Thursday, April 18, 2024

Đông y chữa mất quân bình khí huyết

Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Theo người xưa truyền lại, nguồn gốc của khí nằm tại trung tâm trung tiêu, được phế điều hòa.

Gừng tươi chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh… (Hình: Pixabay/Pexels)

Ngoài phụ thuộc vào hình thể, trong phụ thuộc vào cơ tạng, nó được ngày và đêm điều hòa, do dương và âm qua sự hoạt động của tiểu thiên địa, vũ trụ làm việc nhịp nhàng và quân bình âm dương hay còn gọi là khí huyết.

Điều hòa bằng cách khí thăng giáng và vào ra. Nói một cách ngắn gọn khí là nguồn gốc hoạt động xâm nhập vào cơ thể. Máu luân lưu được là nhờ sự đẩy của khí, nhận thức ăn của dạ dày cũng phải nhờ vị khí, sự kiện toàn tiêu hóa cũng phải nhờ tì khí, sự hít thở của phế cũng phải nhờ phế khí, sự lớn mạnh tự nhiên cũng như sự phát triển sính lý của thận cũng phải cần thận khí.

Tóm lại tất cả các khí đều thể hiện nhịp nhàng trong cơ thể con người cũng như trong tạng phụ.

Khí thường hoạt động bình thường theo quy luật tự nhiên. Nếu bị ảnh hưởng của tánh tình hay bị tấn công ở ngoại cảnh, bị ảnh hưởng do dùng thuốc quá liều hay thương xuyên làm tổn thương tới vệ khí hay vinh khí mà gây ra bệnh.

Thí dụ, phế khí và vị khí bình thường đi xuống, nếu đi lên là bất thường. Tì khí thường đi lên, nếu đi ngược chiều xuống sẽ gây ra bất thường.

Nếu phế khí bất thường đi nghịch lên thì gây ra ho. Sự bất thường đi xuống của vị khí sẽ gây ra đánh hơi và mửa.

Nếu tì khí đi xuống sẽ gây ra xệ tử cung hay xệ ruột và gây ra đi tiêu chảy mãn tính.

Trường hợp bị ho và mửa, chữa trị phải cho thuốc hay châm cứu cho phế khí đi xuống. Trong khi làm khi thăng lên được dùng chữa cho trệ tử cung, trĩ lòi trê hay đi đại tiện lỏng mãn tính.

Vị khí là gốc khí của sản phụ khi sinh nở, khi vị khí tràn đầy, nó giúp cho năm tạng làm việc điều hòa và mạnh khỏe vô bệnh. Nhưng khi vị khí suy yếu đưa đến bệnh bất thường. Thí dụ thuốc uống để chống lại bệnh tật nó cũng đòi hỏi vị khí phải mạnh để phong tỏa thuốc men. Điều này vô cùng quan trọng để bảo vệ vị khí trong khi chữa trị những bệnh tật.

Thí dụ khi dùng những vị thuốc quá hàn để chữa trị những bệnh về thực nhiệt (như long đởm thảo để tả nóng gan…) chúng ta phải coi chừng và không dùng lâu làm tổn thương vị khí, hay chúng ta phải phối hợp với một số các vị khác để bảo vệ cho vị khí không bị tổn thương, nếu không chẳng bao lâu vị khí bị thất thoát và  ngưng vai trò của nó đưa tới thoát khí, không còn đủ tiếp trợ cho tiên thiên khí. Nó sẽ làm ảnh hưởng tới sự tiếp tục dùng thuốc và phương pháp vật lý trị liệu không có hiệu quả.

Nhưng kinh mạch của sáu phủ sẽ không được bảo vệ khi vị khí bất thường đi lên. Nếu trong thời gian về đêm bị ứ đọng đồ ăn hay nhiêt bị tắc, cộng với thuốc cho tản sự ứ đọng và thanh nhiệt (chúng ta chỉ dùng thuốc nhuận trường khi bị ứ đọng tại hạ tiêu).

Nhiệm vụ của tì khí là điều hòa, thông cho khí đi lên, và tì khí luôn luôn đi lên chứ không bao giờ đi xuống. Nếu tì khí suy yếu, khí không thông, không thể thăng lên được mà lại còn đi giáng xuống. Điều này có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đói nhưng ăn không được bao nhiêu và gây ra sa tử cung hoặc xệ ruột…, làm trệ khí của trung tâm khí. Trong lúc này ngoài việc bổ tì khí, giúp tăng cường tì khí, điều cần thiết là phải dùng thuốc để thăng khí.

Khí của gan thường phạn qua tì và vị can thiệp vào chiều đi lên và xuống của tì và vị khí, đưa tới sự bất thường của vị và ruột. Khi gan khí phạm vị, gây ra đánh hơi, lợm giọng, mửa hay bệnh nhân cảm thấy như có gì vướng ở thanh quản, khạc không ra, thỉnh thoảng phải ho, nhưng không có đờm, đầy hơi vùng thược vị hay còn gọi là mai hạc khí.

Khi gan khí phạm tì sẽ bị đầy hơi, đại tiện hơi lỏng và mịn.

Dược liệu mộc qua để trị chân tay tê bì, đau lưng mỏi gối, tiêu chảy, ăn không tiêu… (Hình: thuocdantoc.org)ngTranHao

Dù là gan khí phạm tì hay vị, sẽ có nhiều hay ít những triệu chứng giống nhau về gan khí không thông như đau dưới giang sườn, đau bụng dưới, thường hay thở dài, tức và đau vùng ngực. Trong trường hợp này chúng ta chỉ cần dùng thuốc để tản khí và thông khí, thuốc hay dùng là sài hồ.

Khi gan khí nghịch lên gây lợm giọng, buồn mửa, nhưng không thường xuyên đi lên thì không nên dùng những vị gồm uất kim, chỉ xác, hương phụ.

Nếu gan âm suy thì không dùng thuốc có mùi hương vì nó thương gây thất thoát gan âm, trong lâm sàng nếu gan âm và vị khí không quá suy. Chúng ta có thể dùng ngô thù du, bán hạ, gừng tươi để điều hòa vị khí.

Nếu gan âm và vị khí suy, thì chúng ta có thể dùng bạch thược, mộc qua.

Còn bổ gan âm dùng bạch biển đâu, mạch môn đông. [qd]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT