Friday, March 29, 2024

Andean Condor, thần Điểu của đế quốc Inca, Peru

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Thập niên 1965-1975, nước Mỹ có hai nghệ sĩ dáng dấp sinh viên là Paul Simon và Garfunkel đã cho ra đời nhiều bản nhạc nổi tiếng thế giới như I Am A Rock, Bridge Over Troubled Water, The Sound Of Silence. Nhưng có lẽ một bản nhạc cho đến bây giờ vẫn cho tôi rất nhiều cảm xúc khác lạ là “El Condor Pasa/ Thần Điểu El Condor bay qua.”

Ngày ấy tôi chỉ biết yêu thích bản nhạc vì âm điệu và giai điệu của nó. Nhưng từ khi tôi có dịp đặt chân đến các đất nước Nam Mỹ thì “El Condor Pasa” không còn đơn thuần chỉ là một âm thanh điệu nhạc nữa, mà bản nhạc này bỗng nhiên trở thành như một message, một điều nhắn gửi của “ai đó” gửi đến trong tâm tư mình. Tôi mất một thời gian loay hoay tìm hiểu “ai là người” đã gửi cho mình tin nhắn đó. Sau cùng tôi cho rằng có lẽ “âm điệu của El Condor Pasa” chính là người đã gửi cho tôi tin nhắn “hãy tìm lại không gian thần Điểu El Condor đã bay qua!”

“El Condor Pasa” là tên của một “bản nhạc không lời” của người Peruvian được nhà soạn nhạc Daniel Alomia Robles cho trình diễn lần đầu tiên vào ngày 19 Tháng Mười Hai, 1913, tại Lima, thủ đô Peru. Vì là một bản nhạc không lời nên âm điệu của “El Condor Pasa” đã đến thẳng tâm tư người thưởng thức những rung động cảm xúc khác nhau. Tuy nhiên, các nhà soạn nhạc cho rằng âm điệu réo rắt nổi bật nhất, rung động nhất lại nằm ở phần hai của bài hát. Ngày nay, âm điệu của “El Condor Pasa” đã trở thành một “nốt nhạc” trong kho tàng di sản văn hóa Peru.

Không một ai đến Nam Mỹ mà lại không thưởng thức âm thanh réo rắt gợi buồn của El Condor Pasa, một âm điệu tưởng chừng như đưa người nghe nhập hồn vào một cõi tâm linh nào đó. Nếu có cơ hội, bạn nên nghe âm điệu “El Condor Pasa” qua phần trình diễn của những nghệ nhân Peruvian vì hầu như họ sử dụng những nhạc khí riêng biệt của họ như Bài Tiêu Ocarinas, Bamboo Antaras, Siku, Phukuna & Rondador, trống gỗ Bombo và trống lớn Wancara.

Di tích khu đền đài đá Machu Picchu, Peru. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Giai điệu âm thanh của những nhạc khí này toát ra một ma lực cuộn hồn người nghe vào với không gian núi đồi Andean Inca. Melody “El Condor Pasa” có phải chăng là một thông điệp tâm linh của bộ tộc Inca gửi đến văn hóa nhân loại với lòng hoài vọng của họ về một “khoảng thời gian vài trăm năm” mà họ đã hiện diện trên hành tinh trái đất này.

Câu chuyện “El Condor Pasa” được lồng vào một câu chuyện được kể vào đầu thế kỷ 20. Trong vùng núi Peruvian Andes tại khu mỏ Yapac, một bi kịch mâu thuẫn đã xảy ra giữa người Indians và người chủ gốc Mỹ. Ông Mc King chủ nhân khai thác vùng mỏ này bị Higinio giết chết. Mr Cup, một người chủ nhân khác lên thay thế ngay chức vụ của ông Mc King. Tuy nhiên, sau đó Mr Cup lại bị một người khác tên Frank ám sát chết. Giữa lúc các sự chém giết tiếp diễn vì các tranh chấp thì bất ngờ thần Điểu Andean Condor xuất hiện bay lượn trên bầu trời chết chóc đó. Người ta đã dùng hình ảnh này để kết thúc câu chuyện bi kịch nói trên. Từ đó, hình ảnh thần Điểu Andean Condor của vùng núi Andes bay lượn trên không trung trở thành một biểu tượng cho sự tự do trong dân gian người Inca.

Trước thế kỷ 13, bộ tộc Inca cũng chỉ là một bộ tộc nhỏ trong dãy núi Andes với nhiều câu chuyện cổ tích huyền bí. Nhưng rồi họ hùng mạnh lên, đánh chiếm và thâu tóm quyền lực của tất cả các bộ tộc chung quanh tạo thành một đế quốc Inca dài hơn 4,000 km và họ hiện diện hơn bốn thế kỷ tại vùng đất Columbia-Ecuador-Peru-Chile-Bolivia-Argentina ngày nay.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến sự tàn lụi của đế quốc Inca lại hao hao giống như câu chuyện người Indian mâu thuẫn với người chủ mỏ nước ngoài như đã kể trên. Không hiểu câu chuyện bi kịch này có liên hệ hay ám chỉ gì không đến bi kịch tranh ngôi vua của các vị hoàng tử Inca, họ đã không từ bỏ mọi thủ đoạn để tàn sát chém giết nhau tranh ngôi báu của vị vua cha để lại. Thậm chí họ dùng cả bàn tay ngoại bang thực dân Tây Ban Nha giúp đỡ trong việc tranh ngôi. Cuối cùng, các vị hoàng tử Inca đều bị mưu mô của thực dân trừ khử giết đi và lịch sử oai hùng của đế quốc Inca biến mất khỏi bản đồ thế giới từ thế kỷ 16.

Temple of El Condor trong khu đền đài Machu Picchu, Peru. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Thực dân Tây Ban Nha không những chỉ chiếm Inca mà còn tìm đủ mọi cách để tiêu diệt nền văn hoá và tôn giáo đặc thù của họ vì ảnh hưởng của nền văn hóa Inca quá lớn. Thực dân cũng tìm đủ mọi cách phá hủy các di tích Inca để người Inca không còn nhớ đến cội nguồn tôn giáo, quên đi các nghi thức tôn giáo của họ.

Thực dân Spain đã thành công trong việc dùng vũ lực để thống trị chiếm đóng đế chế Inca. Tuy nhiên, họ đã không hoàn toàn thành công trong việc khuất phục được nền văn hóa tôn giáo Inca. Điều này khiến người ta tin rằng tín ngưỡng tôn giáo Inca cũng có rất nhiều điểm đặc biệt đáng lưu tâm tìm hiểu.

Bộ tộc Inca có niềm tin mạnh vào tôn giáo của họ, trong đó Sun God (Cha Trời) và Mother Earth (Mẹ Đất) là hai vị thần linh mà bộ tộc Inca vô cùng tôn kính. Wiracocha một vị thần tối hậu lớn nhất trong tín ngưỡng Inca, thần Viracocha đã tạo dựng một “Nguồn Nước” giữa Cha Trời và Mẹ Đất để Trời Đất sinh sản ra trần thế muôn loài. Người Inca tin rằng có ba vị thần liên hệ mật thiết đến Cha Trời Mẹ Đất là thần Điểu Condor, thần Puma, và thần Rắn.

Thần Điểu Andean Condor thuộc về thế giới bên trên, thần tượng trưng cho phần tâm linh Inca. Thần Điểu được người Inca xem như là một kẻ truyền đạt thông tri, đưa tin nhắn gửi giữa Cha Trời Mẹ Đất.

Thần Báo Puma thuộc về thế giới trần tục, thần tượng trưng cho sức mạnh, nhanh nhẹn và sức sống của con người Inca.

Thần Rắn thuộc về thế giới bên dưới, thế giới tượng trưng cho sự hiểu biết. Cả ba vị thần này được bộ tộc Inca biểu tượng bằng hình ảnh “Three Steps/ ba bậc thang” vì hình ảnh “ba bậc thang” (Three Steps) có hình dáng của dốc núi, mang ý nghĩa hướng lên. Họ gọi biểu tượng này là “Pachamama.”

Một ban nhạc nghệ sĩ Peruvian sử dụng các loại nhạc khí riêng biệt. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Như đã nói trên, thực dân Tây Ban Nha từ các thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20 đã thành công trong việc giết chết thần Rắn và thần Báo Puma, nhưng họ đã không giết được thần Điểu Andean Condor. Thần Điểu Condor của Inca đã bay rất cao và rất xa, thần mang theo phần âm thanh tâm linh của Inca truyền đạt đến toàn thế giới, thần nhắn gửi đến thế giới ngày nay về một nền văn hoá và kiến trúc hết sức độc đáo của bộ tộc Inca.

Thần Điểu Andean Condor vẫn bay trên nền trời xanh biếc của không gian. Thần vừa bay vừa ngẩng đầu nhìn “Cha Trời” vừa ngắm nhìn xuống “Mẹ Đất.” Thần là con thoi, là kẻ đưa tin giữa Cha Trời Mẹ Đất. Thần là linh hồn của dân tộc Inca. Lòng tham và sự hẹp hòi của thực dân đã không phá hủy nổi không gian tự do tuyệt đối của thần Điểu “El Condor.” Ngàn năm sau, thần vẫn bay lượn trên không gian núi Andes và nhìn xuống Mẹ Đất của người Inca như một lời nhắn “Linh hồn Inca vẫn luôn hiện hữu giữa trần thế.”

“El Condor Pasa” là một bản nhạc không lời, nó chỉ là một thứ âm thanh ngậm ngùi của lịch sử đã qua. Sự tan rã của đế chế Inca chắc hẳn là một nỗi đau buồn cho cả một dân tộc Inca đã từng có một thời oanh liệt về chiến sử cũng như về các công trình kiến trúc văn hóa mà họ còn để lại cho hậu thế ngày nay.

Ngày nay, thần Điểu Andean Condor vẫn bay trở lại biên giới của đế quốc Inca xưa cũ và thần Điểu trở thành biểu tượng quốc gia cho các xứ Nam Mỹ như Columbia, Ecuador, Peru, Bolivia, Chile, và Argentina.

*Xin ghi lại dưới đây lời bản nhạc “El Condor Pasa (If I Could)” để độc giả có dịp biết qua về lời nhạc do Paul Simon viết năm 1969.

“I’d rather be a sparrow than a snail.
Yes I would.
If I could,
I surely would.

Away, I’d rather sail away
Like a swan that’s here and gone.
Its saddest sound.
I’d rather be a forest than a street.
Yes I would.
If I could,
I surely would.
I’d rather feel the earth beneath my feet.
Yes I would.
If I could,
I surely would.” (Trần Nguyên Thắng)


1-Escorted tour: Nhật Bản Mùa Hoa Anh Đào
Tokyo – Mt. Fuji – Nagoya – Nara – Kyoto – Kobe – Osaka
Tour 01: Mar. 26 – Apr. 05, 2018
Tour 04: Apr. 06 – Apr. 16, 2018**
Land tour: $2,445/người
Air ticket: from $750/người
(Chú ý: Giá vé máy bay có thể thay đổi mà không kịp thông báo trước)
Special Promotion: tặng 1 carry on/người nếu trả hết tiền tour (pay-off) 90 ngày trước ngày khởi hành (chỉ áp dụng cho tour Nhật Bản).

2-Escorted tour: Nhật Bản Mùa Hoa Anh Đào – Đài Loan – Nam Hàn
Nhật Bản: Tokyo – Mt. Fuji – Nagoya – Nara – Kyoto – Kobe – Osaka
Đài Loan: Đài Bắc – Nhật Nguyệt Đàm – Lukang – Đài Trung – Đài Nam
Nam Hàn: Seoul – Nami Island – Vùng Phi Quân Sự “DMZ” – Cung Điện Gyeongbok – Myeongdong Shopping Market
Tour code JTKA: Mar. 26 – Apr. 11, 2018
Tour code JTKB: Mar. 31 – Apr. 16, 2018
Tour code JTKC: Apr. 03 – Apr. 19, 2018
Land tour: $3,355/người
Air ticket: from $1,325/người

3-Escorted tour: Nepal – Bhutan – Dubai
Paro – Thimphu – Punakha – Kathmandu – Pokhara – Dubai
Tour 1: Jan. 14 – Jan. 31, 2018
Tour 2: Oct. 01 – Oct. 18, 2018
Land tour: $3,395/người
Giá vé máy bay: from $1,795
Visa: Bhutan: $40/visa – Nepal: $30/visa – Dubai: update.


 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT