Thursday, April 25, 2024

Việt Nam: Thêm 10 doanh nghiệp mới thì 9 doanh nghiệp hiện hữu rời thị trường

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong báo cáo kinh tế quý 1 năm 2017, Tổng Cục Thống Kê Việt Nam cho biết, số doanh nghiệp hiện hữu rời thị trường tương đương 9/10 số doanh nghiệp vừa “đăng ký kinh doanh.”

Theo báo cáo này, trong ba tháng vừa qua, tại Việt Nam có 26,478 doanh nghiệp mới, tổng vốn đầu tư ghi nhận được khi “đăng ký kinh doanh là 271,200 tỷ đồng,” tăng khoảng 11% về số lượng và tăng khoảng 46% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, cũng trong ba tháng vừa qua, có 3,628 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời có 20,636 doanh nghiệp xin tạm ngừng hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung bình mỗi ngày, bên cạnh 294 doanh nghiệp gia nhập thị trường, có 265 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Những số liệu vừa kể cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục bấp bênh. Khả năng hồi phục rất thấp.

Hồi trung tuần Tháng Giêng năm nay, ông Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, từng cảnh báo, kinh tế Việt Nam năm năm qua đã khó, năm năm tới còn khó hơn!

Đó là nhận định của. Ông Thiên khuyến cáo chính quyền Việt Nam phải thay đổi cách nhìn về phát triển.

Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển (DEPOCEN), trong báo cáo về kinh tế Việt Nam 2017, nhận định, thuyết phục tư nhân đầu tư là thách thức lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam

Theo DEPOCEN, trong bối cảnh ngân sách thiếu hụt, đầu tư ngoại quốc suy giảm, không còn được hưởng ưu đãi khi vay ngoại quốc, vốn của khu vực tư nhân sẽ trở thành hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.

Tuy Quốc Hội Việt Nam đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm nay là 6.7%, giữ lạm phát ở mức 4%, nhiều chuyên gia tin rằng, mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay chỉ có thể đạt tỉ lệ 6.3% và lạm phát có thể lên tới 4.5% vì nhiều lý do: Giá cả trên thị trường thế giới gia tăng, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam nới lỏng chính sách tiền tệ, giá thực phẩm tại Việt Nam tăng do ảnh hưởng của thiên tai,…

DEPOCEN khuyến cáo chính phủ Việt Nam không nên chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà Quốc Hội Việt Nam đã đề ra. Thay vào đó, nên ưu tiên cho việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, và cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn. Thuyết phục khu vực tư nhân gia tăng đầu tư được nhấn mạnh là “vô cùng cần thiết.”

Dẫu chính quyền Việt Nam đưa ra nhiều hứa hẹn, cam kết, nhưng cứ thêm 10 doanh nghiệp mới thì có tới chín doanh nghiệp hiện hữu rời thị trường, cho thấy, viễn cảnh của kinh tế Việt Nam chẳng có gì sáng sủa. (G.Đ.)

Dân Hậu Giang trùm túi nylon ngủ vì ô nhiễm từ nhà máy giấy Trung Quốc

MỚI CẬP NHẬT