Friday, March 29, 2024

Bất chấp phản đối, CSVN cho Formosa ‘đủ điều kiện vận hành’

HÀ NỘI (NV) – Nhà máy luyện thép Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh “đủ điều kiện vận hành lò cao số 1” sau một năm xả chất thải độc hại làm chết một vùng biển rộng lớn tại miền Trung Việt Nam.

Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cho hay như vậy hôm Thứ Hai 5/4/2017 khi tường thuật cuộc kiểm tra giám sát kéo dài 3 ngày ở nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, của một đoàn công tác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cầm đầu.

VTV nói, sau ba ngày làm việc từ ngày 3 đến ngày 5/4/2017, “Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các nhà khoa học phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra kết luận liên quan đến công tác khắc phục sự cố môi trường của Công ty Formosa Hà Tĩnh. Theo đó, đến nay Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, còn lại một hạng mục từ dập cốc ướt sang dập cốc khô theo lộ trình sẽ hoàn thành vào năm 2019.”

Chỉ hai ngày trước đó, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Văn Phòng chính phủ Hà Nội họp báo nói rằng công ty Formosa đã hoàn tất “khắc phục” 51 trong số 53 lỗi đã dẫn thảm họa một năm trước.

Báo chí trong nước thuật lời ông đe dọa rằng “khi nào Formosa đảm bảo các điều kiện hoạt động không để xảy sự cố tương tự như tháng 4/2016 mới cho hoạt động. Nếu hoạt động không đảm bảo thì yêu cầu đóng cửa.”

Theo VTV tường thuật cuộc kiểm tra của đoàn công tác nói trên, đến nay, “Formosa đã hoàn thành bổ sung các hạng mục công trình bảo vệ môi trường ở trạm xử lý tuần hoàn nước dập cốc, trạm xử lý nước thải sinh hóa, trạm xử lý nước thải công nghiệp; đồng thời cũng đã lắp đặt xong thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động. Đối với số lượng bùn thải là chất thải nguy hại đã được chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh vận chuyển xử lý từ tháng 11/2016. Hiện không còn tồn lưu.”

Nói khác, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho phép nhà máy Formosa bắt đầu chạy thử trước khi chính thức sản xuất. Công ty Formosa đã lập dự án sản xuất gang thép tại Vũng Áng hơn 10 tỉ đô là đầu tư, cam kết dùng kỹ thuật luyện cốc “lò khô” để giảm chất thải độc hại như “lò ướt”. Nhưng Formosa đã gian dối lập “lò ướt” cho bớt tiền đầu tư sản xuất mà nhà cầm quyền không bắt buộc dẹp bỏ ngay mà lại cho phép trì hoãn đến năm 2019 mới thay.

Tháng trước, Formosa loan báo gia tăng đầu tư thêm 350 triệu đô la vào dự án tại Vũng Áng nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường mà họ hy vọng sẽ khởi sự sản xuất thương mại vào cuối năm nay.

Không những xả hóa chất độc hại ra biển, công ty Formosa còn lén lút thuê người chở chất thải rắn không tẩy rửa, đi đổ tại một số khu vực địa phương hoặc cả tỉnh khác.

Cho đến tuần qua, người dân tại Việt Nam vẫn còn biểu tình đòi nhà cầm quyền CSVN bồi thường thỏa đáng cho sự thiệt hại người ta hiện vẫn còn phải chịu đựng. Đồng thời, họ cũng đòi đuổi Formosa “cút khỏi Việt Nam” vì người ta không tin công ty này sẽ không tìm cách lén lút xả chất thải độc hai ra biển dù có cam kết gì đi nữa.

Hàng trăm người đã tràn vào chiếm trụ sở nhà cầm quyền huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh và chận quốc lộ 1A khu vực đi ngang thị xã Kỳ Anh hôm Chủ Nhật 2/4/2017, buộc nhà cầm quyền ngày hôm sau phải mở cuộc đối thoại hứa hẹn nhằm xoa dịu sự phẫn uất của quần chúng đòi bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, tin tức diễn biến về cuộc kiểm tra giám sát của nhà cầm quyền Hà Nội tại nhà máy Formosa như thấy tường thuật trên VTV chứng tỏ các áp lực quần chúng không đủ làm nhà cầm quyền thay đổi chủ trương.

Đã có hơn 100,000 người ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan áp lực công ty Formosa “khắc phục thảm họa” mà họ gây ra tại vùng biển miền Trung Việt Nam. Một ông tướng của quân đội CSVN nói ở Quốc hội rằng biển Việt Nam không còn cá.

Theo thông báo trên trang thông tin và thu thập chữ ký https://www.thamhoaformosa.com, tính tới ngày 30 Tháng Ba, đã có 80,178 người Việt Nam khắp nơi đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Đài Loan, các định chế quốc tế làm áp lực buộc công ty Formosa khắc phục thảm họa, trả lại môi trường trong sạch và đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân.

Giang hồ Hà Tĩnh xả đạn vào taxi, 2 người bị thương

Trong số những người ký tên có tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, giám mục Nguyễn Thái Hợp , toàn thể các linh mục thuộc linh mục đoàn Giáo phận Vinh và gần 20,000 giáo dân địa phương.

Từ hai tuần qua, một bản thỉnh nguyện thư do Ủy Ban Trợ Giúp Nạn Nhân Môi Trường Biển thuộc Giáo Phận Vinh, phối hợp với các tổ chức dân sự độc lập tại Việt Nam, vận động chữ ký của người dân Việt Nam khắp nơi yêu cầu chính phủ Đài Loan tác động tới công ty Formosa. (TN)

MỚI CẬP NHẬT