Friday, April 19, 2024

Công viên nhân sinh Vigeland, Na Uy

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Từ ngày còn nhỏ cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mãi về tựa đề một cuốn phim Mỹ được dịch sang tiếng Việt với tựa là “Cây Nhân Sinh,” nói về một câu chuyện đời sống vào thời kỳ nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ.

Lúc đó còn nhỏ quá để mà tôi có thể hiểu ý nghĩa mấy chữ “Cây Nhân Sinh,” nhưng không hiểu sao mấy chữ này vẫn loay hoay trong trí nhớ của mình.

Mấy chục năm sau, khi có dịp đặt chân đến Oslo, thủ đô đất nước Norway (Na Uy) thì mới có dịp nhìn thấy và cảm nhận được ý nghĩa thâm sâu “Cây Nhân Sinh” trong tâm tưởng thời thơ ấu của mình.

Toàn bộ hình ảnh triết lý về “kiếp nhân sinh” của con người được một nghệ nhân Norway miêu tả bằng những bức tượng điêu khắc bằng đá và đồng dựng trong công viên Vigeland Park mà tôi gọi là “vườn nhân sinh” giữa thủ đô Oslo của đất nước Norway. Đây là một trong những điểm văn hoá mà tôi cho là rực rỡ và nổi bật nhất của Norway.

Gustav Vigeland là một nhà điêu khắc nổi tiếng của Norway vào cuối thế kỷ 19, ông đã dành trọn 20 năm cuối đời để hoàn thành những bức tượng bằng đồng, bằng đá được dựng trong công viên mang tên ông ngày nay. Có đến Vigeland Park người ta mới thấy được ý chí và công trình vĩ đại của người nghệ nhân này. Thủ đô Oslo đã cho dựng tượng ông ngay lối vào cổng chính, tượng ông một tay cầm búa một tay cầm đục vì “búa và đục” là hai vật theo suốt cả đời sống của ông.

“Con người” biết nổi giận từ khi còn bé. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Vigeland Park là một công viên khá rộng lớn, đến 80 mẫu. Đi từ đầu đến cuối công viên dài cũng gần cả cây số. Người ta chia công viên Vigeland ra làm ba khu thưởng ngoạn khác nhau: khu cầu nối, khu đài phun nước (Fountain), và khu thạch trụ (Monolith). Tuy gọi là chia ra từng khu vực như thế nhưng tổng thể của Vigeland Park hình như vẫn là một đề tài duy nhất mà Gustav Vigeland muốn nêu lên cho người thưởng ngoạn. Đó là ý nghĩa về “kiếp nhân sinh,” là những sinh hoạt về đời sống tinh thần và vật chất của con người.

Kiếp nhân sinh có phải chăng là đời sống của con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, bao gồm tất cả các yếu tố như âm dương, hỉ nộ ái ố, sinh bệnh lão tử. Vigeland đã biểu hiện cho người xem những yếu tố này bằng những hình tượng điêu khắc tuyệt hảo của ông. Điều đặc biệt là ông không hề đặt tên cho những bức tượng ông đã tạo ra, ông để cho người thưởng ngoạn và bức tượng có niềm cảm nhận với nhau, nói chuyện với nhau bằng ánh mắt, khuôn mặt và ngôn ngữ tâm tư của người xem và bức tượng. Có thể trong một cảm xúc bất chợt nào đó ông đã diễn đạt niềm cảm xúc của ông vào bức tượng và ông ngừng ở đó.

Gustav không nói điều gì về ý nghĩa của các bức tượng cũng như không nói gì về cảm xúc của ông. Cùng xem một hình tượng nhưng sự cảm nhận của người A không giống như sự cảm nhận của người B, sự cảm nhận của người phái nam không giống người phái nữ, sự cảm nhận của người trẻ khác hẳn sự cảm nhận của người già. Có lẽ Vigeland là một con người nghệ sĩ có một sự tôn trọng tuyệt đối đến với khách mộ điệu của mình, ông không buộc người xem phải hiểu và chạy theo đề tài khó hiểu của ông.

Hạnh phúc khi “cậu bé” lớn lên bước vào ngưỡng cửa tình yêu. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Khu đầu tiên mà du khách thưởng ngoạn sau khi vào cổng chính Vigeland Park là khu thung lũng nhỏ Frognerdammene, nơi có cây cầu nối giữa khu cổng chính với khu đài phun nước. Bốn cây thạch trụ được đựng ở bốn góc cây cầu được Vigeland điêu khắc các hình tượng “con người và rắn mối (Lizard).” Ba trong bốn cây thạch trụ trên được ông miêu tả sự chiến đấu giữa “người đàn ông và loài rắn mối,” trong khi cây thạch trụ còn lại diễn tả cảnh “người phụ nữ quấn quít với con rắn mối.”

Không biết Vigeland muốn diễn tả điều gì! Tại sao người nam phải chiến đấu để chống lại loài rắn mối, trong lúc đó người nữ lại ôm ấp quấn quít với loài rắn này. Vigeland để mặc cho bạn muốn hiểu như thế nào cũng được về các bức tượng. Ông để cho chúng ta tự trả lời cho câu hỏi của chính mình!

Cây cầu nối qua thung lũng Frognerdammene tương đối khá rộng, hai bên thành cầu được trang trí bằng những bức tượng bằng đồng, to có nhỏ có.

Những bức tượng này được Vigeland làm trong khoảng thời gian từ năm 1926 đến 1933. Ông hoàn thành tất cả 58 tượng đồng và bốn thạch trụ như nói ở trên. Mỗi tượng đồng đều cho người xem một thoáng suy nghĩ xem bức tượng muốn diễn tả điều gì trong đời sống con người.

Thí dụ bức tượng một người đàn ông vui đùa với bốn đứa trẻ, đó là một niềm vui của người cha vui đùa với bốn đứa trẻ hay chỉ sự vui đùa của một người đàn ông với bốn đứa trẻ thơ. Bạn sẽ nghĩ và cảm nhận điều gì khi bạn đứng ngắm bức tượng người cha cúi nhìn xuống đứa con trai và đứa con ngước mặt lên nhìn cha. Chắc hẳn “cái ánh mắt nhìn lạ lùng giữa hai pho tượng bố con” cũng làm nhiều người đứng ngắm nhìn và lôi cuốn sự suy tư theo tâm trạng của mình.

Hạnh phúc nam-nữ khi bắt đầu có con. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Nhưng khi bạn đến ngắm bức tượng đồng diễn tả “sự nổi giận của đứa bé” thì người xem mới thấy được nghệ thuật tuyệt vời của Vigeland. Từ nét mặt giận dữ đến cái dậm chân và cung tay của đứa bé cho người xem cảm nhận được mọi sự sinh động trong tư thế và khuôn mặt giận dữ của cậu bé, bức tượng đồng như là một hình ảnh thật sống động trước mặt mình.

Bức tượng đồng này trở thành một trong những biểu tượng cho Vigeland Park và thành phố Oslo. Du khách đến đây thường ghé đến thưởng ngoạn và nắm tay xoa chân cậu bé như để làm dịu đi cơn giận dữ của cậu. Du khách thương yêu nắm tay xoa chân cậu bé nhiều quá đến nỗi bàn tay và chân “cậu bé bằng đồng” này sáng bóng hẳn lên.

Đối diện tượng cậu bé là một bức tượng Nam Nữ quấn nhau trong vòng tròn như thể âm dương không thể thoát khỏi vòng thái cực (tùy theo cái nhìn của người thưởng thức). Tôi cho rằng bức tượng này cũng mang một tính triết lý nhân sinh vượt ra khỏi sự suy nghĩ bình thường. Những tượng đồng còn lại là những tượng đồng mang nét diễn tả khác nhau về sự vui buồn hạnh phúc, suy tư, và chán nản của đời sống con người.

Hạnh phúc tuổi già khi nam-nữ cần sự nương tựa lẫn nhau. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Tiếp đến là khu vực đài phun nước. Khu vực này tôi cho là Vigeland cố ý diễn tả về “kiếp nhân sinh” của con người. Đây là khu đầu tiên được Vigeland thiết kế và trình bày ở Vigeland Park từ những năm 1907-1912. Một đài phun nước hình chảo được dựng trên một nền cao tròn, dưới chân chung quanh là một hồ nước hình vuông.

Ở mỗi cạnh hồ nước có năm “cây nhân sinh” được đúc bằng đồng, sở dĩ tôi gọi là cây nhân-sinh vì bên dưới những tàng cây là các hình tượng miêu tả sự sinh hoạt của đời sống con người. Những tượng cây bằng đồng này cao gần 2 mét, mỗi tượng cây cho người xem thấy về sự liên hệ giữa thiên nhiên và con người. Nhưng có lẽ phần dễ hiểu và thu hút người xem nhất là những hình ảnh điêu khắc của Vigeland được khắc gắn chung quanh đài phun nước (Fountain). Mỗi cạnh đài phun nước có 15 bức tranh (tổng cộng có tất cả 60 bức tranh cho bốn cạnh) bằng đồng diễn tả về “kiếp nhân sinh” của con người.

Ông đã cho người thưởng ngoạn đi một vòng đời sống. Từ khi đứa trẻ lọt lòng, bước vào thời thơ ấu với những sự vui đùa nghịch ngợm đến ngày trưởng thành, biết yêu đương hạnh phúc và nếm mùi đau khổ của tình yêu trong sự tranh dành tình cảm, biết hận biết ghen tuông. Tiếp theo là “thân phận của kiếp người” về sự già nua, yếu đuối và bệnh hoạn. Cuối cùng sự là hình ảnh của những bộ xương khô, nói lên sự chấm dứt của đời sống.

Không biết Vigeland có ý niệm gì về triết lý đạo Phật hay không, nhưng nói về triết lý sinh bệnh lão tử và hỉ nộ ái ố thì có lẽ Vigeland đã nói lên được bằng thứ ngôn ngữ vô-ngôn qua hình tượng điêu khắc. Điều này quả là thật tuyệt diệu cho giới thưởng ngoạn vì người xem vừa cảm nhận được cái hỉ nộ ái ố trong tâm tư mình, vừa cảm nhận được cái sự vô thường trong kiếp nhân sinh. Ngôn ngữ nói và viết như bế tắc trước những hình ảnh của Vigeland.

“Kiếp nhân sinh” trở về cát bụi. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Cuối cùng, sau đài phun nước là khu Thạch Trụ Chính (Monolith) của công viên. Đứng từ xa nhìn, du khách thấy một Monolith cao vút, chung quanh cây thạch trụ này là các hình tượng nam nữ trẻ già quấn quít cùng nhau ôm chặt vào thạch trụ. Monolith này được dựng trên một Đàn (như Đàn Nam Giao) và rõ ràng là hình ảnh “Linga”của Ấn Độ Giáo. Trong văn hóa Việt Nam, thạch trụ này rõ ràng tượng trưng cho “nõn, biểu tượng dương,” nền đất tượng trưng cho “nường, biểu tượng âm.” Trong phần “dương” vốn đã có sự sống nằm sẵn trong ấy, sự sống được cấy vào lòng đất để sinh sản ra con người. Sự sống đã nằm sẵn ở người nam và lớn lên trong người nữ để nhân loại được sinh sản nối tiếp nhau trên vòng sinh tử.

Bên cạnh thạch trụ này là những bức tượng đúc khắc được Vigeland diễn tả về đời sống con người, những bức tượng tuyệt tác biểu hiện lên được nét vui buồn của kiếp nhân sinh. Làm sao tôi có thể nói và gửi hết hình ảnh về 36 tượng đá này bằng một vài trang giấy. Đành viết ngắn lại vậy để đưa hình ảnh của Vigeland nói thẳng với tâm tư bạn đọc.

Hai mươi năm cuối đời của Vigeland, thành phố Oslo đã giúp đỡ ông rất nhiều trong vấn đề vật chất mưu sinh để ông có thì giờ hoàn thành những công trình tuyệt tác của ông. Vigeland đã sống là làm việc tại ngay công viên này cho đến ngày ông từ giã đời sống năm 1943. Kiếp nhân sinh của ông ở con số 74, Gustav Vigeland đã để lại cho thành phố Oslo và đất nước Norway một công trình văn hóa đồ sộ, một triết lý nhân sinh bằng hình tượng, một công viên lớn trở thành một trọng điểm du lịch của thành phố Oslo ngày nay.

Với tôi, công viên Vigeland Park có nhiều ý nghĩa hơn nơi trượt Ski nổi tiếng Holmenkollen Ski Jump hay tòa nhà Nobel Peace Prize ở tại thủ đô Oslo.

Cũng cần nói thêm, những tựa đề của các tấm hình kèm theo trong bài viết này là do tôi tự đề tựa theo cảm tính của mình, không phải của nhà người nghệ nhân thiên tài Gustav Vigeland, ông không hề nói gì về các tác phẩm của mình! (Trần Nguyên Thắng)


ATNT Tours luôn có hướng dẫn viên kinh nghiệm, nói tiếng Việt tháp tùng đoàn.

1-Escorted tour: Nhật Bản Mùa Hoa Anh Đào
Tokyo – Mt. Fuji – Nagoya – Nara – Kyoto – Kobe – Osaka
Tour 01: Mar. 26 – Apr. 05, 2018
Tour 04: Apr. 06 – Apr. 16, 2018**
Land tour: $2,445/người
Air ticket: from $750/người
(Chú ý: Giá vé máy bay có thể thay đổi mà không kịp thông báo trước)
Special Promotion: tặng 1 carry on/người nếu trả hết tiền tour (pay-off) 90 ngày trước ngày khởi hành (chỉ áp dụng cho tour Nhật Bản)

2-Escorted tour: Nhật Bản Mùa Hoa Anh Đào – Đài Loan – Nam Hàn
Nhật Bản: Tokyo – Mt. Fuji – Nagoya – Nara – Kyoto – Kobe – Osaka
Đài Loan: Đài Bắc – Nhật Nguyệt Đàm – Lukang – Đài Trung – Đài Nam
Nam Hàn: Seoul – Nami Island – Vùng Phi Quân Sự “DMZ” – Cung Điện Gyeongbok – Myeongdong Shopping Market
Tour code JTKA: Mar. 26 – Apr. 11, 2018
Tour code JTKB: Mar. 31 – Apr. 16, 2018
Tour code JTKC: Apr. 03 – Apr. 19, 2018
Land tour: $3,355/người
Air ticket: from $1,325/người

3-Escorted tour: Nepal – Bhutan – Dubai
Paro – Thimphu – Punakha – Kathmandu – Pokhara – Dubai
Tour: Oct. 01 – Oct. 18, 2018
Land tour: $3,395/người
Giá vé máy bay: from $1,795
Visas: Bhutan: $40/visa – Nepal: $30/visa – Dubai: update

Xin liên lạc ATNT Tours
9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708
Điện thoại: (714) 841-2868 / (888) 811-8988
Website: www.atnttravel.com

Mời độc giả xem chương trình du lịch “Thánh địa Israel” (Phần 1)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT