Friday, April 19, 2024

Những Khám Phá Mới về Chẩn Đoán và Điều Trị trong Lãnh Vực Nhãn Khoa

Biên soạn: Bác Sĩ Nhãn Khoa James Trương, OD, FIAO, COVD, CSO, NORA, BOAF

Xuân Đinh Dậu, xin chúc mọi người
Mắt sáng ngời, sức khỏe như tiên.
Cám ơn quý vị đã chọn văn phòng Bác Sĩ Nhãn Khoa James Trương
cho các dịch vụ về Mắt, Ortho-K và Kính lọc màu trong suốt nhiều năm qua.

Từ xưa, người ta vẫn nói “Con mắt là Cửa Sổ của Tâm Hồn”, bây giờ ta còn có thể mở rộng hơn là “Con mắt là Cửa sổ của Tinh Thần, của Trí Tuệ và của Cơ Thể”. Tại sao vậy? Vì qua con mắt, ta có thể chẩn đoán và điều trị nhiều chứng bệnh có liên quan đến mắt, và cũng giúp điều chỉnh não bộ và cơ thể, mà người ta vẫn ví von là “Một mũi tên bắn 2 con chim sẻ”. Bác Sĩ James Trương sẽ lần lượt giới thiệu chi tiết hơn những Khám Phá mới về Chẩn Đoán và Điều Trị trong Lãnh Vực Nhãn Khoa. Vì khuôn khổ báo có hạn, chúng tôi không thể giới thiệu hết mọi thứ, chỉ tập trung trên một số bệnh thông thường nhất. Mọi thắc mắc xin quí vị gọi Văn Phòng của Bác Sĩ Nhãn Khoa James Trương.

Các bệnh lý tại mắt:

1) Khô mắt (Dry Eye):  Cho tới năm 2016, ở Mỹ có khoảng 27 triệu người bi khô mắt, trong đó khoảng hơn 5 triệu người lớn hơn 50 tuổi. Triệu chứng Khô mắt gồm cảm giác bỏng rát, ngứa, đau, khô, đỏ, sợ ánh sáng, nhìn mờ, mệt và nặng mắt.

  1. Chẩn Đoán: Ngoài các phương pháp cũ như đo nước mắt bằng sợi tơ, giấy thấm hoặc nhuộm mắt màu xanh lá cây… Hiện nay có nhiều Phương Pháp dùng máy mới giúp tìm và đánh giá mức độ khô mắt gồm: Máy Tomey RT-7000, Oculus K 5M, LipiScan, LipiView đánh giá bằng các chỉ số và thang điểm.

image1

Courtesy of Google images. (Trong hình bên trái là khô mắt, các tuyến tiết chất dầu bị đứt đoạn, nên thành phần nước mắt bị thiếu chất oil (dầu).)

image2

Courtesy of Google images. (Đánh giá mức độ khô mắt)

  1. Điều Trị: Chườm nóng, Thuốc nhỏ mắt mới (Soothe XP), Omega-3 Krill Oil (Dầu tép), Các loại Kính Áp Tròng đặc biệt (Contact Lenses, Scleral CL), BioTears, HydroEye, BlephEx, Máy LipiFlow và Máy Mibo Thermoflo. Các máy điều trị khô mắt mới này chỉ cần dùng mỗi 6 tháng hoặc mỗi năm là đủ.

image3

Courtesy of Google images. (Trong hình dùng thiết bị hâm nóng (FDA approved) để điều chỉnh các tuyến dầu.)

2) Dị ứng mắt (Ocular Allergy): Ngứa mắt, ghèn có màu trong hoặc trắng, sưng mí mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt nhiều. Năm 2016, khoàng hơn 50 triệu người đang bị dị ứng mắt.

  1. Chẩn Đoán: Cũ dùng Slit-lamp machine (Máy Phân Cực Tia Sáng) và nhìn bằng mắt thường, mới với phương pháp Ocular Allergy Diagnostic System đã dược FDA approved dùng hệ thống điện tử rất tối tân tại văn phòng, còn gọi là Doctor’s Allergy Formula diagnostic test giúp xác định gốc rễ của dị ứng về mắt. Bộ này gồm 60 chất dị ứng thường gặp ở mắt và chỉ tốn 15 phút, tuy nhiên giá thành vẫn còn cao.

