Thursday, March 28, 2024

Nên làm gì với căn nhà khi người thân qua đời

(Realtor.com) – Khi một người trong gia đình qua đời, ngoài sự mất mát về tình cảm, còn có nhiều công việc phải làm đối với tài sản của người quá cố – bất cứ bất động sản hoặc vật sở hữu nào mà người đó để lại.

Vì đây là một thời điểm khó khăn, thật dễ hiểu khi nhiều người trong hoàn cảnh này phạm phải những sai lầm. Sau đây là một số sai lầm thông thường và bạn phải làm thế nào cho đúng.

1- Kiểm điểm từng món một:

Người ta có khuynh hướng kiểm điểm từng món mà họ thấy khi đi khắp nhà. Nhưng việc này dễ dàng trở thành sự phí phạm thời gian: bạn có thể bỏ ra vài giờ đồng hồ chỉ để đọc hết các giấy tờ trong một ngăn kéo.

Nếu muốn tránh mất thì giờ, bạn nên áp dụng một phương pháp phân loại giản dị. Bạn có thể lấy bốn cái thùng được đánh dấu để chứa thư từ cá nhân, các hình ảnh, giấy tờ y khoa, và các tài liệu pháp lý. Hãy đi khắp nhà chỉ để tìm kiếm những món đó và cất nó vào những thùng đã được phân loại. Sau này bạn có thể xem lại mỗi thùng và quyết định những gì nên giữ, những gì nên bỏ.

2- Đừng đánh giá thấp những món bạn không quen thuộc:

Vài người sẽ cẩn thận gom góp những món đồ bằng bạc và bỏ những món khác ở lề đường. Tuy nhiên, bạn đừng cho rằng những món đồ đó vô giá trị, chỉ vì vài món giải trí và thể loại mỹ thuật không phải là sở thích của bạn.

Bạn nên nói chuyện với một người định giá chuyên nghiệp trước khi duyệt xét tài sản để bảo đảm bạn không bỏ qua một món đồ quý hiếm và có giá trị.

3- Đánh giá quá cao những món bạn thích:

Khi bạn thích một thứ gì, bạn có khuynh hướng đánh giá cao hơn trị giá thị trường của nó.

Một lần nữa bạn nên kềm chế những mong ước của bạn và làm việc với một chuyên viên thẩm định trị giá để tìm biết giá trị thực sự của các món đồ.

4- Đừng bỏ qua gác xép và tầng hầm:

Có thể cha mẹ bạn trước đây có đời sống bình dị và bạn cho rằng họ không có món gì đáng giá. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi gặp một bức tượng nhỏ trên gác xép trị giá hàng chục ngàn đô la.

Do đó, đừng coi thường căn gác xép và tầng hầm. Đó là những nơi mà người ta tìm thấy hầu hết những món có giá trị.

5- Để cho những người bạn rành đồ cũ phân loại và đánh giá tài sản:

Bạn có những người bạn ưa thích những món đồ cũ và tình nguyện kiểm điểm tài sản của cha mẹ bạn. Họ làm công việc đó miễn phí thay vì bạn phải thuê mướn người khác. Trừ phi họ là những chuyên viên, bạn không nên nhờ họ. Họ có thể khuyến cáo bạn hiến tặng một món đồ cổ đáng giá.

Bạn có thể nhờ bạn bè giúp bạn về những công việc khác. Hầu hết các công ty mua bán di sản sẽ thực hiện một vụ tham khảo miễn phí, do đó bạn vẫn có thể nhờ tới sự hiểu biết chuyên môn của họ nếu cần. Bạn nên nhờ một người có hiểu biết về tiến trình tìm hiểu lai lịch của một món đồ.

6- Nên bán cho những nhà sưu tầm thay vì những người buôn bán:

Phần lớn mọi người trước tiên xem xét việc bán cho những người buôn bán. Nhưng nên nhớ rằng một người buôn bán nữ trang sẽ trả ít tiền hơn một người tiêu thụ bình thường nếu người này thích món đồ đó. Người buôn bán nữ trang muốn kiếm lời, trong khi người tiêu thụ chỉ muốn làm chủ món đồ đẹp đẽ đó.

Do đó, nếu có thể hãy bán cho những nhà sưu tầm thay vì những người buôn bán. Người tiêu thụ không cần một món lời, do đó họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn.

7- Không đối phó với những món nợ:

Nên nhớ rằng một di sản cũng bao gồm những món nợ.

Theo Ủy Ban Mậu Dịch Liên Bang (FTC), tại Hoa Kỳ, trong hầu hết các trường hợp, những người trong gia đình của người quá cố không có trách nhiệm phải trả những món nợ của người chết. Nhưng cần phải sử dụng tài sản của người quá cố để trả nợ. Nếu tài sản không đủ để trả hết nợ, phần còn lại sẽ không phải trả. Tuy nhiên, có vài trường hợp khi các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trả nợ: nếu họ cùng ký tên, là một người phối ngẫu của người quá cố, hoặc có trách nhiệm pháp lý để thanh lý di sản và đã không tuân hành luật pháp.

Hãy đi ngược thời gian khi theo dõi bất cứ món nợ nào mà người chết để lại. Hãy bảo đảm các nghĩa vụ đều tuân theo luật pháp. Bạn có thể cần phải thuê mướn một luật sư. Bạn cũng có thể tiếp xúc với văn phòng Bộ Trưởng Tư Pháp tiểu bang nếu bạn cần giúp đỡ. (N.N)

Mời độc giả xem chương trình “Du lịch Slovenia đến hang động Postojna”(Phần 2)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT