Thursday, March 28, 2024

Bệnh suyễn




 




Bác Sĩ Ðặng Trần Hào




 




LTS. Bác Sĩ Ðặng Trần Hào tốt nghiệp bác sĩ y khoa Ðông Phương tại Samra University, Los Angeles, năm 1987, và được mời tham dự hội đồng State Board về Châm cứu và Ðông dược. Mục này giúp cho ai muốn tìm hiểu về Ðông dược và muốn góp ý cho kho tàng Ðông dược phong phú hơn để phục vụ bệnh nhân. Quý vị có thể liên lạc bác sĩ tại điện thoại: (714) 531-8229 hoặc email: [email protected]




 




Phế chủ khí, là vật chất trọng yếu để duy trì sự sống. Khí được tạo bởi hai nguồn: một là khí ở trời do phế hít vào, hai là tinh khí trong đồ ăn uống vào dạ dầy được phối hợp với tỳ và chuyển hóa thành hai phần khí


Phần thanh khí chuyển lên phổi để đưa vào tim đi nuôi cơ thể. Phần trọc khí đưa xuống ruột non, ruột già thanh lọc một lần nữa, phần thanh đưa lên phế và phần trọc đưa xuống ruột già và bàng quang thải ra ngoài. Hai khí này kết hợp lại chứa ở lồng ngực gọi là “tôn khí.” Tôn khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân có nhiệm vụ trao đổi hít thở, dồn về tâm và đưa vào kinh mạch đi nuôi cơ thể.




Phế còn thông điều thủy đạo, và túc giáng: Nếu phế mất khả năng túc giáng, sự thay đổi cũ mới của thủy dịch sẽ gây ra trở ngại, thì thủy dịch sẽ dồn lại, tiểu tiện sẽ không thông, lâu ngày sẽ sinh ra phù thũng. Phế chủ về khí, cho nên lỗ chân lông cũng gọi là “khí môn.” Người bệnh phế khí hư có thể gây ra suyễn và da lông cũng thường bị hư yếu, hay ra mồ hôi còn dễ bị cảm khi thời tiết đổi từ nóng sang lạnh, hay đổi từ Thu sang Ðông là như vậy.




Dĩ nhiên, khi chúng ta bị suyễn là liên quan tới sự mất quân bình của phế, nhưng nguyên nhân gây ra suyễn theo Y Khoa Ðông Phương phát xuất từ những tạng phủ và những nguồn khác nhau mà gây ra suyễn như: Ðàm suyễn, khí suyễn, âm suyễn, thực tích suyễn, phong đàm suyễn.




Bệnh suyễn thường ho ít, thở nhiều, mệt mỏi, khi cơn suyễn đến, thường nằm không được, chỉ ngồi mà chịu trận, nhất là về đêm, làm bệnh nhân mất ngủ, mất sức, mất thần sắc và xanh xao. Nhưng cũng có suyễn phát lúc đang làm việc vào ban ngày, gây ho, thở gấp và cơn suyễn lên, nằm thì lại yên, thường là chứng hư hàn ảnh hưởng tới phế gây ra.




 




Bệnh đàm suyễn




 




Bệnh suyễn thuộc về đàm, ho ít, thở nhiều là do phế âm suy, gây ra hỏa đi nghịch lên, suyễn từng cơn, ho ít đờm, miệng khô, tiếng nói khan, sốt về chiều, hai gò má đỏ, trong đờm thường có ít máu, ngủ không yên, chập chờn suốt đêm, tiểu tiện nhiều lần, da khô, chân lạnh. Lưỡi đỏ và khô. Mạch vi và sác




Nhị Mẫu Thang




-Sâm Hoa Kỳ 12 gr




-Tri mẫu 9 gr




-Xuyên bối mẫu 9 gr




-Thiên môn đông 9 gr




-Cát cánh 9 gr




-Mạch môn đông 9 gr




-Hoàng cầm 9 gr




-Ðương qui 9 gr




-Huyền sâm 9 gr




-Chi tử 6 gr




-Cam thảo 3 gr




Hoa Kỳ sâm: Bổ phế khí và tiêu đàm.




Tri mẫu: Bổ âm, thanh hư hỏa, tiêu đàm và giáng hỏa.




Thiên môn đông, mạch môn đông, cát cánh, xuyên bối mẫu: Bổ phế âm, nhuận phế và tiêu đàm.




Hoàng cầm, đương qui, huyền sâm: Bổ âm, giáng hỏa và tiêu đàm thấp.




