Friday, March 29, 2024

Thở hụt hơi

Bác Sĩ Ðặng Trần Hào

Thở hụt hơi là chúng ta hít vào ngắn hơn thở ra, hay còn gọi là thận bất nạp khí.

Phổi là tạng có nhiệm vụ trao đổi khí carbon dioxide từ trong máu với khí oxygen trong không khí. Khí chúng ta hít vào bị yếu, coi như là bất bình thường. Nguyên nhân gây ra bất thường có thể do bẩm sinh khi bố mẹ sinh ra và do môi trường sống. Thí dụ như không khí ô nhiễm, hút thuốc lá quá nhiều hít vào phổi gây ra nguyên nhân thở khó khăn.

Dĩ nhiên nguyên nhân gây ra khó thở là liên quan với chức năng của hệ thống hô hấp. Thường những phế quản không hoạt động đúng mức, như bị suyễn, phổi bị nghẹt mãn tính. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân do các tạng phủ khác gây ra như: bệnh về tim, phổi bị tràn dịch…

Có một số người về đêm thở khó hơn ban ngày và thở vào ngắn hơn cũng thường liên quan tới tuổi tác, sức đàn hồi của phổi bị suy giảm và những phế quản bị co nhỏ lại. Vì cơ thể con ngưởi thay đổi theo thời gian, mà Đông y gọi là những giai đoạn thịnh suy của cơ thể. Thường thường thì sau khi thay đổi, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh lại trong một giai đoạn ngắn, nhưng có một số người vị sức khỏe yếu nên không thể đìều chỉnh lại được nữa.

Theo Y Khoa Ðông Phương ngoài phổi là tạng chính về hô hấp, nhưng quan niệm phổi chỉ có nhiệm vụ chứa khí, còn hít vào và thở ra là liên quan tới tạng thận.

Một khi thận mạnh thì phổi hít thở bình thường và không bị trở ngại, trừ những trường hợp hút thuốc quá độ gây ra những phế nang bị co nhỏ lại hay bị tắc nghẽn.

Ngoài ra chúng ta bị thở hụt hơi còn do những nguyên nhân sau:

-Thiếu máu, khí suy, người bị bệnh mãn tính như tì vị suy lâu ngày ăn uống không đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng cơ thể hay sinh huyết. Bị lưu đầy làm việc quá độ mà không được nuôi đầy đủ gây ra thiếu dinh dưỡng, chẳng hạn như những cựu quân-dân-cán-chính Việt Nam Cộng Hòa bị lưu đày nhiều năm trong ngục tù, vừa thiếu ăn, vừa bị đe dọa mạng sống, hại đến thận.

Những người đi vượt biên, vượt biển đi tìm tự do gặp sóng to, gió lớn, hay bị cướp bóc, chém giết, hãm hiếp, vứt người xuống biển, là những việc xảy ra vô cùng kinh hoàng và không tưởng, không ít thì nhiều cũng bị ảnh hưởng tới thận một khi còn sống sót cập được vào bến bờ tự do. Mặc dù nhũng điều này đã xẩy ra từ hơn ba thập niên trước, nhưng nó vẫn còn tồn tại trong chúng ta, khi chúng ta tuổi đởi chồng chất, thay vì bình thường, thì nay bị suy yếu sớm hơn, gây ra nhiều bệnh khác nhau, nhưng thở hụt hơi cũng chính là một trong những nguyên nhân đó.

Còn đối với đời sống tại Mỹ, nhất là người tị nạn chúng ta sống trong một đất nước hoàn toàn khác biệt về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ. Dù rằng ở quê hương chúng ta có được học Anh ngữ, nhưng cũng chỉ biết đọc và biết viết vừa phải, nhưng khi chúng ta nói và nhất là nghe thì rất là khó khăn. Học Anh ngữ không thể một sớm một chiều mà chúng ta nói cho đúng và nghe cho hiểu hết được. Ðây cũng là điều làm chúng ta bực bội và dễ đưa tới chán nản và buông xuôi cuộc đời và từ đó thả lỏng, và xả láng vào những rượu chè, hút xách, cờ bạc mà ảnh hưởng tới cơ các tạng và nhất là thận mà gây ra bệnh khó thở, thở hụt hơi.

Còn đối với người cố gắng hết sức mình vào cách vừa đi làm ban ngày, vừa đi học ban đêm và ăn uống không đủ dinh dưỡng hay đồ ăn làm sẵn và không có thì giờ nghỉ ngơi tối thiểu nên cũng gây nhiều trường hợp đáng tiếc xẩy ra và cũng có thể làm thận và những cơ tạng khác suy yếu mà gây ra bệnh…

Thiết tưởng chúng ta cũng nên biết thêm về phế theo quan niệm của Y Khoa Ðông Phương.

