Friday, March 29, 2024

Lực lượng nội kháng

Nguyễn Đạt Thịnh

Tổng Thống Trump chỉ trích bài thảo luận của một viên chức chính quyền đăng trên tờ The New York Times là “gutless” (hèn nhát) bài này đăng ngày 5 Tháng Chín, 2018, mà ban chủ nhiệm của tờ báo quyết định giấu tên người viết để bảo vệ tác giả – đang làm việc trong hệ thống chính quyền.

Trước khi bình luận việc này, người viết xin xác định chữ thảo luận (Op-Ed, opinion editorial) có nghĩa là bài lai cảo của độc giả gửi tới thảo luận về một vấn đề mà họ quan tâm, vấn đề mà họ biết rõ và có quan điểm riêng của họ.

Thông thường người viết ký tên và nhận trách nhiệm; một điển hình – ngày 9 Tháng Mười Một, 2013, Tổng Thống Nga Vladimir V. Putin viết op-ed A Plea for Caution From Russia gửi đăng trên tờ The New York Times. Nội dung bài báo phản đối việc Mỹ can thiệp vào cuộc nội chiến Syria.

Bài báo chỉ có giá trị vì địa vị của người viết – tổng thống Nga. Nếu tác giả không phải là ông Putin, bài báo có thể không được chọn đăng, vì lời phản đối không có nhiều giá trị.

Ngược lại, giá trị bài thảo luận của nhân viên chính phủ Trump được độc giả và quần chúng quan tâm vì nội dung của nó, và vì tính chất nội kháng của những nhân vật làm việc dưới quyền lãnh đạo của tổng thống.

Tổng thống chỉ trích bài thảo luận của một tác giả dấu tên, đang làm việc dưới quyền tổng thống, ban chủ nhiệm tờ NYT xác nhận họ biết tác giả là ai, đang giữ chức vụ gì, do đó họ mới đăng bài thảo luận nặc danh để tránh việc tác giả bị tổng thống trừng phạt để trả thù.

Phương cách tốt nhất để đánh giá việc này là đọc nội dung bài thảo luận được tờ NYT chọn đăng, và bị tổng thống chỉ trích là “gutless editorial” (Bài bình luận chết nhát).

Tựa của bài thảo luận – Tôi là thành phần của lực lượng nội kháng bên trong chính quyền Trump (I Am Part of the Resistance Inside the Trump Administration).

Dưới đây là phần lược dịch bài thảo luận:

Tôi làm việc cho tổng thống, tuy nhiên – như các đồng nghiệp cùng chí hướng – tôi tâm nguyện sẽ ngăn chặn những việc quá đáng, và những thiên hướng tệ hại của ổng.

Thử thách mà Tổng Thống Trump đang đối diện không giống bất kỳ sự thử thách nào mà các vị tiền nhiệm của ông ta đã đối diện. Thử thách đó cũng không phải là việc người Mỹ chia rẽ thành nhiều phần, thành phần này, chống thành phần khác, và cũng không phải việc đảng Cộng Hòa có thể mất thế đa số kiểm soát Hạ Viện, mất về tay thế lực đối lập chỉ mưu tìm sự xụp đổ của tổng thống.

Vấn đề nan giải – mà chính tổng thống cũng không ý thức được – là nhiều viên chức trong chính quyền đang nỗ lực để những kế hoạch và những kỳ vọng của ông không thành công.

Tôi là một trong những người đó.

Nói rõ hơn, chúng tôi không phải là sức chống đối tả phái; chúng tôi chỉ chống để mưu cầu việc chính phủ thành công; và chúng tôi nghĩ là nhiều chính sách của chính phủ đã khiến đất nước an toàn hơn, giàu có hơn.

Tuy vậy, chúng tôi quan niệm bổn phận đầu tiên của chúng tôi là phục vụ tổ quốc, và tổng thống vẫn hành xử theo hướng tác hại cho đất nước.

Quan niệm đó khiến nhiều người chúng tôi, do tổng thống tuyển dụng, tâm nguyện là phải làm bất cứ điều gì có thể làm, để bảo vệ đất nước, bảo vệ bằng cách tạo cản trở cho những quyết định bốc đồng của tổng thống cho đến ngày ông ta không còn là tổng thống nữa.

Căn cội của vấn đề là thiên hướng vô luân của tổng thống (The root of the problem is the president’s amorality). Ai đã làm việc với tổng thống đều biết ông ta thiếu nguyên tắc căn bản giúp hướng dẫn quyết định.

Được bầu lên chức vị tổng thống với tư cách một đảng viên Cộng Hòa, mà ông ta không coi trọng những lý tưởng Cộng Hòa như tư tưởng phóng túng, thị trường tự do, và nhân dân tự do. Ông thường tấn công những lý tưởng đó, và chỉ thỉnh thoảng mới nhắc đến trong những kịch bản được ấn định sẵn.

Ngoài ra ông ta còn khiến quần chúng phải nghe quan điểm của ông cho là báo chí là “kẻ thù của dân tộc.” Nói chung, thiên kiến của tổng thống là bài ngoại thương và chống dân chủ (anti-trade and anti-democratic).

Vậy mà đất nước vẫn cứ cường thịnh, bất chấp lề lối lãnh đạo của ông ta lúc nào cũng tức tối, cũng mâu thuẫn, nhỏ mọn và không hiệu quả.

Từ Bạch Cung, đến các bộ, các sở, những viên chức lão thành âm thầm ý thức được là họ bất tín nhiệm ngôn ngữ và lối hành xử của vị tổng tư lệnh. Đa số tìm cách bảo vệ công việc họ làm khỏi bị ảnh hưởng bởi ý thích của tổng thống.

Không ai đoán được lúc nào ông ta sẽ thay đổi ý kiến; một viên chức cao cấp than phiền là ông chán nản sau mỗi cuộc họp tại Văn Phòng Bầu Dục, chán nghe tổng thống chê bai một kế hoạch mà mới tuần trước ông ta thích thú chủ trương.

Một số phụ tá của tổng thống bị truyền thông trách oan; đáng lẽ họ phải được ca ngợi vì những nỗ lực giữ cho những quyết định đột xuất và tai hại của tổng thống chỉ nằm chết trong vòng rào Bạch Cung, mà không tác hại gì cả.

Không ai có quyền trách tổng thống vì ông nổi giận thóa mạ truyền thông và chỉ trích nặng nề bài thảo luận mà ông cho là hèn nhát – chỉ vì tác giả đòi ẩn danh.

Tuy nhiên, tổng thống cần chịu khó tìm đến tận gốc, để gọi đích danh kẻ tội phạm ra mà mắng năm, mười mắng cho nư giận. Nếu tổng thống chưa biết người gây đại họa cho tổng thống là ai, thì tôi xin thèo lẻo mách cho ông biết: ông ta là tác giả quyển Khiếp Đảm (Fear) sắp phát hành ngày Thứ Ba, 9 Tháng Mười Một (nai, oăn oăn).

Tên ông ta là Bob Woodward – thủ phạm đánh rụng Tổng Thống Richard Nixon bằng những bài phóng sự điều tra sắc bén, mô tả tội thích nghe lén của ông Nixon.

Nổi danh về thành tích hạ bệ ông Nixon, Woodwork đang làm giầu với mưu đồ tấn công Tổng Thống Trump; sách chưa phát hành mà bộ tham mưu Bạch Cung đã thích thú bắt chước những nhân vật Woodword mô tả trong FEAR – như ‘Jim Mattis Compared Trump to ‘Fifth or Sixth Grader’ hoặc như tham mưu trưởng BC John F. Kelly gọi bộ tham mưu BC là “crazytown” (chợ chồm hổm). Nội dung sách đã được đón nhận nồng nhiệt đến như vậy, thì số sách bán chỉ trong tuần lễ đầu tiên cũng đã phải viết bằng bảy con số rồi, thì tiền tác quyền của Woodword phải lên đến vài chục triệu.

Tệ hơn nữa Woodword còn giới hạn quyền lực của tổng thống vào một nhiệm kỳ duy nhất mà thôi, ấy là chưa nói đến ông biện lý Mueller III, đang ngồi đó rình rập.

Lực lượng nội kháng do Woodword xúi dục tạo ra có thể đưa đến cái hậu quả impeach, hạ bệ tổng thống. (Nguyễn Đạt Thịnh)

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.

MỚI CẬP NHẬT