Dị ứng cũng ảnh hưởng một phần đến việc sử dụng Contact Lenses (Kính Áp Tròng). Tuy nhiên bác sĩ có thể điều trị song song để có thể vẫn đeo được Kính Áp Tròng.

image4

Courtesy of Google images. (Trong hình là bộ 60 chất dị ứng để thử Dị ứng mắt)

  1. Điều Trị: Gồm 6 nhóm thuốc căn bản (Tác dụng đôi (tổng hợp 2 thứ), Chống Receptor H1, Ổn định tế bào Mast, Chống Viêm NSAIDS, Chống Histamin chọn lọc, Corticoid). Nhóm mới nhất là Liệu Pháp Miễn Dịch.

3) Cận thị (Myopia): Sự bùng nổ của các thiết bị điện tử và đa số trẻ em đều không ý thức được việc gìn giữ đôi mắt của mình khi học tập, đọc sách, xem Ti vi, chơi games, v.v… Việc dùng thái quá dẫn đến gia tăng độ cận rất nhanh. Nhiều trẻ em tăng gần 2 độ trong chỉ 6 tháng…

  1. Chẩn Đoán: Cũ thì Đo độ cận bằng máy quay độ bằng tay, mới thì dùng Máy đo độ điện tử. Mới hơn là các máy Chụp Điện Toán trên Giác Mạc với độ chính xác rất cao.

image5

Courtesy of Google images.

  1. Điều Trị: Cũ và không hiệu quả gồm Đeo Kính, Đeo Kính áp tròng mềm. Mới gồm Ortho-K, mới nhất là Phương Pháp OK-C (sự phối hợp của Ortho-K và Liệu pháp Kính Lọc Màu. Một trong những phát minh mới trong nghành Ortho-K là dùng phương pháp Ortho-K Bonding (tạm dịch: Ortho-K kết mạng Collagen).

image6

Courtesy of Google images.

Ortho-K: Khi thực hiện phương pháp Ortho-K, quan trọng nhất là sự thiết kế hoàn hảo của tròng cứng Ortho-k mà mỗi tối bệnh nhân đeo lúc ngủ có kết quả an toàn, nhanh chóng và rõ ràng nhất.

image7

Courtesy of Google images.

Kính lọc màu: giúp góp phần giữ độ và giảm độ chậm ở trẻ em, giúp thư giãn não và mắt, giúp tăng trí nhớ cho cả trẻ em và người lớn.

image8

Courtesy of Google images.

BS James Trương O.D, FIAO, COVD, CSO, NORA, BOAF hội viên cao cấp nhất Fellowship thuộc Hiệp Hội Ortho-k Hoa Kỳ gồm OAA, AOA, COA, OOA và có 6 bằng cấp cao nhất chuyên về Ortho-K như Paragon CRT, VST, Dream, Vipok, GOV, WAVE Ortho-K, Orthotool, RGPDesigner, EyeSpace and Scleral lenses…) cùng với máy móc, kỹ thuật điện toán, làm trên software hiện đại nhất, sẽ thiết kế ra những bộ Ortho-K contact lens (kính áp tròng cứng) bằng plastic vừa khít với độ cong và hình thù của giác mạc (lòng đen) của từng bệnh nhân để điều chỉnh độ cận hay loạn thị một cách chính xác bằng kỹ thuật rất cao.

BS James Trương còn có bằng cấp cao về Kính lọc màu đã giúp rất nhiều trẻ em học giỏi hơn nhờ có đôi mắt sáng và trí nhớ tốt.

4) Lão thị (Presbyopia): Sự lão hóa của nhóm cơ thay đổi hình dạng của Thủy Tinh Thể (Crystal Lenses) dẫn đến kém dần khả năng điều chỉnh độ nhìn gần.

