Bệnh cảm cúm

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Khí là vật chất trọng yếu, cơ thể nhờ khí để duy trì sự sống. Có hai nguồn khí, một là tinh khí trong đồ ăn uống, hai là khí trời hít vào.

Khí trời từ phía ngoài, nhờ phế hít vào. Khí của thức ăn thức uống từ phía trong cơ thể do tì mạch chuyển dần lên phế. Hai khí này kết lại chứa ở lồng ngực, là bể của khí, gọi là tôn khí.

Tôn khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân, đi ra trong cổ họng, thở để hấp thụ hô hấp, dồn vào tâm mạch, phân phối khắp toàn thân. Cho nên hàm nghĩa của phế chủ khí, chẳng những phế coi việc hô hấp, mà còn coi toàn bộ khí của cơ thể, khắp trên dưới, trong ngoài đều do phế làm chủ.

Khi chúng ta bị cảm cúm, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi, nhức đầu và có thể đau nhức cùng mình, thường là do nguyên nhân từ bên ngoài như phong hàn hay phong nhiệt phạm phế, làm mất quân bình sự phân phối phế khí và làm vệ khí suy yếu ảnh hưởng tới phần trên của cơ thể.

Cảm cúm thường hoành hành vào bất cứ mùa nào trong năm, nhưng cảm cúm nặng hơn hay xảy ra vào đầu mùa Đông. Vì vậy chúng ta thường hay chích phòng ngừa cảm cúm vào đầu mùa này. Cảm cúm gây ra do siêu vi khuẩn cúm (influenza virus) còn gọi là flu, hay cảm hàn.

Hằng năm cảm cúm thường giết hại từ 20,000 tới 30,000 người trên thế giới, 80% tới 90% những người chết vì cảm cúm trong mùa Đông và thường ở tuổi trên 65 trở lên. Cứ 10 người thì khoảng ba tới bốn người bị cảm cúm.

Cảm do đâu gây ra

Người ta chưa xác định được rõ ràng siêu vi khuẩn cảm cúm do đâu sinh ra và tại sao hay sinh ra vào mùa Đông.

Có giả thuyết cho rằng siêu vi khuẩn cảm cúm thường tiềm ẩn trong động vật và con người, tới mùa Đông mới tỉnh dậy và hoành hành.

Cảm cúm truyền bệnh theo cách nào?

Siêu vi khuẩn cúm có trong nước mũi và nước miếng của người hay vật mang vi khuẩn cảm cúm.

Bệnh truyền từ nước mũi và nước miếng của người hay động vật có vi khuẩn cảm cúm, bắn những hạt nước nhỏ li ti có chứa vi khuẩn cúm bắn ra từ mũi, miệng của người bệnh, nhất là khi người bệnh ho, hắt xì hơi, người ca hát ho hay hò hét khi chúng ta đứng gần, là cơ hội bị lây bệnh nhiều nhất.

Bắt tay ôm nhau cũng có thể bị lây cảm cúm (tay bạn có thể dính nước mũi và nước miếng của người bị bệnh).

Do phong hàn hay phong nhiệt truyền siêu vi khuẩn cảm cúm trong không khí từ người nọ qua người kia, xâm nhập vào phổi làm mất quân bình sự phân phối khí của phế và làm vệ khí suy yếu không chống lại được vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào, nhất là những người lớn tuổi, vệ khí hay hệ miễn nhiễm bị suy yếu là cơ hội để cảm cúm tấn công và hoành  hành.

Trong nhà hay nơi làm việc của bạn có người mắc bệnh cảm cúm, bạn có nhiều cơ hội bị lây bệnh.

Làm thế nào nhận biết bị cảm cúm?

Thời gian từ lúc lây bệnh cho tới lúc phát bệnh rất ngắn, khoảng 24 tới 48 tiếng đồng hồ, tới rất đột ngột, có những triệu chứng như đột ngột bị nóng đầu, nóng sốt thường lên trên 39 độ C và 101 độ F, sợ lạnh, sợ gió, đau nhức toàn thân, sổ mũi, cứng cổ, đau cổ họng, ho khan, đau tức vùng giữa ngực…

Đôi khi nóng cao hơn 101 độ F, sau đó giảm dần từ ba tới năm ngày, thỉnh thoảng cũng kéo dài hàng tuần, nhức đầu dữ dội, đau nhức dần toàn thân hay khớp xương.

Bình thường từ ba tới năm ngày giảm dần, nhưng bình phục còn tùy vào tuổi tác và hệ miễn nhiễm của người bệnh mạnh hay yếu, mà thời giam nhiều ngày hay nhiều tuần mới hoàn toàn bình phục.

Phong đóng vai trò gì trong cảm cúm?

Theo Y Lý Y Khoa Đông Phương, bệnh có thể đi từ ngọn (tiêu) vào trong (bản) hay từ bản ra tiêu. Và bệnh đi có lớp lang thứ tự theo Lục Kinh Truyền bệnh từ tiêu vào bản theo hàn bệnh, hay Bốn Giai Đoạn truyền bệnh, theo nhiệt bệnh, tùy theo bệnh do hàn hay do nhiệt gây ra, có những triệu chứng khác nhau và thuốc trị khác nhau.

Phong là một trong những nguyên nhân chính truyền siêu vi khuẩn gây ra cảm cúm từ người này qua người kia. Ngoài ra vài trò truyền bệnh thường kèm theo phong hàn và phong nhiệt.

Cảm do phong hàn: Như trong khoảng hai tháng gần đây có rất nhiều người bị cảm ho, nóng lạnh hay chảy nước mũi, nhưng ho rất nhiều, nhất là về đêm nằm xuống là ho liên miên, rất khó chịu và ho mà không long đờm là do âm hàn kinh trúng phong.

Hàn phạm vào da cơ, vệ khí bị yếu gây cảm cúm. Phong là dương tà đi lên và tỏa ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần thượng tiêu (phần trên) của cơ thể và phần dưới của da lông, sợ gió. Bệnh do phong hay di động và đau các khớp xương, đau chỗ này, chỗ khác, ngứa nhiều chỗ, nên thường gọi là phong độc. Hâm hấp sốt, đôi khi lạnh buốt không có mồ hôi, nhảy mũi, chảy nước mũi, ngứa cổ, sợ lạnh, sợ gió, ho không đờm hoặc có đờm trắng. Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù.

Chủ trị: Sơ phong, tàn hàn. Bài thuốc Quế Chi Thang

1-Ma hoàng 9 grs

2-Quế chi 6 grs

3-Hạnh nhân 9 grs

4-Cam thảo 2 grs

-Ma hoàng và quế chi: Gia tăng thông huyết và cho ra mồ hôi.

-Ma hoàng và hạnh nhân: Giúp tiêu đờm và ngưng ho,và thanh nhiệt trong phổi.

-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.

Gia: Thương nhĩ tử 6 grs, tân di 6 grs, tử tô tử 6 grs, cát cánh 6 grs: Giúp ngưng chảy nước mũi, hắt xì hơi, ngưng ho và tiêu đờm.

Cảm do phong nhiệt: Sợ nóng, phát sốt nhiều, nhức đầu, mắt đỏ, miệng khô. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày. Mạch phù sác.

Chủ trị: Tán phong nhiệt và thanh nội nhiệt. Bài thuốc Sài Hồ Cát Căn Thang

1-Sài hồ 9 grs

2-Bạch thược 6 grs

3-Cát cánh 9 grs

4-Thạch cao 4 grs

5-Cát căn 6 grs

6-Sinh khương 3 grs

7-Hoàng cầm 6 grs

8-Bạch chỉ 3 grs

9-Nhân sâm 6 grs

10-Khương hoạt 6 grs

11-Đại táo 3 trái

12-Cam thảo 3 grs

-Sài hồ, hoàng cầm, bạch thược, thạch cao: Thanh nội nhiệt do gan và phế dưới ngực và tim.

-Cát căn, bạch chỉ: Giải thấp nhiệt trong cơ thể và nhức đầu.

-Khương hoạt: Giải nóng lạnh, nhức đầu và ngưng ra mồ hôi.

-Cát cánh: Phối hợp và thúc đẩy các vị thuốc làm việc và tuyến phế.

-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.

-Nhân sân: Bổ thận và phế khí.

-Sinh khương: Giải phong.

Cảm cúm có thể biến chứng qua phổi không?

Vì phong hàn hay phong nhiệt từ bên ngoài phạm phế không thể tuyến tán phế khí được nên gây ra ho. Nếu chúng ta không chữa trị kịp thời, bệnh có thể đi sâu vào trong và nếu để kéo dài nhiều ngày không hết, dù dùng nhiều loại thuốc khác nhau chỉ vì không dùng đúng thuốc để đẩy phong hàn hay nhiệt ra ngoài. Đôi khi phạm tì vị làm cho người mệt mỏi, miệng lạt, ăn không ngon, ngủ không yên.

Nếu để lâu gây ra biến chứng sưng phổi. Siêu vi khuẩn cảm cúm làm tổn thương viêm mạc (mucosa) lót lòng các màng phổi.

Sưng phổi do siêu vi khuẩn cảm cúm sinh ra do vi trùng sẵn có trong đường hô hấp, các vi trùng này thường sống an hòa với chúng ta, nay nhân cơ hội hợp với siêu vi khuẩn cảm cúm hoành hành mà gây ra sưng phổi. (Bác Sĩ Đặng Trần Hào)

Thẩm phán hủy luật “đánh thuế người giàu” của thành phố Seattle