Chi tử: Thanh hư hỏa.




Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.




 




Phế và thận âm đều suy ra gây ra suyễn




 




Triệu chứng giống như phế âm suy, cộng thêm thận âm suy như đau lưng, nhức trong xương, yếu đầu gối, xuất tinh sớm, hay di tinh.




Lục Vị Ðịa Hoàng Thang




-Phục thần 9 gr




-Sơn thù du 9 gr




-Thục địa 12 gr




-Mẫu đơn bì 6 gr




-Trạch tả 9 gr




-Hoài sơn 9 gr




Phục thần: An tâm, lợi tiểu, thanh hư hỏa.




Sơn thù du, thục địa, mẫu đơn bì: Bổ thận âm và thanh hư hỏa.




Trạch tả, hoài sơn: Lợi tiểu, và bổ thận.




Gia:




Hoàng cầm (9gr), tri mẫu (6 gr), xuyên bối mẫu (9gr): Thanh hỏa, tiêu thấp, tiêu đàm.




Mạch môn đông (9gr), thiên mông đông (9gr), cát cánh (9gr), bán hạ (9gr), tang bạch bì (9gr): Bổ phế âm, nhuận phế, tiêu đàm và lợi tiểu.




Kim ngân hoa (9gr), sinh khương (9gr), tử tô tử (9gr): Giảm sưng phế quản, tiêu đàm, ôn phế và giáng phế khí.




Ðương qui (9gr), xuyên khung (9gr): Bổ âm và thông huyết.




 




Phế khí suy gây suyễn




 




Vì phế chủ về hô hấp, nên phế khí suy gây ra ho, khó thở, tiếng nói yếu, càng vận động, các triệu chứng bệnh càng tăng thêm. Phế chủ về da và lông, nên khi phế khí suy,dẫn đến vệ khí suy yếu, không đủ đề bao vệ lông và da, nên gây ra ra mồ hôi. Một khi ,khí hư kéo dài lâu ngày không chữa trị đúng mức, sẽ đưa đến huyết hư, gây ra sắc diện không vinh nhuận, nên sắc mặt trắng bệch ra. Trên lâm sàng, khí hư gây bệnh nhân mỏi mệt, chỉ muốn nằm, nhưng nằm xuống là bị cơn suyễn tấn công, làm người bệnh dễ bực bội và chán trường.




Trung Ích Khí Thang




-Hoàng kỳ 12 gr




-Bạch truật 9 gr




-Sâm hoa kỳ 12 gr




-Trần bì 9 gr




-Thăng ma 3 gr




-Sài hồ 6 gr




-Ðương qui 9 gr




-Can khương 6 gr




-Cam thảo 6 gr




-Ðại táo 3 trái




Sâm Hoa Kỳ, hoàng kỳ: Bổ phế khí và chống ra mồ hôi.




Sâm Hoa Kỳ và cam thảo: Bổ tì, vị và gia tăng khí lực.




Bạch truật và trần bì: Gia tăng chức năng tiêu hóa.




Ðương qui: Nuôi huyết và phối hợp với hoàng kỳ để nuôi lông da.




Sài hồ và thăng ma: Chống viêm, đàm và thăng khí.




Can khương và đại táo phối hợp các vị thuốc..




Gia:




Hậu phát (9 gr), bán hạ (9 gr), tiền hồ (9 gr), tử tô tử (9 gr): Tiêu thực, tiêu đàm, và giáng phế khí.




Nhục quế: (12 gr): Bổ tì và phế khí, giải tỏa sự lạnh lẽo tứ chi.




 




Hỏa gây suyễn




 




Bệnh suyễn thuộc về hỏa chỉ giảm trong lúc ăn, khi ăn rồi lại lên cơn suyễn, thật là nan nguy.




Chi Cánh Nhị Trần Tử Tô Thang




-Chỉ xác 9 gr




-Cát cánh 9 gr




-Bán hạ 9 gr




-Trần bì 6 gr




-Hoàng cầm gr




-Chi tử 6 gr




-Sinh khương 3 lát




-Cam thảo 6 gr




Cát cánh, bán hạ: Bổ phế, tiêu đàm, chỉ khái.




Chỉ xác, trần bì, sinh khương: Tản khí ở trung tiêu, tiêu đàm và kiện toàn tiêu hóa.




Hoàng cầm, chi tử: Thanh nhiệt, tiêu thấp hóa đàm.




Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.


CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT