Thursday, March 28, 2024

Ai Cập và ngôi đền đá Abu Simbel



Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

 

Từ Tháng Ba năm ngoái, Cách Mạng Hoa Lài nổ ra đã đưa lịch sử đất nước Ai Cập vào một bước ngoặc mới. Những bạo động lên tiếp xảy ra trước và sau chính quyền của Tổng Thống Mubarak đã khiến ngành du lịch đến Ai Cập giảm mạnh.

Abu Simbel với hai ngôi đền đá. (Hình: ATNT Tours & Travel)

 Tuy nhiên, ở một đất nước khi mà những dấu vết người xưa để lại vẫn còn là một huyền bí, một câu hỏi chưa có lời giải đáp thỏa đáng cho con người ngày nay thì sự háo hức đến thăm và thưởng ngoạn những di tích lịch sử Ai Cập vẫn là một điều thôi thúc trong lòng những ai ưa thích một nền văn minh cổ của nhân loại.

Chúng ta đã nghe nói nhiều đến Kim Tự Tháp, đến tượng Nhân Sư, đến những lăng tẩm đền đài Luxor vĩ đại, đến những cây thạch trụ khổng lồ, nhưng đã mấy ai biết đến công trình tuyệt tác ở Abu Simbel, một kỳ quan không những của 3,300 năm trước mà còn là một kỳ công to lớn của con người ngày nay.

Dòng sông Nile lững lờ chảy từ thượng du phía Nam Ai Cập đổ xuống các thành phố phía Bắc, xuyên qua thủ đô Cairo và chia ra nhiều cửa ngõ tuôn ra biển Ðịa Trung Hải. Ở về phía Nam Ai Cập, cách thủ đô Cairo hơn 1,000 cây số, gần biên giới với Sudan, đây là nơi tọa lạc của các ngôi đền đá Abu Simbel, một công trình kỳ quan điêu khắc trên vách núi cheo leo bên bờ sông Nile rất là tinh xảo, đã để lại cho hậu thế nhiều câu hỏi kinh ngạc về nghệ thuật kiến trúc, về thiên văn học của nền văn minh Ai Cập cổ ngày xưa.

Ramsses II Temple. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Trải qua thời gian thử thách với khí hậu khắc nghiệt của vùng sa mạc, những trận bão cát tưởng như đã chôn vùi đi những di tích đã chừng 3,300 năm ngủ vùi trong sa mạc.

Năm 1813, đền đá Abu Simbel đã được hai người lữ khách Âu Châu mạo hiểm đánh thức dậy, nhưng phải đợi thêm bốn năm sau thì con người của thế kỷ 19 mới nhìn được dung nhan thực sự của thắng tích Abu Simbel.

Câu chuyện được kể lại, gần 3,300 năm trước, triều đại Ai Cập thứ 19 có một vị đại đế là Ramsses II, một “pharaon” vĩ đại trong số các “pharaon” Ai Cập cổ, một vị vua trị vì lâu nhất ở Ai Cập và đã để lại cho hậu thế cả một công trình lăng tẩm được xây dựng ở khắp nơi trên đất nước Ai Cập nhằm mục đích biểu hiện uy quyền tột đỉnh của mình và cũng là để tạo niềm tin thần linh mạnh mẽ vào người dân Ai Cập thời đó.

Trong ý hướng đó, sau khi đánh chiếm được xứ lân bang Nubia, Ramsses II đã cho khởi đầu công trình xây dựng đền đá Abu Simbel thật nguy nga vĩ đại ngay trên phần đất Nubia không ngoài sự chứng tỏ ông luôn luôn có mặt khắp mọi nơi ở Ai Cập.

Nefertari Queen Temple. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Từ Aswan, một thành phố lớn thơ mộng bên dòng sông Nile, du khách có thể đáp chuyến bay 35 phút hoặc đi theo xe bus hơn 3 tiếng rưỡi để đến thưởng ngoạn hai ngôi đền đá tại Abu Simbel đã được đục khắc sâu vào trong lòng núi. Trên vách núi, trước cổng đền là bốn tượng ngồi to lớn Ramsses II Ðại Ðế đầu đội các vương miện khác nhau được đục khắc vào vách núi trong tư thế ngồi. Mỗi ngôi tượng là tượng trưng cho uy quyền của ông trên các lãnh thổ Thượng và Hạ Ai Cập nơi các vùng mà ông thống trị.

Ngôi đền được đục sâu vào trong núi có khoảng 70m, du khách có thể đứng từ cổng vào nhìn qua các khung cửa hành lang bên trong. Từ xa xa, người ta thấy những bức tượng ngồi nho nhỏ trong phần điện thờ chính. Muốn vào đây, du khách phải đi qua hai dãy hành lang thì mới vào đến điện thờ. Hành lang phía ngoài là tám pho tượng thần Osiris to lớn đứng hai bên, thần Osiris là vị thần tượng trưng cho sự chết, tương tự như Diêm Vương đón chào các bạn.

Sang đến hành lang thứ hai, du khách được thưởng ngoạn những bức tranh phù điêu khắc trên tường miêu tả về các chiến công và đời sống hậu cung của Ramsses II cũng như sự giao tiếp giữa nhà vua với các thần linh Ai Cập. Qua khỏi hành lang này là bước vào phần điện thờ chính. Trên bệ thờ là bốn pho tượng thần ngồi trên cùng một bệ đá. Ðó là tượng các thần Ptah (thần của các vị thần, thần sáng tạo), thần Amun-Re (thần mặt trời), Ramsses II, và thần Re-Harakti (thần bổn mạng của nhà vua).

Tất cả những hình ảnh đó cũng đủ để cho người du khách một cảm giác bàng hoàng về một công trình kiến trúc của người Ai Cập cổ xưa. Nhưng kiến trúc độc đáo của đền thờ Abu Simbel lại không phải là các ngôi tượng to lớn bên vách núi hay trong lòng núi mà lại là về thiên văn. Mỗi năm hai lần, cứ đúng vào ngày 20 Tháng Hai và 20 Tháng Mười, ánh nắng mặt trời lúc bình minh lên là chiếu thẳng vào tượng thần Amun-Re rồi từ từ ánh nắng chiếu dần về phía phải sang tượng của Ramses II, và cuối cùng thì ánh nắng chiếu đến tượng thần thứ tư, đó là tượng thần Re-Harakrti. Tuy nhiên, ánh nắng không bao giờ đến được tượng thần Ptah ngồi bên tay trái trong cùng vì thần Ptah là vị thần muôn đời nằm trong bóng tối.

Tượng Ramsses II tại đền Karnak. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Người ta cho đến nay vẫn không có thể hiểu là làm sao vào 3,300 năm trước, người Ai Cập cổ đại có thể thông hiểu về các sự vận chuyển của các vì tinh tú trên bầu trời một cách thật chính xác để mà ngày nay hậu thế vẫn còn nghiêng mình bái phục. Ðây chính là điểm tinh túy của ngôi đền đá vĩ đại Abu Simbel. Công trình kiến trúc của người xưa thì mất 24 năm để hoàn thành ngôi đền đá Abu Simbel. Nhưng một công trình khác của thế kỷ 20 là công trình bảo tồn và trùng tu hai ngôi đền này cũng là một công trình vô cùng khó khăn và tốn kém. Thập niên 1960 người ta phải xây đập thủy điện Aswan vì mưu sinh cho hậu thế. Ðể tránh sự hư hại cho ngôi đền đá Abu Simbell, thế giới đã cùng nhau đến cứu ngôi đền có một không hai này để nó không bị chìm vào trong lòng nước sông Nile vì mực nước dâng cao của đập thủy điện Aswan. Tất cả hai ngôi đền đã được quyết định đưa lên cao hơn thêm 60m.

Người ta đã phải cưa ngôi đền ra làm 13,000 mảnh nhỏ và đem lên ráp nối lại đúng hệt như nguyên thủy. Phải mất 8 năm trời UNESCO mới hoàn thành lại được ngôi đền đá Abu Simbel để mà ngày nay du khách còn có dịp đến thưởng ngoạn.

Tượng Ramsses II tại đền Luxor. (Hình: ATNT Tours & Travel)

Nhưng phải nói thêm, đến Abu Simbel không phải chỉ có ngôi đền đá dành cho Ðại Ðế Ramsses II mà người ta còn được thưởng ngoạn một ngôi đền đá khác nhỏ hơn, tuy không so sánh được với ngôi đền kia, nhưng không vì thế mà không làm ngạc nhiên du khách. Ðây là ngôi đền dành cho người vợ yêu dấu Nefertari của Ðại đế Ramsses II. Trước cửa vào của ngôi đền đá là sáu bức tượng đứng, bốn tượng là Ramsses II và hai tượng là hoàng hậu Nefertari. Bên trong là những bức phù điêu khắc trên tường diễn tả sự liên hệ của hoàng hậu và các nữ thần Ai Cập.

Ramsses II là một vị vua với rất nhiều huyền thoại về đời sống cùng các chiến công. Xác ướp của nhà vua cũng đã được lưu giữ trong viện bảo tàng quốc gia tại Cairo. Nhà vua đã để lại nhiều kiến trúc đặc biệt cho hậu thế chiêm ngưỡng. Nhưng ngôi đền đá tại Abu Simbel là một chứng tích nằm ngoài sự tưởng tượng của con người. Du khách không thể thiếu Abu Simbel khi đến du ngoạn xứ Kim Tự Tháp, một đệ nhất kỳ quan cổ đại của nhân loại.

 


ATNT Tours & Travel tổ chức và hướng dẫn:

PROMOTION: Bớt $60 cho quí khách ghi danh trước bốn tháng các tour Ðông Âu, Tây Âu và Liên Bang Nga (Russia)-Bắc Âu (Scandinavia)

-Tour Ðông Âu: Ba Lan-Hungary-Tiệp-Slovakia-Áo-Slovennia-Croatia-Ðức

Thăm: Warsaw-Krakow-Banska Bystric-Budapest-Karlovy Vary-Prague-Zagreb-Ljubljana-Vienna-Nuremberg-Munich

Khởi hành: Tour 1: Jul. 29 – Aug. 12, 2012; Tour 2: Sep. 20 – Oct. 4, 2012

-Tour Liên Bang Nga & Bắc Âu. Tour xem đêm trắng vùng Bắc Âu

Thăm Liên Bang Nga: Moscow-St. Petersburg

Thăm Finland (Phần lan)-Sweden (Thụy Ðiển)-Norway (Na Uy)-Denmark (Ðan

Mạch)

Khởi hành: Từ Jun. 14 – 26, 2012 và từ July 5 – 17 (13 ngày)

-Tour South America (Nam Mỹ): Brazil-Argentina-Chile-Peru (tour 17 ngày)

Khởi hành: Tour 1: Apr. 11 – 27, 2012; Tour 2: May 16 – Jun. 1, 2012

ATNT Tours & Travel bán vé máy bay và tổ chức hướng dẫn nhiều tour du lịch khắp thế giới

Trần Nguyên Thắng kính mời

Xin liên lạc ATNT Tours & Travel để biết thêm chi tiết

9126 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708

Tel: (714) 841-2868/(888) 811-8988

www.atnttravel.com

 

 

 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT