Friday, March 29, 2024

Công nhân may dệt Việt Nam có thể mất việc vì robot Mỹ

THE WALL STREE JOURNAL (NV) – Phóng viên nhật báo The Wall Street Jounal đã tới quan sát một “xưởng may” ở Bangladesh, để chứng kiến công việc khâu những chiếc áo len chui đầu loại đắt tiền cho các công ty thời trang như H&M và Zara đang tiến hành.

Nhưng nhà báo không mô tả những đội ngũ công nhân ngồi sau các “máy may” kiểu thế kỷ 19, 20, mà chỉ thấy một chiếc “máy may” rất lớn do người Đức chế tạo đang làm công việc “may áo” hoàn toàn tự động. Chiếc máy may này lớn bằng một chiếc máy in hiện đại, có thể chứa đầy một căn phòng.

Công việc may quần áo đã được trao cho máy móc sớm nhất trong lịch sử cơ khí hóa của loài người, bắt đầu bằng những chiếc máy đạp bằng chân, qua đến máy điện. Nhưng cả hai loại cơ khí này đều cần có bàn tay, và chân, của con người điều khiển. Vì thế nhiều quốc gia nghèo với đội ngũ công nhân thất nghiệp cao đã đóng vai cung cấp lực lượng lao động cho công nghiệp may dệt toàn thế giới.

Bắt đầu từ thập niên 1960- 70, các nước Nhật Bản rồi Nam Hàn, Đài Loan đã thiết lập các xưởng may cho các nước Âu, Mỹ. Qua thập niên 1980, khối công nhân vĩ đại của Trung Cộng đã biến thành đạo quân làm thuê rẻ tiền cho những công ty quần áo, nhất là các công ty thời trang Âu, Mỹ. Từ 20 năm qua, công nhân Trung Quốc cũng dám đòi tăng lương, các máy may được di chuyển qua các nước nghèo hơn như Việt Nam, Campuchia; giúp cho kinh tế các nước này đứng vững. Nhưng tình trạng này sắp thay đổi.

Từ giữa thế kỷ 20 các máy tự động thay con người (rô bô, robots) đã xuất hiện trong các nhà máy ráp xe hơi, tàu thủy, làm các loại máy gia dụng, vân vân. Với kỹ thuật tin học phát triển, máy vi tính đã giúp các rô bô làm việc hiệu quả hơn. Các robot làm việc chính xác hơn, nhanh chóng hơn, và đỡ tốn tiền hơn.

Một hậu quả là nhiều công nhân mất việc. Trước đây chúng ta hay dịch robot là “người máy” nhưng phần lớn các robot không mang hình dạng giống như con người nữa, mà chỉ là những bộ máy chạy tự động, có khi to lớn như một cái nhà tiền chế.

Sang thế kỷ 21, các robot bắt đầu xâm nhập vào kỹ nghê may mặc. Bộ “máy may” mà nhà báo thấy ở Bangladesh thuộc thế hệ các robot đầu tiên gia nhập nghề may dệt. Công ty Yuho Sewing Machine Co ở Nhật Bản đang đưa ra một “máy may” thuộc “thế hệ” mới có thể khâu được những đường kim mũi chỉ phức tạp, rắc rối hơn, mà nếu làm bằng ngón tay con người thì mất nhiều thời giờ hơn.

Công ty Softwear Automation, ở Atlanta, bên Mỹ đã sản xuất các dụng cụ tự động cho các xưởng may từ lâu, đặt tên các robot làm nghề may của họ là “sewbots,” ghép động từ “sew,” may, với robots. Sang năm 2019, công ty sẽ thiết lập bộ máy khâu may tự động cho một nhà máy may do Tinyuan Garments Co., một công ty của Trung Quốc, làm chủ. Một điều bất ngờ trong dự án “tự động hóa” này là nhà máy đó không dựng nên ở nước Tàu mà ngay tại thành phố Little Rock, thủ phủ tiểu bang Arkansas, nước Mỹ.

Các công nhân may dệt ở Việt Nam nên tính toán trước khi mất việc: Công nghiệp tự động hóa, dùng robot sẽ đem rất nhiều việc trong ngành thời trang trở về làm tại nước Mỹ và các nước Âu châu. Các công ty thời trang sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền chuyên chở hàng hóa. Trong một nghề cạnh tranh gắt gao, tiết kiệm được đồng nào cũng tốt để có thể bán với giá rẻ hơn.

Ngành thời trang cũng cạnh tranh ráo riết trong cuộc đua chạy đuổi theo kịp với thị hiếu, đặc biệt là giới trẻ thích thay đổi và hay đua đòi. Nhờ robot tự động hoá các công ty thời trang đặt trung tâm sản xuất nằm ngay giữa thị trường tiêu thụ Âu Mỹ, nhờ thế họ có thể thay đổi kế hoạch sản xuất nhanh, trong một ngày, một giờ, theo sát nút khi thị hiếu của khách hàng thay đổi với mầu sắc mới, đường nét, kiểu cọ mới. (Đ.T)

Liên Hiệp Quốc đòi Việt Nam thả người bị tù vì chống Formosa

MỚI CẬP NHẬT