Bệnh suyễn vào mùa Đông

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Tại sao về mùa Đông có một số người bị bệnh suyễn? Con người là một tiểu vũ trụ, ảnh hưởng với sự thay đổi bên ngoài là đại vũ trụ, khi mùa Đông đến, khí trời lạnh lẽo, nếu thận khí và phế khí bình thường, chúng ta có thể chịu đựng được sự lạnh lẽo này bằng cách mặc quần áo ấm.

Tuy nhiên có một số người thận và phế khí suy, không thể điều chỉnh được nhiệt độ trong cơ thể, nhất là phế khí bị suy yếu mà gây ra suyễn vào mùa Đông.

Vì phế chủ khí, là vật chất trọng yếu để duy trì sự sống. Khí được tạo bởi hai nguồn: một là khí ở trời do phế hít vào, hai là tinh khí trong đồ ăn uống vào dạ dày được phối hợp với tỳ và chuyển hóa thành hai phần khí.

Phần thanh khí chuyển lên phổi để đưa vào tim đi nuôi cơ thể. Phần trọc khí đưa xuống ruột non, ruột già thanh lọc một lần nữa, phần thanh đưa lên phế và phần trọc đưa xuống ruột già và bàng quang thải ra ngoài. Hai khí này kết hợp lại chứa ở lồng ngực gọi là “tôn khí.” Tôn khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân có nhiệm vụ trao đổi hít thở, dồn về tâm và đưa vào kinh mạch đi nuôi cơ thể.

Tâm chủ về huyết và phế chủ về khí. Cơ thể nhờ sự vận hành tuần hoàn của khí huyết để vận hành chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động cơ năng hoạt động nhịp nhàng giữa các tạng phủ. Tâm với phế, huyết với khí nương tựa nhau tạo nên sự làm việc chặt chẽ và nhịp nhàng trong thân thể của chúng ta.

Phế còn thông điều thủy đạo, và túc giáng: Nếu phế mất khả năng túc giáng sự thay đổi cũ mới của thủy dịch sẽ gây ra trở ngại, thì thủy dịch sẽ dồn lại, tiểu tiện sẽ không thông, lâu ngày sẽ sinh ra phù thũng. Phế chủ về khí, cho nên lỗ chân lông cũng gọi là “khí môn.” Người bệnh phế khí hư có thể gây ra suyễn và da lông cũng thường bị hư yếu, hay ra mồ hôi còn dễ bị cảm khi thời tiết đổi từ nóng sang lạnh, hay đổi từ Thu sang Đông là như vậy.

Do thận và phế khí gây ra suyễn 

Một khi thận khí suy, ảnh hưởng tới phế khí suy gây ra thận bất nạp khí. Bệnh nhân thở hụt hơi, có nghĩa hít vào ngắn hơn thở ra, suyễn, đau phần dưới lưng, sợ lạnh, sắc mặt đen sậm, tinh thần mệt mỏi, hay sợ sệt. Rêu lưỡi trắng dày. Mạch trì và hoạt.

Chủ trị: Bổ thận và phế khí, tiêu đờm.

Bài thuốc
1-Phục linh 9 grs
2-Mẫu đơn bì 9 grs
3-Quế bì 9 grs
4-Thục địa 15 grs
5-Sơn thù du 9 grs
6-Phụ tử 6 grs
7-Trạch tả 9 grs
8-Hoài sơn 9 grs
9-Hoàng kỳ 9 grs
10-Tử tô tử 9 grs
11-Bán hạ 9 grs
12-Bách bộ 9 grs
13-Tử uyển 9 grs
14-Khoảng đông hoa 9 grs

-Thục địa: Gia tăng sức lực, bổ dưỡng và nuôi dưỡng.

-Sơn thù du: Gia tăng sức lực, tăng cường thận, làm ấm bụng và chân, gia tăng sinh lực cho nam giới.

-Hoài sơ: Nuôi thận, giảm sự lạnh của thân thể và giúp da trở lại mượt mà.

-Mẫu đơn bì: Làm tan máu cục và giảm đau.

-Phục linh: Làm thoát nước.

-Trạch tả: Gia tăng đường tiểu tiện và giảm khát.

-Quế bì: Giúp cho thục địa trong sự lưu thông máu và phục linh còn gia tăng sự tiểu tiện ở vùng hạ tiêu.

-Phụ tử: Gia tăng thân nhiệt, tái tạo lại trách nhiện của tạng phủ bị suy yếu và ăn khó tiểu sẽ nhờ phục linh và quế khai thông.

-Hoàng kỳ, bách bộ, khoảng đông hoa, bán hạ, tử tô tử, tử uyển: Bổ phế khí, tiêu đàm, giáng phế khí và thông phế quản.

Bài thuốc này giúp cho thận và phế ấm lại, người bệnh cảm thấy phấn chấn ra, hết suyễn, hết sợ lạnh, sợ gió, hơi thở trở lại bình thường, bớt đi tiểu nhiều lần và nhất là khi ho nước tiểu không bị nhỉ ra, nhất là đối với phụ nữ. Lý do thận khí suy là cơ vòng bị nhão ra không đàn hồi theo như ý mình muốn, vì vậy phải bổ thận khí.

Do phế và tì khí suy gây suyễn 

Vì phế chủ về hô hấp, nên phế khí suy gây ra ho, khó thở, tiếng nói yếu, càng vận động, các triệu chứng bệnh càng tăng thêm. Phế chủ về da và lông, nên khi phế khí suy, dẫn đến vệ khí suy yếu, không đủ để bảo vệ lông và da, nên gây ra mồ hôi. Đồng thời ăn khó tiêu và lười ăn là nguyên nhân gây ra thiếu máu, chóng mặt, sắc diện không vinh nhuận, nên sắc mặt trắng bệch ra. Trên lâm sàng, khí hư gây mỏi mệt, chỉ muốn nằm, nhưng nằm xuống là bị cơn suyễn tấn công, làm người bệnh dễ bực bội và chán chường.

Chủ trị: Bổ tì và phế khí, tiêu đàm, thông phế quản.

Bài thuốc
1-Hoàng kỳ 12 grs
2-Bạch truật 9 grs
3-Sâm hoa kỳ 12 grs
4-Trần bì 9 grs
5-Thăng ma 3 grs
6-Sài hồ 6 grs
7-Đương quy 9 grs
8-Can khương 6 grs
9-Cam thảo 6 grs
10-Đại táo 3 trái

-Sâm hoa kỳ, hoàng kỳ: Bổ phế khí và chống ra mồ hôi.

-Sâm hoa kỳ và cam thảo: Bổ tì, vị và gia tăng khí lực.

-Bạch truật và trần bì: Gia tăng chức năng tiêu hóa.

-Đương quy: Nuôi huyết và phối hợp với hoàng kỳ để nuôi lông, da.

-Sài hồ và thăng ma: Chống viêm, đàm và thận khí.

-Can khương và đại táo: Phối hợp các vị thuốc.

Gia: Hậu phát (9 grs), bán hạ (9 grs), tiền hồ (9 grs), tử tô tử (9 grs): Tiêu thực, tiêu đàm, và giáng phế khí. Nhục quế (12 grs): Bổ tì và phế khí, giải tỏa sự lạnh lẽo tứ chi.

Vì chúng ta đang tìm hiểu những bệnh liên quan tới thận và phế khí suy. Một khi phế yếu không hít thở được đầy đủ oxy cần thiết cho cơ thể và tế bào có cơ hội bị ung thư nhiều hơn người có phế khí khỏe đề lấy đầy đủ oxy.

Viết đến đây tôi nhớ tới một email mới đây do bệnh viện Johns Hopkins nổi tiếng ở Hoa Kỳ cho biết: “Những tế bào ung thư không thể phát triển được trong môi trường đã được oxy hóa. Tập thể dục hằng ngày và thở sâu để đưa nhiều oxy vào ngăn nhỏ tế bào. Chữa bệnh bằng cách hít oxy vào còn được coi như một dụng cụ tiêu hủy các tế bào ung thư.”

Tài liệu này còn nói trong một đời người chúng ta có thể bị tế bào ung thư tấn công từ 6 tới 10 lần. Khi hệ miễn nhiễn của chúng ta mạnh có thể phá hủy được tế bào ung thư và ngăn ngừa được tế bào ung thư phát triển và tạo những ung bướu.

Khi một người có tế bào ung thư có nghĩa là người đó ăn uống thiếu bổ dưỡng, cũng có thể do di truyền nhưng cũng do môi trường sống, công ăn việc làm, đồ ăn và cách sống của mình.

Người bệnh phế khí hư có thể gây ra suyễn và da lông cũng thường bị hư yếu, hay ra mồ hôi, còn dễ bị cảm khi thời tiết đổi từ nóng sang lạnh, hay đổi từ Thu sang Đông là như vậy.

Dĩ nhiên, khi chúng ta bị suyễn là liên quan tới sự mất quân bình của phế, nhưng nguyên nhân gây ra suyễn theo Y Khoa Đông Phương phát xuất từ những tạng phủ và những nguồn khác nhau mà gây ra suyễn như đàm suyễn, khí suyễn, âm suyễn, thực tích suyễn, phong đàm suyễn,…

Bệnh suyễn thường ho ít, thở nhiều, mệt mỏi, khi cơn suyễn đến, thường nằm không được, chỉ ngồi mà chịu trận, nhất là về đêm, làm bệnh nhân mất ngủ, mất sức, mất thần sắc và xanh xao. Nhưng cũng có suyễn phát lúc đang làm việc vào ban ngày, gây ho, thở gấp và cơn suyễn lên, nằm thì lại yên, thường là chứng hư hàn ảnh hưởng tới phế gây ra… (Bác Sĩ Đặng Trần Hào)

Thuốc giảm đau có ma túy từ Trung Quốc vào Mỹ qua đường bưu điện