Ðại tiện lỏng

BS Đặng Trần Hào

Đại tiện lỏng là chỉ đại tiện lỏng không thành khuôn, ngày đi đôi khi ba, bốn lần, so với đại tiện loại ỉa chảy thì phân không trong loãng mấy và số lần đại tiện cũng không nhiều và phát bệnh cũng từ từ.

Bệnh tình lâu ngày, đại tiện lỏng loãng mỗi ngày một hai lần bất thường, đôi khi ăn nhiều dầu mỡ thì bệnh tăng, lười ăn, cơ thể gầy yếu là do tỳ khí hư, lâu ngày sinh thấp hàn.

Do tỳ khí suy

Đau vùng thượng vị và hạ vị liên miên, ê ẩm vùng thượng vị, đau có khi lan rộng ra cả hai bên bụng dưới, mùa Đông đau nhiều hơn mùa Hè, thường đau vào lúc đói, chườm ấm dễ chịu, thích ăn đồ nóng, ăn đồ lạnh vào thì dạ dầy khó chịu, thường đầy bụng, đại tiên phân nhão hoặc lỏng bất thường, ợ hơi, chậm tiêu, biếng ăn, bụng trướng, miệng nhạt, người mệt mỏi, chân tay đôi khi bất lực, sợ lạnh, Khi bệnh nhân nói tiếng thường nhỏ yếu, hụt hơi, sắc mặt vàng nhợt. Mạch trầm trì, vô lực. Rêu lưỡi mỏng, trắng lợt.

Phương pháp chữa: Kiện tỳ, hòa vị, nếu tỳ hư hàn thì ôn trung, kiện tỳ.

Hương Sa Lục Quân Tử Thang
Sâm hoa kỳ 12grs
Bạch truật 9 grs
Phục linh 9 grs
Cam thảo 6 grs
Bán hạ chế 9 grs
Mộc hương 6 grs
Sinh khương 3 lát
Sa nhân 6 grs
Trần bì 6 grs
Trần bì 9 grs
Ngũ vị tử 9 grs
Đại táo 3 trái

-Nhân sâm: Bổ tỳ và bao tử.
-Bạch truật: Tiêu thấp trong bao tử. ngưng đại tiện lỏng.
-Phục linh: Thông thủy tích trong bao tử.
-Cam thảo: Phối hợp và điều động các vị thuốc.
-Sa nhân, mộc hương, trần bì, sinh khương: Bổ tỳ vị khí, kiện toàn tiêu hóa, giúp ăn ngon, ngưng đại tiện lỏng.
-Bán hạ: Chữa nôn mửa do tỳ vị hư hàn gây ra.
-Trần bì, ngũ vị tử: Bổ tỳ, kiện toàn tiêu hóa.

Do thận dương suy

Thường gặp ở người già tiêu chảy mãn tính. Hay đi tiêu chảy vào buổi sáng sớm, sôi bụng, đau vùng hạ vị, phân còn sống, bụng đầy trướng, biếng ăn, chậm tiêu hóa, chân tay lạnh, thích nóng, đi tiểu nhiều lần, đau nhức, chân yếu bất lực. Mạch trầm, tế và nhược. Rêu lưỡi trắng và dầy.

Phương pháp chữ trị: Ôn bổ tỳ và thận dương.

Phụ Tử Lý Trung Thang
Phụ tử chế 9 grs
Đảng sâm 12 grs
Bạch truật 12 grs
Cam thảo 6 grs
Can khương 9 grs
Phá cố chỉ 12 grs
Ngô thù du 6 grs
Bạch đậu khấu 6 grs
Ngũ vị tử 6 grs

Gia:
Bạch biển đậu 9 grs
Mộc hương 9 grs
Sa nhân 6 grs
Thần khúc 9 grs
Sơn tra 12 grs

-Đảng sâm, bạch truật, can khương, phá cốt chỉ, ngô thù du, ngũ vị tử: Bổ tỳ khí, kiện toàn tiêu hóa và tán hàn.
-Phụ tử: Bổ thận dương và ôn trung tán hàn.
-Mộc hương, sa nhân, bạch biển đậu, thần khúc, sơn tra: Tản khí, ôn tỳ vị, tiêu thấp, kiện toàn tiêu hóa, ngưng đại tiện lỏng.
-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.

Do gan tỳ bất hòa

Thường gặp ở những người tiêu chảy do căng thẳng tinh thần, làm việc bị áp lực lâu ngày, gia đình không được hạnh phúc, giận hờn, buồn phiền…

Triệu chứng: Mỗi khi giận giữ, lo âu, bị kích động sẽ gây đi tiêu chảy, đầy bụng, sôi bụng, tức ngực, tức thượng vị và giang sườn, đầy hơi, ợ chua, ăn ít, thấy dễ chịu sau khi đánh hơi. Mạch huyền. Rêu lưỡi mịn.

Phương pháp chữa trị: Điều hòa can tỳ.

Tiêu Dao Thang
Bạch thược 12grs
Mộc hương 6 grs
Quế bì 6 grs
Hoàng cầm 9 grs
Đương qui 9 grs
Bạch truật 9 grs
Hoàng liên 3grs
Binh lang 9 grs
Cam thảo 3 grs

Gia:
Sài hồ 9 grs
Chỉ xác 9 grs
Hương phụ 9 grs
Trần bì 6 grs

-Bạch thược là vị chính trong thang thuốc để làm giảm tức, đau vùng thượng vị và hai bên giang sườn.
-Quế bì: Điều hòa trung khí, ôn trung.
-Đương qui: Bổ huyết, phối hợp với bạch thược để trị tiêu chảy và bụng đau tức.
-Bạch truật, hoàng cầm, hoàng liên: Tiêu tích trung tiêu và thanh nhiệt.
-Bing lăng: Giáng tỳ khí
-Mộc hương: Giảm đau bụng, hóa thấp, tản khí.
-Sài hồ, chỉ xác, hương phụ, trần bì: Tản khí và tiêu thực.
-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.

Kỳ trước chúng ta đã tìm hiểu về tiêu chảy cấp tính và kỳ này chúng ta nói về tiêu chảy mãn tính. Như thận dương suy thường bị tiêu chảy hàng ngày, nhưng can tỳ bất hòa thì có khi đi, có khi không. Nói chúng bị tiêu chảy mãn tính, thường đưa tới thiếu máu, lạnh tứ chi vì dương suy, gây ra chóng mặt, mất ngủ, biếng ăn. Nhất là những người cao niên thường hay bị bệnh này, đôi khi chóng mặt có thể ngã, gây xương là chuyện thường.

Cho nên cẩn phải được chữa trị càng sớm càng tốt, giúp cho ăn uống kiện toàn tiêu hóa, tạo được đầy đủ khí huyết, để giúp cho cơ thể có sức khỏe sung mãn. (BS Đặng Trần Hào)

Mời độc giả xem video nấu ăn “Cách làm bánh bông lan Nhật Bản”