  1. Chẩn Đoán: Cũ thì Đo độ cận bằng máy quay độ bằng tay, mới thì dùng Máy đo độ điện tử. Mới hơn là các máy Chụp Điện Toán đánh giá độ đàn hồi của Thủy Tinh Thể với độ chính xác rất cao.
  2. Điều Trị: Cũ gồm Đeo Kính Lão, Kính Đa Tròng. Mới gồm Ortho-K, mới nhất là OK-C (sư phối hợp của Ortho-K và Liệu pháp Kính Lọc Màu). Kính lọc màu sẽ giúp phần nào để chỉnh độ đàn hồi này). Hiện một vài nghiên cứu sử dụng thuốc tiêm vào cơ phiá trong để giúp tăng trở lại độ dàn hồi cũ Thủy Tinh Thể.

5) Cườm Khô (Cataract):  Cườm khô là quá trình oxy hóa khiến Thủy Tinh Thể bị đổi màu vàng dần và lóa khi nhìn vào ánh sáng.

  1. Chẩn Đoán: Cũ dùng Slit-lamp machine (Máy Phân Cực Tia Sáng) và nhìn bằng mắt thường để đánh giá độ vàng của cườm, mới thì dùng Máy đo độ đục của cườm khô bằng điện tử. Mới hơn là các máy Chụp Điện Toán đánh giá độ cườm với độ chính xác rất cao.
  2. Điều Trị: Cũ gồm Mổ cườm thay tròng Nhìn xa hoặc Đa Tròng. Mới gồm Liệu pháp Kính Lọc Màu, giúp giảm độ cườm, giúp mắt đỡ lóa, khỏi phải mổ cườm trong tường hợp quí vị sợ mổ). Tham khảo miễn phí.

6) Cườm Nước (Glaucoma): Cườm nước do hẹp hoặc nghẽn tắc những đường dẫn khiến áp suất mắt gia tăng, và hậu quả của dây thần kinh mắt bị đè nén sẽ khiến hẹp dần thị trường nhìn và cuối cùng hẹp như nhìn vào ống nhòm. Thông thường quá trình này không hồi phục, âm thầm gây mù lòa.

  1. Chẩn Đoán: Cũ dùng Slit-lamp machine (Máy Phân Cực Tia Sáng) và nhìn bằng mắt thường, sau đó đo áp suất mắt bằng 1 ống đo. Mới thì dùng Máy soi điện tử và Máy đo Áp Suất mắt bằng điện toán với độ chính xác rất cao.
  2. Điều Trị: Cũ gồm Nhỏ thuốc Giảm Áp, Đục lỗ thông trên đồng tử để giảm áp. Mới gồm các kỹ thuật mổ để tạo những đường dẫn mới nhằm giảm áp suất. Phương pháp Kính Lọc Màu cũng giúp điều chỉnh Cườm nước, phần nào ngăn chặn sự tiến triển của loại cườm này.

7) Bệnh Thoái Hóa Võng mạc (Macular Degeneration): Sự thoái hóa của các tế bào võng mạc khiến cho thị lực vùng trung tâm bị mờ đi. Bệnh này thường xảy ra vào lứa tuổi 55 trở đi. Ngoài ra, các nghiên cứu mới nhất cho thấy có một loại ánh sáng xanh-tím (VIOLET-BLUE LIGHT) trong thiên nhiên lẫn trong nhà đều gây hại cho mắt. Loại ánh sáng này trong đèn vàng, đèn halogen đều có và dễ tăng cườm mắt và phá hủy chậm rãi võng mạc đối với các bé. Do đó lạm dụng computer, iPhone, iPad sẽ khiến mắt bị thoái hóa võng mạc lão hóa ở tuổi sớm hơn (khoảng 40).

image9

Courtesy of Google images.

(Khi làm kính nên hỏi thêm về lớp Coating Chống Tia UV và Tia Blue-Violet (Ông Ác), nhưng phải cho phép tia Blue-Turquoise (Ông Thiện giúp tăng trí nhớ) đi qua)

    1. Chẩn Đoán: Cũ dùng Slit-lamp machine (Máy Phân Cực Tia Sáng) và nhìn vào sau võng mạc bằng mắt thường. Mới thì dùng Máy soi điện tử sau mắt với độ chính xác rất cao.
    2. Điều Trị: Cũ gồm Chích Thuốc vào sau mắt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh này. Phương pháp Kính Lọc Màu cũng phần nào ngăn chặn sự tiến triển của loại Thoái hóa võng mạc này.

8) Mù Màu: Mất khả năng nhận màu sắc có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (do một số thuốc gây ra). Đa số chỉ thấy 2 màu xám và xanh lá đậm.

  1. Chẩn Đoán: Cũ thì dùng các bảng Đĩa Màu để nhận diện. Mới thì dùng Máy Điện Toán có các Đĩa màu với độ chính xác rất cao. Dự trên thang điểm ta sẽ đánh giá mức độ mù màu.
  2. Điều Trị: Cũ hầu như không điều trị gì. Mới có Kính Chống Mù Màu EnChroma. Mới hơn là Phương pháp Kính Lọc Màu giúp phục hồi khá nhiều khả năng nhận màu trung thực.

image11 copy

9) Lazy Eye (Mắt lệch, Mắt Kém): Do bẩm sinh bị lé (lệch) hoặc mắt khác độ giữa 2 mắt dẫn đến mắt yếu càng yếu hơn, càng lệch độ hơn.

  1. Chẩn Đoán: Cũ thì dùng các phương pháp và dụng cụ để tìm những bất thường giữa hai mắt. Mới có các thiết bị điện tử giúp chẩn đoán rất nhanh.
  2. Điều Trị: Cũ dùng cách bịt một mắt, nếu thất bại thì mổ để điều chỉnh độ dài của cơ mắt giúp mắt thẳng hơn. Mới hơn là Phương pháp Kính Lọc Màu giúp mắt thẳng lại 1 cách tự nhiên và không cần mổ.

image12

Courtesy of Google images.

Các bệnh lý hay các vấn đề có liên quan đến mắt:

Xin xem thêm các bài viết của Bác Sĩ James Trương trên trang mạng www.Bacsimat.com. Chúng tôi đang gom tất cả các bài viết in thành sách để giúp quí vị dễ tham khảo hơn và sẽ xuất bản trong một ngày gần đây. Trong bài viết này, Bác Sĩ chỉ nêu một số điểm chính thôi.

1) Trí Nhớ: Nếu mắt kém sẽ ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ. Các khoa học gia đã xác nhận Dopamin là nội tiết tố giúp tăng trí nhớ dài hạn (Long term memory). Vì thế Phương pháp Kính Lọc Màu giúp tăng cường Dopamin trong não bộ, sẽ giúp trẻ học giỏi hơn va già minh mẫn..

2) Di Truyền Học:

Khi có những hư hỏng trong gen di truyền, sẽ sản xuất hoặc ngăn cản sản xuất ra một số chất trong máu và đồng thời một số thức ăn hằng ngày cũng thúc đẩy các chất này gây nên rối loạn hơn trong bệnh cận thị. Di truyền và dinh dưỡng còn ảnh hưởng lên các bệnh lý khác về mắt như cườm khô, cườm nước, thoái hóa võng mạc v.v… Dùng Bản Đồ Di truyền và Dinh Dưỡng sẽ giúp thay đổi tận gốc rễ của các rối loạn trên.

Có trường hợp của một bệnh nhân 80 tuổi bị mắc bệnh thoái hoá võng mạc và Tiểu Đường rất nặng, dựa trên bản đồ di truyền (Gene) và được các Bác sĩ về dinh dưỡng chỉ định về ăn uống, khi bệnh nhân quay lại Bác sĩ Mắt để chích hoá chất thì Bác sĩ ngạc nhiên nhận ra phần thoái hoá võng mạc đã giảm đến 80%, không cần phải chích nữa.

3) Đồng Tử Chẩn (Iridology): Các bộ phận, cơ quan trong cơ thể thường sắp xếp cố định thành bản đồ vị trí trên khuôn mặt (Diện Chẩn), lỗ tai (Nhĩ Chẩn), bàn tay (Thủ Chẩn) và bàn chân (Túc Chẩn). Các Đông Y Sĩ thường dùng cách châm cứu để tác động hoặc bổ (kích thích) hoặc tả (ức chế) các huyệt đạo tương ứng với các cơ quan này. (Ví dụ: Châm cứu vào vị trí mắt trên Bộ Chẩn có thể giúp thư giãn cơ mắt. Gần đây có một khoa học mới goi là Đồng Tử Chẩn, gồm bản đồ cơ thể định vi trên đồng tử (con ngươi).

image13

Courtesy of Google images. (Với phương pháp chụp hình và so sánh sự thay đổi màu sắc của các vùng cơ quan trên đồng tử qua từng thời kỳ, sẽ giúp khám phá và điều trị sớm các bệnh lý trong cơ thể bao gồm cả mắt)

4) Châm Cứu: Có nhiều nghiên cứu dùng châm cứu trên các huyệt đạo tương ứng với vùng mắt để giúp thư giãn cơ mắt, bớt tăng độ.

5) Tiểu Đường: Phương pháp mới dùng Kính Áp Tròng mềm thông minh (Smart Contact Lenses) để đo lượng đường trong máu (Không cần phải chích máu ngón tay để thử nũa), sẽ giúp theo dõi và kiểm soát được việc Điều trị Tiểu Đường. Người ta cũng sẽ dùng phương pháp này để theo dõi glaucoma (cườm nước), một số bệnh nội tiết và bệnh ung thư.

6) Tế Bào Gốc: Hiện nay TẾ BÀO GỐC được ứng dụng để điều trị rất nhiều căn bệnh khác nhau như: ung thư, tim mạch,, Parkinson, đa xơ cứng, đột quỵ, bệnh Huntington, thay da… Hiện tại ở Nhật, tế bào gốc đã được nghiên cứu và dùng để chữa trị các bệnh võng mạc, giác mạc.

image14

Courtesy of Google images. (Trong hình, ở Nhật Bác Sĩ Mắt đã ghép giác mạc bằng chính TẾ BÀO GỐC của bệnh nhân, giúp đem lại thị lực cho bệnh nhân).

7) Vài lời khuyên cho phụ huynh và trẻ em:

  1. Thúc đẩy trẻ em hoạt động ngoài trời nhiều hơn: Điều này cũng giúp tăng cường Vitamin D (bổ xương và giảm cận thị).
  2. Nên làm Ortho-K từ lúc còn sớm hay không? Nên, vì khi độ tăng rồi thì không xuống lại được, khó làm Ortho-K hơn và đòi hỏi phải ngủ nhiều hơn thi Ortho-K mới có hiệu quả.
  3. Giảm sự căng thẳng dùng mắt quá mức: Chúng ta cần nghỉ ngơi theo luật mới (Đọc 45 phút, nghỉ 15 phút bằng các nhìn xa hơn 30 feet). Và nên dùng các bài tập luyện thư giãn cơ mắt.
  4. Các em nên uống Omega 3 vừa tốt cho não, vừa tốt cho mắt và bớt khô mắt. và nên ăn những thức ăn Antioxidants để giúp bộ não có thể hoạt động hiệu quả nhất

image15

Courtesy of Google images. (Trong hình là các món ăn tốt cho Mắt)

Quý vị có thể xem lại tất cả các bài viết cũ, nghe lại các Talkshow và xem các Video Talkshow cũ trên trang nhà của Bác Sĩ James Trương là www.BACSIMAT.com hoặc www.IOrthoK.com

Bác Sĩ Nhãn Khoa James Trương,   OD, FIAO, COVD, CSO, NORA

(Fellowship Orthokeratologist)
Board Certified Optometry.
Eye Care Optometry FV & Ortho-K World.
11075 Warner Ave.
Fountain Valley, CA 92708
Tel: (714) 418-9607

Web: www.BacSiMat.com or www.iOrthoK.com

Tham khảo hoàn toàn miễn phí về Phương Pháp Ngừng Độ Cận Ortho-K với Bác Sĩ James Trương.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT