Thursday, April 18, 2024

Tiếng Việt Dấu Yêu (Kỳ 304)

LTS: Tòa soạn trân trọng giới thiệu với quý độc giả và phụ huynh, Giáo Sư Trần Chấn Trí sẽ cộng tác qua mục “Học Tục Ngữ Bằng Hình Ảnh” trên trang Tiếng Việt Dấu Yêu của nhật báo Người Việt vào ngày Thứ Bảy cách tuần. Mọi hình ảnh và bài viết cho trang TVDY xin gởi về email: [email protected].

GS Trần C. Trí (PhD, UCLA) hiện giảng dạy Ngôn Ngữ học và Việt ngữ tại University of California, Irvine và tiếng Tây Ban Nha tại một số đại học khác trong vùng Orange County. Ông cộng tác với Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California từ năm 2003 đến nay, góp phần trong các khoá huấn luyện và tu nghiệp sư phạm hàng năm dành cho các thầy cô dạy Việt ngữ ở California và các tiểu bang khác ở Hoa Kỳ. Ông cũng là tác giả của nhiều sách giáo khoa và nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Tây Ban Nha.

Học tục ngữ bằng hình ảnh

GS Trần C. Trí

Trang Tiếng Việt Dấu Yêu xin hân hạnh giới thiệu một mục mới dành cho các em. Qua mục Học Tục Ngữ Bằng Hình Ảnh thường xuyên này, các em sẽ vừa tìm hiểu kho tàng tục ngữ Việt Nam, vừa ôn luyện tiếng Việt và giải trí với những hình ảnh vui đẹp.

“Tục” là thuộc về ngôn ngữ bình dân và “ngữ” là một câu nói. Qua tục ngữ, các em sẽ được dịp học hỏi thêm về văn hoá, luân lý, lịch sử, địa lý, kinh nghiệm dân gian, v.v… được truyền từ đời này sang đời khác ở Việt Nam.

Thông qua việc tìm ra câu tục ngữ dựa theo hình ảnh và phần gợi ý kèm theo, các em sẽ có cơ hội ôn luyện tiếng Việt về nhiều mặt: cấu trúc vần, hệ thống thanh, chính tả, dấu giọng và dấu nguyên âm, từ vựng và cú pháp.

Đây là một trò đố vui khá phổ thông, đã có từ lâu ở Việt Nam. Đối với mỗi hình ảnh, nếu không có phần chú thích kèm theo thì tên gọi của hình ảnh đó cũng chính là một chữ trong câu tục ngữ. Phần nhiều các hình ảnh cần bỏ đi hay thêm vào một số chữ cái, dấu thanh hoặc dấu nguyên âm mới trở thành những chữ trong câu tục ngữ.

Phần giải đáp câu tục ngữ và giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng cũng như ý nghĩa mở rộng của nó được đăng trong kỳ kế tiếp.

Không Thầy Ðố Mày Làm Nên

Nghĩa đen: Không có người thầy dạy dỗ thì người học trò khó thành công sau này.

Nghĩa bóng: Người thầy đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh và sự thành công của học sinh trong cuộc sống.

Ý nghĩa xã hội: Xã hội Việt Nam ngày xưa xếp thứ tự “quân, sư, phụ”, có nghĩa rằng cao nhất là nhà vua, kế đến là người thầy, rồi sau cùng mới là người cha. Điều này nói lên vai trò quan trọng trong xã hội của người thầy đối với sự thành đạt của đa số mọi người trong xã hội.

Chú thích về ngôn ngữ: Câu tục ngữ này dùng đại danh từ “mầy” để vần với chữ “thầy” ở vế trước. Đại danh từ “mầy” chỉ dùng trong trường hợp thân mật, suồng sã hay thậm chí coi thường, nên tránh dùng càng nhiều càng tốt. Hai chữ “thầy” và “mầy” có nơi, có người còn viết là “thày” và “mày.”



Hình ảnh lớp ‘Võ Lâm Việt Nam’ tại Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng

Thầy Tôn Thất Thiệu hướng dẫn các môn sinh một thế võ mới.
Các môn sinh thực hành.
Các môn sinh thực hành.
Thầy Tôn Thất Thiệu (trái) và phụ tá biểu diễn.
“Các em làm theo thầy!”


Em viết văn Việt

Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ

1. Nhằm tạo một diễn đàn cho các em tập viết tiếng Việt, Ban Biên Tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kêu gọi quý phụ huynh và quý thầy cô khuyến khích các em viết văn, diễn tả bằng tiếng Việt những cảm nghĩ và ước vọng trong đời sống của các em. Ước mong nơi đây một sân chơi được mở ra và khu vườn văn hóa Việt sẽ được quý phụ huynh và quý thầy cô góp tay vun trồng, khuyến khích.

2. Trong các bài nhận được và chọn để đăng, chúng tôi cố ý giữ nguyên văn những gì các em viết. Vì thế, khi đọc đến những ngôn từ, lỗi chính tả và sai văn phạm, chúng tôi mong được phụ huynh và thầy cô chia sẻ và sửa chữa cho các em tại nhà hay trong lớp học.

3. Tất cả các bài viết dưới dạng MSWord, font Unicode; và hình ảnh dạng .jpg, xin gởi về địa chỉ email: [email protected] (Xin đừng gởi dạng .pdf vì không tiện cho việc layout).

Trân trọng cảm ơn quý vị.
Nguyễn Việt Linh

Đặt câu có 2 mệnh đề

1-Trong Lịch sử cổ xưa, có rất nhiều nhà vua tốt, họ rất yêu dân.

2-Thánh Gióng quê ở làng Gióng, Là một anh hùng lịch sử

3-Mỗi ngày em trai của em điều quấy phá, cho nên ba mẹ em rắt là dận.

4- Em trai của em rất là thông minh, nhưng mà nó rất là quấy phá.

5-Thầy dạy em phải biết thờ mẹ kinh cha và kính yêu ông bà.

6-Mỗi năm quê em đều có bão lụt, mọi người rất là khổ sở.

7-Trái Mít có gai xấu xi, nhưng ruột nó ăn rất ngon.

8-Leo trèo, chạy nhảy là động tử mà chúng em đã học trong bài.

9-Học sinh chăm chỉ học hằn thì họ sẽ học giỏi.

10- Trường Sa và Hoàng Sa là 2 quần đảo ngoài biển Đông, nó thuộc nước Việt Nam.

Trần Thê Khang
Thí sinh Lớp Bốn Giải Khuyến Học Viet Olympiad-2014

—–

Lý do em xin làm phụ giáo

Catlin Trần, Phụ Giáo Lớp 2A3

Em tên là Catlin Trần, học sinh của Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng từ lớp mẫu giáo đến hết lớp 7. Năm nay em trở lại làm phụ giáo cho lớp 2 của trung tâm.

Em rất tự hào là học sinh và bây giờ là phụ giáo cho trường vì Thầy Cô tại đây đã dạy em nói, viết và hiểu tiếng Việt nên em dùng hầu hết tiếng mẹ đẻ để nói chuyện với Ông Bà, Cha Mẹ, Anh Chị Em và người Việt Nam của mình. Ngoài ra, em còn được dạy để hiểu về văn hoá, lịch sử và món ăn đặc biệt của dân tộc mình.

Em muốn làm phụ giáo vì muốn tiếp tục phát triển tiếng Việt của em. Mỗi tuần đến lớp là cơ hội thật tốt để em học hỏi năng khiếu Thầy Cô đã dạy em những năm qua.

Khi chấm bài và phụ dạy bên cạnh Cô Giáo chính, em có cảm giác là mình được góp bàn tay vào công việc bảo tồn văn hóa Việt Nam.

Thêm nữa, em làm phụ giáo vì em mang ơn Thầy Cô rất nhiều. Trong suốt thời gian em là học sinh của trường, Thầy Cô đã hy sinh thời gian cuối tuần của mình để đến lớp dạy cho chúng em. Bây giờ em muốn làm như thế để giúp đỡ cho các bạn nhỏ khác.

Càng nhiều em nhỏ sinh ra và lớn lên tại Mỹ nói và viết rành tiếng Việt và hiểu về văn hoá, lịch sử của dân tộc mình sẽ là nền tảng cho cộng đồng Việt Nam lớn mạnh.

Các em sẽ tranh đấu cho quyền lợi của người Việt sống trên đất Mỹ. Đó là lý do em làm phụ giáo cho Trung Tâm Việt Ngữ Hồng Bàng.



Góc hoạt họa thiếu nhi

Huey Nguyenhuu

Kính thưa quý phụ huynh,

Ba Bố con chúng tôi xin hân hạnh được giới thiệu đến quý vị và nhất là các thanh thiếu niên Việt Nam những mẩu chuyện hí họa về chú cún con “Boo”, Boo Berry Bandit (BBB).

Tôi là cựu quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt, là một người tỵ nạn đến Mỹ đầu năm 1981. Sau khi giải ngũ với cấp bậc đoađúy Hải Quân ngành nguyên tử, tôi làm kỹ sư trong căn cứ Không Quân tại Los Angeles. Hai con tôi một trai, một gái đang học lớp 7 và lớp 4 tại Placentia Yorba Linda Unified School District.

Meet Boo Berry Bandit là một tác phẩm tinh thần của ba Bố Con. Mong quý vị thưởng thức những câu chuyện dí dỏm hàng ngày, dựa vào những tin tức nóng bỏng, hay những câu châm ngôn dạy dỗ con cái làm người.

Tái Bút: Boo cũng xin chào quý vị. Quý vị có thể xem thêm câu chuyện chúng tôi tại:
http://meetbooberrybandit.blogspot.com/



Sinh hoạt Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt-Học

Chủ Nhật, ngày 12 Tháng Mười Một, từ 2:00PM đến 5:00PM: Giới-thiệu Phong Bao Mừng Tuổi và Phong Bao Chúc Mừng (PBMT & PBCM) năm Mậu-Tuất 2018 tại Viện Việt-Học.

Chương trình: Tiếp tân, tâm tình, giới thiệu PBMT & PBCM, văn nghệ.

Liên lạc: (714) 775-2050. Email: [email protected]

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT