Thursday, March 28, 2024

‘Chicago Typewriter’ từ văn Stephen King đến hội họa của Dali

Trần Lãm Vi

Với “Chicago Typewriter,” dự án mới nhất hiện đang lên sóng của đài tvN, có thể nói đây là “hàng chuẩn tvN” thời gian gần đây.

Phim kể về Han Se Joo (Yoo Ah In) – ngôi sao của giới văn học, nhà văn của những cuốn sách bán chạy nhất. Thứ vũ khí mà anh sở hữu không chỉ là ngòi bút “đâm xuyên” tâm trí độc giả, mà còn là vẻ ngoài hấp dẫn như một thần tượng triệu người hâm mộ (fan).

Một cô gái đâm đầu theo đuổi anh ta suốt 10 năm, một gã điên lại càng sa vào tội lỗi vì yêu thích tác phẩm của anh ta đến ám ảnh giết người. Han Se Joo có lẽ không nghĩ lời đe dọa của một tên fan cuồng có thể làm anh điêu đứng, nhưng cái chết của người này đủ để kéo anh chìm sâu vào khủng hoảng đến không viết nổi một trang, đủ để khiến anh biết được cảm giác sống như chết là thế nào.

Ngoài Han Se Joo, “Chicago Typewriter” còn xoay quanh hai nhân vật khác là Jeon Seol (Im Soo Jung), cô nàng fangirl khó hiểu của anh, và Yoo Jin Oh (Go Kyung Pyo), một nhà văn “ma” đến bây giờ vẫn chưa xuất đầu lộ diện.

Mối quan hệ giữa họ thậm chí còn bắt đầu trước cả khi họ ra đời. Cả ba từng là những người bạn ở kiếp trước, trong những năm 1930 thời kỳ Hàn Quốc thuộc Nhật. Được đầu thai ở kiếp này, họ gặp lại nhau, nhận ra nhau bằng những mảnh ghép ký ức rời rạc và kỳ lạ, ẩn hiện qua một chiếc máy đánh chữ kỳ quái – thứ được lấy tên để đặt tên cho một khẩu súng – máy đánh chữ Chicago.

Bài viết dưới đây của một nhà điểm phim chuyên nghiệp, giải thích rõ một số biểu tượng văn học được đề cập đến trong phim.

“Chicago Typewriter,” bộ phim truyền hình mới của tvN, đang ngày càng thu hút nhiều sự chú ý vì sự độc đáo của cốt truyện, phản hồi của khán giả ngày càng cuốn theo sự biến đổi bất ngờ của nội dung. Nhiều người khám phá rằng “Chicago Typewriter” bộ phim về văn chương kỳ bí đã truyền tải và đưa ra nhiều biểu tượng văn học và thông điệp tinh tế trong suốt chiều dài câu chuyện “hồn ma của một nhà văn ma.”

Tôi thuộc về phe tin Yoo Jin Oh (Go Kyung Pyo) là một linh hồn từ những năm 1930 của thế kỷ trước, vì trong Goldfinger của Ian Fleming, ông viết,Một lần là tai nạn, hai lần là trùng hợp, ba lần là hành động thù địch.”

1. Phong cách thời trang và kiểu tóc của Yoo Jin Oh được giữ nguyên theo phong cách những năm 1930.

2. Anh ấy chỉ có một cái tên duy nhất, Yoo Jin Oh, trong khi đó kiếp trước của Han Se Joo có tên Seo Hwi Young (do Yoo Ah In thủ vai) và kiếp trước của Jeon Seol tên là Yoo Soo Yeon (do Im Soo Jung thủ vai). Bởi vì hai người có chung họ nên rất có thể Yoo Jin Oh và Yoo Soo Yeon có quan hệ huyết thống.

3. Yoo Jin Oh được gọi theo văn tự Hàn nghĩa là “nhà văn ma” (người đứng sau bút danh của một tác giả nổi tiếng để viết). Đó là nghĩa theo tiếng Anh, trong tiếng Hàn, nó được ghép bởi hai từ: yulyeong là ma và jagga là nhà văn). Vì vậy, có thể là một từ chơi chữ, rằng “nhà văn ma” ở đây vừa là nhà văn vừa là một linh hồn thật sự (bóng ma).

“Những nàng thơ như những hồn ma” trong phim cho thấy mảnh giấy bóc ra trong cái bánh “lời bói,” có một câu văn viết bằng Anh Ngữ: “Những nàng thơ như những hồn ma, đôi khi chúng không mời mà đến” của nhà văn nổi tiếng về phim kinh dị của Mỹ, Stephen King. 

Sự đa nghĩa của cái tên Chicago Typewriter

Một cảnh trong phim “Chicago Typewriter.” (Hình: koreandrama.org)
Một cảnh trong phim “Chicago Typewriter.” (Hình: koreandrama.org)

Biên kịch Jin Soo Wan có vẻ rất thích chơi chữ. Có hai cách hiểu về cái tên Chicago Typewriter trong bộ phim này.

1. Chiếc máy đánh chữ đến từ Chicago

Đây là cách giải thích dễ nhận biết nhất, vì trong phim, chiếc máy đánh chữ được tìm thấy ở một quán cà phê tại Chicago. Chủ quán cà phê nói rằng nó được làm thủ công ở Gyeongsang, nhưng trong lịch sử, hoàn toàn không phải, bởi vì máy đánh chữ tiếng Hàn được phát minh ở Chicago.

Chiếc máy đánh chữ tiếng Hàn cổ xưa nhất được Song Ki Joo phát minh vào năm 1926 khi ông học ở Đại Học Chicago. Năm 1933, ông ký hợp đồng với The Underwood Typewriter Company ở New York để sản xuất chiếc máy đánh chữ bốn tổ hợp phím theo hàng đầu tiên. Chiếc máy này vẫn còn đang được trưng bày ở Bảo Tàng Hangul Quốc Gia.

2. Thompson Submachine Gun (vũ khí của Thompson)

“Soo Yeon: Anh có biết biệt danh của cây súng này không?”

“Hwi Young: Xem nào, tôi không biết. Nó gọi là gì?”

“Soo Yeon: Vì tiếng súng của nó nghe gần giống như tiếng máy gõ chữ, nên nó được đặt tên là ‘Chicago Typewriter.’”

Khẩu súng của Thompson đã từng vô cùng nổi tiếng trong giới xã hội đen Chicago và cảnh sát, tương tự như ở “Thời kỳ cấm đoán” (1920-1930 ở Mỹ, thời kỳ rượu bia bị cấm sản xuất). Phim “Bố Già,” ở những màn thanh toán khẩu liên thanh này không thể thiếu. Nó một lần nữa được sử dụng rộng rãi do binh đoàn Allied trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong cảnh mở màn phim, chiếc máy đánh chữ được liên kết với một khẩu súng, mà khẩu súng này lại sử dụng các phím bấm chữ trong bảng chữ cái tiếng Hàn làm đạn. Nó được xem là mở đầu cực kỳ thống thiết trong bối cảnh Hàn Quốc dưới thời Nhật thuộc.

“Soo Yeon: Ngòi bút có sức nặng hơn dao. Máy đánh chữ có sức mạnh hơn cả súng.”

“Hwi Young: Thế thì sao?”

“Soo Yeon: Anh nên viết những thứ gì hay hơn. Đừng chỉ viết để kiếm được tiền và phụ nữ. Viết thứ gì đó để trở nên vĩ đại ấy.”

Sức mạnh của ngôn từ được viết ra đã được chứng minh vì tên fan cuồng bám đuôi của Han Se Joo, người dùng súng để giết chết đồng nghiệp của mình sau khi đọc tiểu thuyết của Han Se Joo. Cùng cách đó, cuộc đời của Se Joo với tư cách một nhà văn cũng bị giết chết vì di thư của fan cuồng đó sau khi anh tự tử, dẫn đến việc Han Se Joo nghĩ đến việc muốn tự tử.

Một cuốn tiểu thuyết giết người dẫn đến việc giết người, một lá thư tuyệt mệnh dẫn đến một ý định tự tử khác – đó chính là sức mạnh của ngôn từ được viết ra.

“Fan cuồng: Bởi vì anh, cuộc đời tôi chấm dứt. Tiểu thuyết của anh và các tác phẩm của anh đã giết chết tôi. Anh nên nếm thử cảm giác tương tự. Tại sao anh không thử nếm mùi vị cái chết bởi ngôn từ của tôi chứ?”

Một vài điều thú vị được rút ra từ đây. Soo Yeon nói rằng máy đánh chữ còn mạnh hơn cả súng. Nhưng sau đó, cô đứng trước lựa chọn có hay không bắn chết một nhà văn bằng súng của mình. Thật châm biếm làm sao. Cảm giác đi guốc trong bụng nhắc nhở tôi rằng cô ấy sẽ không bắn.

Một điều cực kỳ thú vị nữa là việc lặp đi lặp lại tác phẩm của Stephen King là Misery (nhà văn Han Se Joo được mệnh danh là Stephen King của Hàn Quốc) ở tập 2.

Nội dung tóm tắt của tác phẩm: Một tác gia nổi tiếng tên Paul Sheldon, sống ở thời Victoria, chuyên viết những câu chuyện tình về nhân vật Misery Chastain. Một ngày nọ ông được cứu sống từ một tai nạn xe do một fan cuồng tên Annie Wilkes, người đã đưa ông về nhà của cô, và một lần nọ cô phát hiện ra những gì ông ấy làm với Misery trong cuốn sách mới nhất của mình, cô bắt ông viết một cuốn sách mới thay đổi toàn bộ câu chuyện – bất kể là nó diễn ra ở đâu… (Nó giống như những gì diễn ra ở cuối tập 1 đầu tập 2).

“Seol: Tôi không thể tin nổi là tôi đang được đọc bản viết tay của anh. Tôi nổi hết cả da gà đây rồi.”

“Se Joo: Đừng nói nữa. Nó làm tôi nổi da gà vì nhớ đến Misery.”

“Seol: Đúng rồi nhỉ. Đó là một câu thoại trong Misery ‘Những người duy nhất có thể đọc được bản viết tay của tôi, một là biên tập viên, hai là người đại diễn pháp lí và cuối cùng là ân nhân cứu mạng mình.’”

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tôi muốn bổ sung rằng một trong số các cảnh quay của “Chicago Typewriter” sử dụng biểu tượng từ bức họa của danh họa Salvador Dali vào năm 1931 “The Persistence of Memory” (tạm dịch: Sự dai dẳng của ký ức) ở quán cà phê Chicago.

“The Persistence of Memory,” thường được gọi là “Clocks,” được biết đến rộng rãi như một kiệt tác của trường phái hội họa siêu thực. “The Persistence of Memory” đã tạo nên những cuộc tranh luận học thuật nảy lửa giữa các học giả hàng đầu chuyên nghiên cứu về hội họa.

Một vài nhà phê bình tin rằng, cái đồng hồ đang bị tan chảy trong tác phẩm là kết quả do thuyết tương đối của Einstein gây nên. Một nhà phê bình khác là Dawn Ades lại cho rằng “Vái đồng hồ bị tan chảy là biểu tượng vô tình của sự tương đối giữa không gian và thời gian.”

Tìm ra hình ảnh biểu tượng tuyệt vời nhất trong mộng ảo là một trong những tiêu chí hàng đầu của trường phái siêu thực. Cái đồng hồ đang tan chảy biểu trưng cho giấc mơ và thời gian trong “Chicago Typewriter.”

Ở đầu phim, Han Se Joo nhìn thấy quá khứ của mình thông qua những giấc mơ và anh ấy mất hoàn toàn nhận thức về thời gian hai lần. Đã bao giờ bạn thức dậy và nhận ra mình đang ở giữa đêm hay ngạc nhiên vì nhận ra trời đã sáng? Trong khi Se Joo làm rất tốt và khắt khe trong việc giữ mối liên hệ của anh với thời gian trong ngày, nhưng việc giữa mối gắn kết này khi anh ấy ngủ quên là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Legomenon chỉ ra rằng chủ nghĩa siêu thực có chút gì đó điên loạn, như chúng ta vẫn thường có những giấc mơ đến những người, những nơi, những vật thể không thân thích, chúng tập trung lại với nhau theo những cách mà chúng ta hoàn toàn không thể lý giải nổi.

Nếu “Persistence of Memory” mô tả trạng thái trong mơ thì chiếc đồng hồ đang bị tan chảy và méo mó đã biểu tượng hóa những dòng chảy thời gian thất thường mà chúng ta vẫn hay trải nghiệm trong mơ. Những chiếc đồng hồ méo mó không có bắt cứ quyền năng nào trong cõi mộng và tan biến đi bởi vì lẽ đó.

“Chicago Typewriter” chiếc đồng hồ tan chảy có thể đã ngụ ý chỉ ra rằng Han Se Joo sẽ phải đấu tranh với chính mình rằng có hay không anh ấy chỉ đang mơ về việc mình viết ra cuốn tiểu thuyết trong tương lai hay anh ấy đang đương đầu với thực tế của mình.

Cho đến nay, tôi thật sự thích nhịp độ mà bộ phim giới thiệu cho người xem, nhưng tôi háo hức hơn cả là việc chứng kiến nhân vật của Yoo Ah In sẽ được khám phá xa và sâu như thế nào. Bộ phim này trích dẫn nhiều câu nói trong các tác phẩm của Stephen King, đặc biệt là Misery, và điều khán giả nhận ra rõ rằng cuốn sách này có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý nhân vật của Yoo Ah In.

Tôi hy vọng biên kịch đã biết rõ điều mà cô ấy làm, với sự phát triển của nhân vật Han Se Joo trong các tập tiếp theo, và sẽ không mất nhiều thời gian để chúng ta có thể đi đến hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Đón xem “Chicago Typewriter” vào Thứ Sáu và Thứ Bảy hằng tuần trên đài tvN. Hiện đã chiếu đến tập 7.

Cảnh sát bắn chết hung thủ nổ súng bên hồ bơi San Diego

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT