Đại tiện bí kết

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Đại tiện khô cứng, khó đẩy ra, có khi vài ngày mới đi được một lần, lọn nhỏ và khô, còn gọi là đại tiện bí.

Bệnh thường xảy ra ở người nhiều tuổi, hay ăn thức ăn có nhiều tinh bột, thiếu rau hay chất xơ và tiểu tiện bí kết đã thành thói quen, cố gắng đi đôi khi bị chóng mặt, mắt hoa, có thể là nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não.

Đối với phụ nữ sau khi sanh nở, bị mất máu nhiều, hay ăn uống khống đầy đủ, gây thiếu máu, gây ra hư hỏa âm ỉ đất trong ruột già, tiêu thụ nhiều tân dịch gây ra đại tiện bí…

Bệnh do táo, nhiệt

Bệnh để lâu ngày khô kết khó đi, bụng trướng đầy khó chịu là do ruột táo, nhiệt kết, thiếu tân dịch trong ruột già mà gây ra. Mạch vi sác, lưỡi khô đỏ, rêu lưỡi vàng.

Bài thuốc:
1-Hỏa mã nhân 25 grs
2-Chỉ xác 12 grs
3-Hậu phát 9 grs
4-Đại hoàng 9 grs
5-Phan tả diệp 12 grs
6-Úc lý nhân 15 grs
7-Đương quy 15 grs
8-Cát căn 12 grs
9-Đại phúc bì 9 grs
10-Hương phụ 9 grs
11-Thục địa 15 grs
12-Cam thảo 6 grs

-Phan tả diệp, đại hoàng, úc lý nhân, hỏa mã nhân, cát căn: Nhuận táo.
-Đương quy, thục địa: Bổ âm.
-Hương phụ: Tả khí trung tiêu.
-Đại phúc bì: Giáng khí.
-Hậu phát: Kiện toàn tiêu hóa.
-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc.

Do thận âm bất túc gây ra

Bệnh nhân ăn uống bình thường, đôi khi còn ăn nhiều, miệng khô về đêm, đêm đi tiểu vài lần, ngủ chập chờn không ngon giấc, da khô, tim đập nhanh về đêm, khát nước nhưng uống ít. Đi đại tiên khó, lúc ban đầu phân ra khô và lọn nhỏ, sau đó phân bình thường, bệnh nhân nên ăn nhiều rau, trái, uống nước trái cây xay hằng ngày. Ăn ít tinh bột và thịt. Mạch vi sác, lưỡi khô và đỏ.

Bài thuốc:
1-Qua lâu nhân 12 grs
2-Tỳ bà diệp 9 grs
3-Đương quy 12 grs
4-Tang thầm 12 grs
5-Sinh địa 9 grs
6-Mạch môn đông 9 grs
7-Câu kỷ tử 9 grs
8-Úc lý nhân 9 grs
9-Huyền sâm 9 grs
10-Đan sâm 9 grs
11-Toan táo nhân 9 grs
12-Viễn trí 9 grs
13-Đại hoàng 9 grs

-Qua lâu nhân, tỳ bà diệp, mạch môn đông: Thanh nhiệt, thương tiêu.
-Đại hoàng, úc lý nhân: Nhuận táo.
-Đan sâm, huyền sâm, viễn trí, toan táo nhân: An tâm và nhuận táo.
-Đương quy, tang thầm, sinh địa: Bổ âm, dưỡng huyết và nhuận táo.

Do tì khí suy và thấp gây ra

Ăn không ngon và khó tiêu hóa, chân tay yếu đôi khi không lực, hay sợ lạnh, vài ngày mới đại tiện một lần, không có sức rặn vì tì khí và thận khí suy. Tì suy làm bắp thịt nhão nên không có lực, khí suy lâu ngày gây ra thiếu máu và không kiện toàn tiêu hóa nên hóa thấp. Mạch trầm, trì, rêu lưỡi trắng và nhợt.

Bài thuốc:
1-Bạch truật 30 grs
2-Chỉ xác 12 grs
3-Thương truật 30 grs
4-Nhục thưng dung 15 grs
5-Đảng sâm 12 grs
6-Phục linh 12 grs
7-Cam thảo 9 grs
8-Sa nhân 6 grs
9-Bạch đậu khấu 9 grs
10-Đại phúc bì 9 grs

-Bạch truật, thương truật, đảng sâm: Bổ tì khí.
-Nhục thung dung: Bổ thận khí.
-Sa nhân, bạch đậu khấu, phục linh: Bổ tì khí và tiêu thấp.
-Chỉ xác: Tản khí trung tiêu.
-Đại phúc bì: Giáng khí.
-Cam thảo: Bổ khí và phối hợp các vị thuốc.

Bệnh do can uất kết

Đại tiện khô kết, không thông, đầy hơi, tức hai bên giang sườn, kém ăn, hay thở dài, miệng đắng và khô. Mạch huyền và sác. Lưỡi khô và đỏ.

Bài thuốc
1-Sài hồ 15 grs
2-Hâu phác 12 grs
3-Hà thủ ô 9 grs
4-Nhục thung dung 9 grs
5-Chỉ thực 12 grs
6-Bạch thược 12 grs
7-Hỏa mã nhân 15 grs
8-Đương quy 12 grs
9-Cam thảo 3 grs
10-Đại hoàng 9 grs
11-Hương phụ 9 grs
12-Đại phúc bì 9 grs

-Sài hồ, bạch thược: Xơ gan.
-Hỏa mã nhân, đại hoàng: Nhuận táo.
-Nhục tung dung: Ôn trung.
-Hậu phát: Kiện toàn tiêu hóa.
-Hà thủ ô, đương quy: Bổ huyết.
-Chỉ thực, hương phụ: Tản khí trung tiêu.
-Đại phúc bì: Giáng khí.
-Cam thảo: Phối hợp các vị thuốc. (BS Đặng Trần Hào)

Nga trả đũa, trục xuất 160 ngoại giao quốc tế