viên chính trị từng cho rằng Miến Điện sẽ từ bỏ Trung Quốc để quay về phía các quốc gia Tây phương sau khi Mỹ giúp quốc gia ở vùng Đông Nam Á này tiến hành cuộc chuyển đổi sang chính quyền dân sự sau năm thập niên dưới sự cai trị của chế độ quân sự.

Thế nhưng, điều ngược lại hiện đang xảy ra. Chính quyền mới nay không thu hút được đầu tư Tây phương và Bắc Kinh đang mở chiến dịch ve vãn tối đa.

Trung Quốc đề nghị trợ giúp kinh tế và chính trị, có mối quan hệ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi vấn đề nhân quyền đang gây khó khăn cho Miến Điện ở các nơi khác.

Miến Điện từng được coi là một thành công trong chính sách ngoại giao của Tổng Thống Barack Obama. Ông giúp thuyết phục các tướng lãnh chấp nhận kết quả bầu cử qua việc bình thường hóa bang giao và tháo bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Tuy vẫn còn được sự kính nể của các chính phủ Âu Châu và ở Mỹ, việc điều hành đất nước trong 14 tháng qua của bà Aung San Suu Kyi cho thấy bà không có nhiều kinh nghiệm và không đưa lại được hòa bình cho quốc gia bị thù hằn chủng tộc gây phân hóa trầm trọng.

Kinh tế Miến Điện hiện tiếp tục trì trệ và chính quyền dân sự cũng không kiểm soát được quân đội, vốn còn ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực.

Trung Quốc, xem Miến Điện là cửa ngõ chiến lược mở ra Ấn Độ Dương, chụp lấy cơ hội để tiến lại gần hơn với quốc gia tưởng là đã lọt khỏi tầm kiểm soát của họ.

Tập Cận Bình mấy lần gặp giới lãnh đạo Miến Điện trong vài tháng qua, quân đội hai bên cùng tập trận và không hề chỉ trích tình hình nhân quyền ở quốc gia này, như các quốc gia Tây Âu.

Derek Mitchell, cựu đại sứ Mỹ tại Miến Điện thời Tổng Thống Obama, cảnh cáo về nguy cơ thiệt hại chiến lược cho Mỹ.

Ông nói rằng, nếu không củng cố được tiến trình chuyển đổi của Miến Điện thì sẽ mặc nhiên xác nhận điều các chính quyền độc tài nơi đây thường nói, đó là “dân chủ là điều không ứng dụng được ở Á Châu.” (V.Giang)

MỚI CẬP NHẬT