Phế chủ khí, là vật chất trọng yếu để duy trì sự sống. Khí được tạo bởi hai nguồn: một là khí ở trời do phế hít vào. Hai là tinh khí trong đồ ăn uống vào dạ dầy được phối hợp với tỳ và chuyển hóa thành hai phần khí. Phần thanh khí chuyển lên phổi để đưa vào tim đi nuôi cơ thể. Phần trọc khí đưa xuống ruột non, ruột già thanh lọc một lần nữa, phần thanh đưa lên phế và phần trọc đưa xuống ruột già và bàng quang thải ra ngoài. Hai khí này kết hợp lại chứa ở lồng ngực gọi là “tôn khí.” Tôn khí là nguồn gốc của khí trong toàn thân có nhiệm vụ trao đổi hít thở, dồn về tâm và đưa vào kinh mạch đi nuôi cơ thể.

Tâm chủ về huyết và phế chủ về khí. Cơ thể nhờ sự vận hành tuần hoàn của khí huyết để vận hành chất dinh dưỡng, duy trì hoạt động cơ năng hoạt động nhịp nhàng giữa các tạng phủ. Tâm với phế, huyết với khí nương tựa nhau tạo nên sự làm việc chặt chẽ và nhịp nhàng trong thân thể của chúng ta.

Phế còn thông điều thủy đạo, và túc giáng: Nếu phế mất khả năng túc giáng sự thay đổi cũ mới của thủy dịch sẽ gây ra trở ngại, thì thủy dịch sẽ dồn lại, tiểu tiện sẽ không thông, lâu ngày sẽ sinh ra phù thũng. Phế chủ về khí, cho nên lỗ chân lông cũng gọi là “khí môn.” Người bệnh phế khí hư có thể gây ra suyễn và da lông cũng thường bị hư yếu, hay ra mồ hôi còn dễ bị cảm khi thời tiết đổi từ nóng sang lạnh, hay đổi từ Thu sang Ðông là như vậy.

Bệnh thở hụt hơi do thận khí và phế khí sinh ra, hay còn gọi là thật bất nạp khí. Bệnh nhân thở hụt hơi, có nghĩa hít vào ngắn hơn thở ra, suyễn, đau phần dưới lưng, sợ lạnh, sắc mặt đen sậm. tinh thần mệt mỏi, hay sợ sệt.

Ðể chữa bệnh này dĩ nhiên chúng ta phải dùng bài Bát Vị Ðịa Hoàng Thang thêm: hoàng kỳ, tử tô tử, bách bộ, khoảng đông hoa, tử uyển, bán hạ.

Bài thuốc:
-Phục linh 9 grs
-Mẫu đơn bì 9 grs
-Quế bì 3 grs  
-Thục địa 15 grs  
-Sơn thù du 9 grs
-Phụ tử 3 grs
-Trạch tả 9 grs
-Hoài sơn 9 grs

Gia:
-Hoàng kỳ 9 grs
-Tử tô tử 9 grs
-Khoảng đông hoa 9 grs
-Tử uyển 9 grs
-Bán hạ 4 grs
-Bách bộ 6 grs

Nhiệm vụ của từng vị trong bài thuốc:

Thục địa: Gia tăng sức lực, bổ dưỡng và nuôi dưỡng.

Sơn thù du: Gia tăng sức lực, tăng cường thận, làm ấm bụng và chân, gia tăng sinh lực cho nam giới.

Hoài sơn: Nuôi thận, giảm sự lạnh của thân thể và giúp da trở lại mượt mà.

Mẫu đơn bì: Làm tan máu cục và giảm đau.

Phục linh: Làm thoát nước.

Trạch tả: Gia tăng đường tiểu tiện và giảm khát.

Quế bì: Giúp cho thục địa trong sự lưu thông máu và phục linh còn gia tăng sự tiểu tiên ở vùng hạ tiêu.

Phụ tử: Gia tăng thân nhiệt, tái tạo lại trách nhiệm của tạng phủ bị suy yếu và ăn khó tiểu sẽ nhờ phục linh và quế khai thông.

Nhiệm vụ của 6 vị thêm vào bài Bát Vị có tác dụng làm ấm phế, thông phê, tiêu đàm và giáng phế khi như tử tô tử.

Bài thuốc này giúp cho thận và phế ấm lại, người bệnh cảm thấy phấn chấn ra, hết thở hụt hơi, hết sợ lạnh, sợ gió, bớt đi tiểu nhiều lần và nhất là khi ho nước tiểu không bị rỉ ra nhất là đối với phụ nữ. Lý do thận khí suy là cơ vòng bị nhão ra không đàn hồi theo như ý mình muốn, vì vậy phải bổ thận khí.

Vì chúng ta đang tìm hiểu những bệnh liên quan tới thận và phế khi suy. Một khi phế yếu không hít thở được đầy đủ Oxygen cần thiết cho cơ thể và tế bào có cơ hội bị ung thư nhiều hơn người có phế khí khỏe để lấy đầy đủ Oxygen.

Và phế chủ về lông da, một khi thận khí và phế khí khỏe, chúng ta lấy được Oxygen đầy đủ, chúng không bị trở ngại về hô hấp và da dẻ chúng ta tươi nhuận và hồng hào. (BS Ðặng Trần Hào)

Video: Quê Nhà Quê Người Mới Cập Nhật

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.

MỚI CẬP NHẬT