Friday, April 19, 2024

Nhân viên tuần tra biên giới bị tố đá đổ nước uống của di dân

TUCSON, Arizona (NV) – Nhân viên tuần tra biên giới Mỹ (CBP) thường đá đổ các bình nước để cho di dân uống ở sa mạc Arizona, một yếu tố có thể làm họ bị chết khát, các nhóm nhân quyền tố cáo.
Theo báo The Independent, hai nhóm No More Deaths và La Coalición de Derechos Humanos nói rằng những di dân đi băng qua biên giới Mỹ và Mexico thường bị chết khát, cũng như chết vì thời tiết quá nóng hoặc lạnh.

Vì thế, hai nhóm này thường để các bình nước uống cỡ 1 gallon ở sa mạc, cùng với vớ, mền, và quần áo, để những người này sử dụng để không bị chết.

Tuy nhiên, những thứ này bị biến mất hoặc hủy hoại 415 lần từ năm 2012 and 2015, hai nhóm này nói.

Tổng cộng, có 3,586 gallon nước uống để cho các di dân khát nước sử dụng bị phá hủy, dữ kiện của hai nhóm này cho biết.

Trong một băng video được thu hồi năm 2011, do hai nhóm này đưa ra, có ba nhân viên CBP đi tuần, trong đó, một nữ nhân viên đá đổ năm bình nước.
CBP cho biết họ có biết băng video này.

Theo hai nhóm No More Deaths và La Coalición de Derechos Humanos, các chai nước uống bị quăng mất, bị tịch thu, và bị rạch, như là một chiến thuật làm cho chuyện vượt biên nguy hiểm để làm cho di dân không dám vượt biên giới.

Mặc dù các nhóm đi săn, người đi hiking, và thành viên các nhóm dân quân bảo vệ biên giới có phá hủy một số chòi để nước uống và đồ dùng cho di dân, phần lớn thủ phạm chính là nhân viên CBP, theo hai nhóm này cho biết.

“Qua các băng video và nghiên cứu địa hình, cũng như kinh nghiệm cá nhân, nhóm chúng tôi khám phá một thực tế rất xấu: Nhân viên CBP can dự một cách sâu rộng vào công tác nhân đạo cần thiết,” báo cáo của hai tổ chức này cho biết.

“Hình thức phá hủy và can thiệp vào công tác nhân đạo không chỉ là cách hành xử sai trái của nhân viên CBP ranh mãnh, mà con là một hành động mang tính hệ thống tại vùng biên giới,” hai nhóm này cho biết thêm.

Trong hai thập niên qua, có ít nhất 7,000 người bị chết ở vùng biên giới của Mỹ, theo báo cáo của hai nhóm này. (Đ.D.)

Nghệ sĩ dương cầm gốc Việt xin tị nạn tại Canada

MỚI CẬP NHẬT