Bệnh cường giáp trạng

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Bệnh cường giáp trạng hay cường tuyến giáp trạng là một bệnh nội tiết. Theo nghiên cứu sinh lý học, số iod thải ra trong nước tiểu hằng ngày tương đương với số iod thu nhận từ khẩu phần ăn. Do đó trong thực hành các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF, ICC…) đề nghị khi mức iod niệu < 100 micro gram thì coi là thiếu iod.

Ở trong người, tuyến giáp trạng có khoảng 10-20 micro gram iod, tương đương với nhu cầu tối thiểu trong ba tháng. Kho dự trữ này luôn được bổ sung và đổi mới. Hàng ngày một người bình thường hấp thụ khoảng 100 micro gram iod từ thực phẩn vào tuyến giáp trạng. Trong thời gian đó tuyến giáp trạng sản xuất ra 100 micro gram iod dưới dạng hormon giáp hoặc ở thể tự do.

Phần lớn bệnh cường giáp phát triển theo từng giai đoạn: Nhẹ thường bứt rứt, tính tình dễ nóng giận, mệt, hồi hộp, sụt cân; nặng có những triệu chứng trên, kèm theo sốt nhẹ, ra mồ hôi, dễ đói, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân, mặt đỏ, các ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi.

Sách Chữa Bệnh Nguyên Hậu Luận viết: “Chứng cường giáp là do buồn, lo âu, làm khí kết mà thành hình.”

Sách Ngoại Khoa Chính Tông thì nhận định: “Chứng cường giáp phát sinh, nếu không do âm dương chính khí mất quân bình, thì cũng do ngũ tạng âm hư hóa uất, đàm kết, khí uất mà sinh ra.”

Còn sách Tế Sinh Phương viết: “Chứng cường giáp phần lớn do vui buồn, nóng giận thất thường, ưu tư quá độ mà phát sinh.”

Y Khoa Đông Phương định bệnh cường giáp có thể tóm lược vào những nguyên nhân sau:

-Gan khí uất kết.
-Khí trệ uất kết lâu ngày và đàm kết.
-Gan hỏa thượng nghịch và tâm hỏa vương.
-Thận âm suy do uất nhiệt lâu ngày.

Luận trị bệnh cường giáp thường dựa vào chứng và mạch. Tuy nhiên cũng căn cứ vào tình trạng bệnh biến nặng hay nhẹ mà xử phương.

Do gan khí uất kết 

Chứng nhẹ: Bệnh thường do gan khí uất kết. Có triệu chứng ngực sườn đau tức, ăn ít, bụng đầy, bứt rứt, dễ giận, quý bà kinh nguyệt không đều. Cổ có thể bị sưng. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng. Mạch huyền.

Chủ trị: Xơ gan, thanh nhiệt, lý khí, giải uất.

Bài thuốc
1-Sài hồ 12 grs
2-Chi tử 9 grs
3-Tri mẫu 9 grs
4-Mẫu đơn bì 9 grs
5-Bạch thược 9 grs
6-Đương quy 9 grs
7-Mẫu lệ 9 grs
8-Toan táo nhân 9 grs
9-Viễn trí 6 grs
10-Bối mẫu 9 grs
11-Hải tảo 9 grs
12-Chỉ xác 9 grs
13-Hương phụ 9 grs

-Sài hồ: Xơ gan giải uất.
-Chi tử, tri mẫu, mẫu đơn bì, mẫu lệ: Thanh gan hỏa.
-Toan táo nhân, viễn trí: An tâm.
-Bạch thược, đương quy: Bổ huyết và thông huyết.
-Bối mẫu, hải tảo: Tiêu bướu, giảm sưng.
-Chỉ xác, hương phụ: Tản khí và giải uất kết tại ngực và hai bên sườn.

Do trệ khí uất kết và đàm kết 

Chứng nặng: Thường do trệ khí uất kết và đàm kết lâu ngày gây hỏa làm tổn thương chân âm, có những triệu chứng sau: Bứt rứt, nóng nảy, hay cáu gắt, miệng đắng, mặt đỏ ửng, ra mồ hôi, hay đói, hoa mắt, chóng mặt, cổ to phồng, chân tay run rẩy, sợ ánh sáng, hồi hộp, mắt lộ ra. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch sác và huyền.

Chủ trị: Dưỡng âm, tả hỏa, hóa đàm, tán uất kết.

Bài thuốc
1-Hạ khô thảo 9 grs
2-Tri mẫu 9 grs
3-Huyền sâm 9 grs
4-Hải tảo 9 grs
5-Cúc hoa 9 grs
6-Thiên hoa phấn 9 grs
7-Côn bố 9 grs
8-Bối mẫu 9 grs
9-Sinh địa 12 grs
10-Long đơm thảo 9 grs
11-Hoàng cầm 9 grs
12-Mẫu lệ 9 grs
13-Ngọc trúc 9 grs
14-Đương quy 9 grs

-Sinh địa, tri mẫu, huyền sâm, đương quy: Bổ âm, giải nhiệt.
-Long đởm thảo, thiên hoa phấn, mẫu lệ, ngọc trúc: Tả gan hỏa và vị hỏa.
-Hải tảo, côn bố, bối mẫu: Tiêu bướu, giảm sưng, hóa đàm, tán kết.
-Cúc hoa, hạ khô thảo, hoàng cầm: Trị chóng mặt, bứt rứt, và hóa đàm thấp. (Bác Sĩ Đặng Trần Hào)

Mời độc giả xem chương trình “Con Yêu” với đề tài “Cai nghiện và ứng xử với người đang cai nghiện”(Phần 1)