Thursday, March 28, 2024

Sức mạnh của ‘#MeToo’: Vì sao dấu thăng này gây giông bão?

Sharon Jayson (Kaiser Health News)

Hơn 20 năm trước, khi Duana Welch, 49 tuổi, còn là sinh viên tiến sĩ về khoa học xã hội, bà đã nghiên cứu những hậu quả bà sẽ gặp khi báo cáo hành vi sách nhiễu tình dục trong sở làm.

Bà nói: “Khi phụ nữ tố cáo những hành vi lạm dụng hay sách nhiễu tình dục, họ lại là người bị đổ lỗi và không ai tin lời họ. Tôi rất tức giận là mình phải trả giá đắt khi mình tố cáo. Tôi biết chuyện gì sẽ xảy ra.”

Như đa số người có cùng kinh nghiệm, bà Welch, một chuyên gia về quan hệ công chúng ở Eugene, Oregon, đành giữ im lặng. Bà muốn chôn giấu hành vi không thích hợp của những ông sếp của mình nơi sở làm. Bà lo sợ sự nghiệp non trẻ của mình sẽ bị tiêu tùng.

Cho tới ngày có hiện tượng #MeToo.

“Tôi chộp ngay cơ hội,” bà ấy nói. “Tôi biết rằng đây là thời khắc của mình. Đây là lần đầu tôi công khai về những hành vi lạm dụng và sách nhiễu tình dục mà tôi từng gặp phải.”

Nhưng để hiểu được vì sao bà Welch và hàng triệu người dùng #MeToo trên mạng xã hội không chỉ đơn giản là tham gia sức mạnh của hiện tượng “dấu thăng” này.  Thật ra, cả một chuỗi phức tạp về yếu tố tâm lý và xã hội đã được hình thành. Những tiết lộ về ông trùm Hollywood Harvey Weinstein, danh sách tên càng lúc càng dài của  những kẻ sách nhiễu tình dục và những nạn nhân không muốn im lặng nữa đã nói lên những gì đang xảy ra trong cơn giông bão hơn là chỉ sức mạnh của những con số.

“Thú nhận mình là nạn nhân là bị một vết nhơ,” theo ông John Pryor, giáo sư tâm lý tại Đại Học Illinois. Ông đã nghiên cứu về sách nhiễu tình dục hơn 30 năm và đã tham gia công cuộc nghiên cứu về sách nhiễu tình dục của Học Viện Khoa Học Quốc Gia ngành STEM (Khoa Học, Kỹ Thuật, Kỹ Sư, và Toán).

“Cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người với những vết nhơ có thể che giấu thường tránh bị nhận diện. Với sách nhiễu tình dục, càng nhiều người xuất đầu lộ diện và nói “tôi cũng thế” vết nhơ càng phai đi.

Giáo sư khoa tâm lý và phụ nữ học tại Sacramento City College ở California Gayle Pitman nói cảm tưởng có được qua những bài trên mạng #MeToo “gần như là một sự giải thoát.”

“Cuối cùng thì tôi có thể buông xả chuyện này.” Tôi cũng có những nỗi lo sợ. “Chuyện gì xảy ra bây giờ khi tôi thú nhận? Người ta sẽ nghĩ sao về tôi và tôi sẽ nghĩ sao về mình?” “Nhất định có thể tôi sẽ sống lại kinh nghiệm hãi hùng hay khơi lại vết thương cũ. Nhiều nạn nhân của bạo hành tình dục có thể đã bị PTSD (chấn thương tâm lý) không được chữa trị.  Bệnh có thể nằm yên một thời gian dài cho tới khi có điều gì khơi động nó – dù là một tiết lộ có chủ ý.”

“Nguy cơ khơi dậy một kinh nghiệm hãi hùng sẽ giảm thiểu khi có nhiều phụ nữ cùng xuất hiện và xác nhận trải nghiệm của họ. “Bạn bớt nghĩ rằng đó là lỗi của mình và mình đã làm điều gì sai trái và tự trách,” lời của Lucia Gilbert, giáo sư tâm lý tại Đại Học Santa Clara. “Nó xác minh rằng bạn đã nói đúng. Bây giờ sự minh xác này đang bùng phát.”

Các chuyên gia đồng ý rằng mạng xã hội là trung tâm điểm của sự thay đổi này.

“Nó đã kết nối câu chuyện của một người với một chuyện to lớn hơn và cùng lúc làm cho câu chuyện của bạn càng thêm giá trị. Không phải chỉ là tôi. Tiếng nói của tôi là một phần của làn sóng vĩ đại này,” phát biểu của Amanda Lenhart, của tổ chức tư vấn phi đảng phái New America và là người đã nghiên cứu mạng luới truyền thông và đời sống Hoa Kỳ tại học viện Data & Society và Pew Research Center.

Mặc dù được xem như nhà bình luận về mạng xã hội, giáo sư tâm lý Jean Twenge tại Đại Học San Diego State nói rằng khuynh hướng dùng #MeToo chứng minh khía cạnh tích cực của mạng xã hội.  Trong quyển “iGen: Why Today’s Super – Connected Kids Are Growing Up Less Rebellious, More Tolerant, Less Happy – and Completely Unprepared for Adulthood – and What That Means for the Rest of Us” (tạm dịch: “Thế Hệ iGen: Vì Sao Hiện Nay Những Trẻ ‘Siêu Kết Nối’ Ít Nổi Loạn, Khoan Dung Hơn, Ít Hạnh Phúc -– và Hoàn Toàn Không Chuẩn Bị Để Làm Người Lớn – và Điều Này Có Nghĩa Gì Đối Với Chúng Ta” giáo sư đã khám phá những hậu quả bất lợi của điện thoại thông minh trong giới trẻ.

Bà nói: “Nó giúp người ta liên kết với nhau và chia sẻ chuyện của họ nhanh như tốc độ của ánh sáng.  Sở làm chắc chắn là nơi người trải nghiệm sách nhiễu tình dục có quyền lợi và trách nhiệm, và nó cũng làm tăng mức phẫn nộ vì ta đang nói đến nơi mưu sinh của một con người. Ta đang nói tới sự nghiệp một đời hay chuyện người ta phải kiếm cơm để nuôi con cái. Đây không phải chỉ là chuyện của tài tử Hollywood mà còn là chuyện của người thâu tiền ở siêu thị.”

Phụ nữ tin rằng bây giờ là thời gian an toàn để tiết lộ những tin mà trước đây họ không dám, bà Gilbert nói.

“Phụ nữ đang nói lên tiếng nói của mình và môi trường chính trị đã có cảm nhận khác,” bà nói. Cuộc diễu hành của phụ nữ toàn cầu ngày 21 Tháng Giêng thật “vĩ đại.  Phụ nữ có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự tranh đấu cho quyền lợi của họ.” Bà nghĩ rằng có thể sẽ có sự thay đổi khi quyền lực chuyển qua tay nhiều phụ nữ ở cấp cao trong các ngành truyền thống do nam giới lãnh đạo, thí dụ như ngành giải trí và truyền thông, chính trị, khoa học và kỹ thuật.

Bà Gilbert cũng nói: “Khó hơn nhiều để thay đổi nếp hạnh kiểm và thói tư duy về quyền được thụ hưởng khi ta không có sự thay đổi về quyền lực.”

Trong cuộc nghiên cứu năm 1995 của 2,600 nhân viên tại một cơ quan chính phủ với hơn 8,000 nhân viên trong 37 văn phòng toàn quốc, ông Pryor nhận thấy những định mức văn phòng và văn hoá sở làm là những yếu tố bất thành văn, đã không thay đổi mấy từ nhiều thập kỷ.

“Nếu bạn nhìn phụ nữ trong những sở làm đó, văn phòng này tới văn phòng kia, phụ nữ có khuynh hướng nói rằng họ bị sách nhiễu tình dục trong văn phòng trong khi nam giới nói điều đó được dung thứ,” theo ông Pryor.

Luật sư về luật gia đình Cindi Graham, 53 tuổi, ở Amarillo, Texas, rất hiểu những hành vi như thế có thể được dung thứ ra sao.

Bà nói: “Có một luật sư nói những câu không thích hợp, và mọi người chỉ cười xòa và bảo ông ấy là như vậy đó,” “Thật là xúc phạm. Ông ta trắng trợn nhìn thẳng vào ngực phụ nữ. Ông ta không đến nỗi sờ soạng, nhưng nhìn với ánh mắt dê xồm.”

Bà Welch nói sách nhiễu và hành vi không thích hợp mà bà trải nghiệm từ vụ một cấp trên đã “phô của quý” trước mặt bà trong văn phòng của ông ta (điều này làm bà vội vàng xin thuyên chuyển và chịu sụt lương) tới việc bị một nam nhân viên sách nhiễu hai năm liền vì văn phòng ông ta nằm trên đường đến văn phòng của bà.

“Ông ta có nhiều quyền hạn, gồm có quyền hạn về công việc làm của tôi,” bà nói. “Tôi tìm được một lối khác để vào tòa nhà làm việc và ông ta đến văn phòng tôi và bảo, “Tôi bắt đầu cảm thấy cô trốn tránh tôi.”

“Thời tôi mới đôi mươi, chuyện của tôi chỉ là một trường hợp lẻ loi bị phớt lờ và tôi còn bị trách cứ vì điều ấy nữa,” bà Welch nói. “Tôi muốn nói thêm rằng điều tôi thấy thật sự là một điều quan trọng. Bây giờ đa số người tin chúng tôi.” (Sharon Jayson)

Mời độc giả xem chương trình du lịch “Thăm thành phố Lucerne ở Thụy Sĩ”(Phần 2)

MỚI CẬP NHẬT