Thursday, March 28, 2024

Bệnh giang mai

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Hỏi: 

-Hồi xưa, hễ mỗi khi nói đến bệnh hoa liễu là nghĩ liền đến giang mai, là phải đi chích “bi.” Bên đây, tôi lại thường nghe nói tới AIDS, HIV hơn. Vậy bên Mỹ này có bệnh giang mai hay không, và cách chữa có gì khác không?

-Nghe nói bị giang mai thì dễ bị siđa hơn, có đúng như vậy không?

-Tôi nghe nói rằng bệnh giang mai có thể làm cho bị liệt, mất cảm giác, lú lẩn, bị điên khùng.  Có đúng là bệnh này có thể gây ra các triệu chứng ghê gớm như vậy không? Và có thể chữa trị cho khỏi được không.

-Em bị một vết loét ở dương vật chẳng có đau đớn gì cả. Sau đó một thời gian, khoảng một hai tháng gì đó, nó biến mất. Ngoài ra em chẳng có triệu chứng gì cả. Như vậy có đáng lo không và nếu không có triệu chứng thì có cần chữa trị gì không?

-Em nghe nói mẹ bị giang mai có thể sinh ra con bị tật nguyền, không biết có thật đúng như vậy không?  Con của người bị giang mai có thể bị tật nguyền như thế nào? Có cách gì phòng ngừa việc này xảy ra cho con không?

Đáp:

Giang mai (syphilis) là một loại nhiễm trùng mạn tính gây ra bởi vi trùng có tên gọi là Treponema pallidum. Biểu hiện của bệnh có thể khác nhau rất đáng kể ở các trường hợp khác nhau tùy theo từng trường hợp và các giai đoạn khác nhau của bệnh.

Đây là một nhiễm trùng lây qua đường sinh dục (sexually transmitted disease – STD). Bệnh lan truyền khi tiếp xúc với người bị bệnh lúc giao hợp, dù là qua âm đạo, hậu môn hay miệng; hoặc cũng có thể truyền từ mẹ đang mang bệnh, sang con trong lúc sanh và có bầu.

Nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh sẽ phát theo nhiều giai đoạn, có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau của cơ thể, mặc dù là các giai đoạn này có thể gối đầu (overlap) lên nhau.

Các giai đoạn phát triển chính của bệnh giang mai là thời kỳ tiên phát (primary syphilis), thứ phát (giai đoạn hai – secondary syphilis), tiềm ẩn (latent syphilis), và thời kỳ thứ ba (tertiary syphilis).

Cũng có phân loại xếp syphilis thành hai giai đoạn chính là sớm và trễ.

Giang mai giai đoạn sớm (early syphilis) bao gồm các thời kỳ tiên phát, thời kỳ thứ phát, và giai đoạn đầu của thời kỳ tiềm ẩn. Giai đoạn sớm này thường xảy ra trong năm đầu sau khi bị nhiễm bệnh, sự tái phát của giai đoạn hai cũng có thể xảy ra sau năm đầu ở những bệnh nhân không được chữa trị.

Giang mai trễ là giai đoạn tiếp tục sau giai đoạn giang mai sớm, bao gồm thời kỳ trễ của giang mai tiềm ẩn và giang mai thời kỳ thứ ba.

Giang mai thời kỳ thứ ba thường được đặc biệt nhấn mạnh với các biểu hiện liên quan đến hệ thần kinh trung ương, hệ thống tim mạch, một số biểu hiện ở da, xương.

Giang mai trễ có thể bắt đầu từ năm thứ hai sau khi bị nhiễm bệnh, cũng có thể biểu hiện trễ, đến 25 tới 30 năm sau khi bị nhiễm bệnh. Trong đó, giang mai của hệ thần kinh trung ương thường gặp nhất, khó chẩn đoán và điều trị nhất.

Một phụ nữ bị giang mai, nếu có bầu, có thể truyền vi trùng giang mai sang các con, gây ra một tình trạng gọi là giang mai bẩm sinh.

Giang mai bẩm sinh gây ra nhiều triệu chứng ở da và các cơ quan khác của em bé. Giang mai bẩm sinh cũng có thể dẫn đến tử vong của em bé ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.

Các phụ nữ bị giang mai mà có bầu, có đến 40 phần trăm cơ hội có một em bé bị chết ngay trong bụng mẹ.

Tỉ lệ bị nhiễm HIV (AIDS, siđa) cũng tương đối cao ở những người bị giang mai. Theo một thống kê của CDC, có đến 25 phần trăm các bệnh nhân giang mai cũng bị nhiễm HIV. Nếu một người đã bị nhiễm HIV, việc bị nhiễm giang mai sẽ khiến cho người bệnh đó lây HIV sang người khác dễ dàng hơn.

Trong năm 2016 (theo thống kê gần nhất cho đến nay, được CDC thực hiện về giang mai), có 27,814 trường hợp giang mai được chẩn đoán ở Mỹ.

Theo CDC, từ 2015 đến 2016, tỉ lệ bị giang mai gia tăng 14.7% ở đàn ông, và 35.7% ở phụ nữ. So với năm 2012, thì tỉ lệ người bị bệnh này tăng 74%.

Thân mến

www.nguyentranhoang.com
(714) 531-7930

Cuồng phong ở Iowa làm 17 người bị thương, nhà cửa thiệt hại

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT