Chức năng thận suy khi thử máu (tiếp theo)

BS Ðặng Trần Hào

Kỳ trước chúng ta đã nói về thận dương và thận âm suy. Kỳ này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về thận âm suy nhiều hơn thận dương và ngược lại.

Thận âm suy nhiều hơn dương

Âm suy nhiều hơn dương, nên chúng ta phải phối hợp vị thuốc bổ âm nhiều hơn, đồng thời dưỡng dương.

Trong trường hợp này, bệnh nhân thường có những triệu chứng: chân lạnh, ngủ chập chờn, hay mệt mỏi về chiều, tứ chi đau nhức, khi có, khi không, da khô, miệng khô, quý bà âm hộ khô. Nếu tình trạng này kéo dài có thể có dư cholesterol và triglyceride trong máu. Ăn đôi khi đầy hơi, bụng đầy trướng, đồng thời thử máu thấy chức năng của thận suy. Mạch phù sác, có khi vi lưỡi hơi đỏ và khô. Dùng thuốc bắc, vừa bổ huyết, vừa bổ khí để quân bình âm dương. Còn nếu uống thuốc bắc không quen thì có thể dùng cao sâm Hoa Kỳ, cho thêm đương quy, thục địa, xuyên khung, hà thủ ô. Uống một thời gian thận sẽ trở lại bình thường khỏi phải đi lọc thận vô cùng phiền phức và khó chịu.

Bài thuốc
1-Phục linh 9 grs
2-Đảng sâm 9 grs
3-Cam thảo 6 grs
4-Đương quy 12 grs
5-Xuyên khung 9 grs
6-Thục địa 12 grs
7-Bạch thược 9 grs
8-Toan táo nhân 9 grs
9-Viễn trí 6 grs
10-Bá tử nhân 9 grs
11-Đỗ trọng 9 grs
12-Độc hoạt 9 grs
13-Tần giao 9 grs
14-Trạch tả 9 grs
15-Chỉ xác 9 grs
16-Hương phụ 9 grs
17-Đại táo 3 trái

-Xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa: Bổ thận âm.
-Phục linh, đảng sâm: Bổ tì khí.
-Toan táo nhân viễn trí, bá tử nhân: An tâm, ngủ ngon.
-Đỗ trọng, độc hoạt, tần giao: Trị nhức mỏi.
-Chỉ xác, hương phụ: Tản khí và giáng khí trung tiêu, hết sình trướng.
-Trạch tả: Lợi tiểu, thanh hư hỏa, giảm khô da và khô miệng.

Thận dương suy nhiều hơn âm

Trường hợp này, bệnh nhân chân tay hay lạnh, ăn không tiêu hóa được, ăn ít và lười ăn. Đại tiện lỏng, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trắng, chân yếu, đứng lên ngồi xuống không có lực, mệt mỏi. Quý ông sinh lý yếu, nếu không chữa trị sẽ đưa tới bất lực, không còn khả năng làm tình. Đàn bà lạnh cảm không còn thích thú chăn gối. Lưỡi mập và trắng. Mạch trầm trì.

Bài thuốc
1-Phục linh 9 grs
2-Hồng sâm 12 grs
3-Bạch truật 9 grs
4-Cam thảo 6 grs
5-Hoàng kỳ 9 grs
6-Phụ tử chế 9 grs
7-Nhục thung dung 6 grs
8-Tang phiêu tiêu 9 grs
9-Ích trí nhân 9 grs
10-Cẩu tích 9 grs
11-Bá kích thiên 9 grs
12-Hoài sơn 9 grs
13-Trạch tả 9 grs
14-Sa nhân 3 grs
15-Can khương 9 grs
16-Ngũ gia bì 9 grs
17-Thiên niêm kiện 9 grs
18-Đại táo 3 trái

-Hồng sâm: Bổ thận khí.
-Phụ tử chế, nhục thung dung: Bổ thận dương.
-Bạch truật, sa nhân, can khương: Bổ tì, ôn trung tiêu, giúp ăn uống bình thường.
-Ích trí nhân, tang phiêu tiêu, trạch tả: Điều hòa lượng nước tiểu.
-Cẩu tích, bà kích thiên: Bổ thận khí, điều hòa sinh lý.
-Ngũ gia bì, thiên niêm kiệm: Gia tăng sức mạnh của đầu gối, đi đứng vững vàng.
-Hoàng kỳ: Bổ phế khí, giúp thờ dài hơi.
-Phục linh: Bổ tì và điều hoa lượng nước trong cơ thể.
-Đại táo: Bổ âm và phối hợp các vị thuốc.

Thận dương và âm suy ngang nhau

Nếu thận âm và dương suy ngang nhau dùng bài Thập Toàn Đại Bổ để bổ cả âm lẫn dương.

Bài thuốc
1-Đảng sâm 9 grs
2-Phục linh 9 grs
3-Bạch truật 9 grs
4-Quế bì 9 grs
5-Xuyên khung 9 grs
6-Đương quy 9 grs
7-Thục địa 9 grs
8-Bạch thược 9 grs
9-Hoàng kỳ 9 grs
10-Cam thảo 6 grs  (BS Ðặng Trần Hào)

Mời độc giả xem chương trình nấu ăn “Bò lúc lắc”