Friday, April 19, 2024

Cao Bá Quát, vị thánh về những vần thơ ngông


Tản Mạn Thơ Văn


 


Lê Hoàng Long


 


Chúng tôi xin đa tạ sự đóng góp của quý vị độc giả khắp nơi. Vườn hoa thơ văn sẽ khởi sắc với muôn mầu, muôn vẻ nhờ những áng thơ của quý vị với tiết tấu truyền cảm và những văn thể đanh thép, cương cường, ngọt ngào, lãng mạn, trữ tình, châm biếm, dí dỏm, khôi hài, v.v.


Ðể đóng góp, xin quý vị gởi về emails dưới đây:


[email protected]hay [email protected]


Khi đóng góp, xin đề “Mục Tản Mạn Thơ Văn”


***


Dưới đây là một số bài thơ quý vị độc giả đóng góp:


 


 


 


Vào thế kỷ 19, hai nhà thơ, Nguyễn Văn Siêu và Cao Ba Quát nổi tiếng trong giới văn chương Thang Long, Hà Nội. Tài văn chương của hai người được vua Tự Ðức ca tụng.


Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán.


Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Dương.


(So với văn chương của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, văn chương của các văn nhân thời tiền Hán không sánh bằng. So với thơ văn của Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, thơ văn của Thịnh Dương chẳng ra chi).


Cao Bá Quát sinh năm 1809 tại làng Phú Thị (bây giờ, làng Phú Thị, huyện Phú Thị, quận Gia Lâm, Hà Nội) và lớn lên ở khu Ðình Ngang, phần phía Nam Thăng Long. Gia đình ông có truyền thống lâu dài trong khoa bảng, có nhiều đại quan năm chức vụ quan trọng khác nhau trong triều như là Cao Dương Trạc thời Lê Trung Hưng và Cao Huy Diệu thời Gia Long. Tuy vậy, cha của ba người chỉ là giáo học hiểu biết Khổng học.


Thời nhỏ tuổi, Cao Bá Quát có tiếng về trí thông minh và sự xuất sắc. Từ 1832, Cao Bá Quát dự kỳ thi Hội nhiều lần nhưng không đậu vì ông phạm luật khảo thí. Sau mười năm thi cử không thành, đến năm 1841 Cao Bá Quát được vời lại vào cố đô Huế và được bổ nhiệm chức quan nhỏ trong Bộ Lễ. Vào Tháng Tám, năm 1841 ông được chỉ định làm quan khảo hạch trong cuộc thi Trạng Nguyên ở trường thi Thừa Thiên.


Trong khi làm giám khảo, ông xét thấy vài bài thi hay nhưng xúc phạm vài tên húy. Vì thế ông và bạn ông sửa lại cho đúng. Ðiều này bị phơi bầy, và ông bị xử án tử hình. Về sau vụ án được cứu xét lại, ông bị cách chức và bị tù ba năm.


Năm 1847, ông Cao Bá Quát được mời làm việc trong Quốc Tử Giám triều đình ở Huế, và chú trọng vào việc thu thập văn chương. Cảm động về sự giúp đỡ của hai vị quan Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, ông tham dự Mạc Vân Thi Xã, thi Hội do hai vị quan này sáng lập.


Mặc dù có phần trong giới quan lại, ông Cao Bá Quát vẫn nghèo, và sống trong túp lều tranh, mặc áo bạc mầu ông thương cảm giới bình dân.


Có cá tính ngay thẳng, quân tử, và thông minh, Cao Bá Quát chọn cho chính mình lối sống ngông, khinh thường kẻ bợ đỡ và những hành động nhu nhược của các vị quan lại thời đó. Qua thơ văn, cuộc sống của ông có vẻ bất cần, bụi đời, lang thang, pha chút bất mãn về thân phận.


Sau đây mời quý vị thưởng thức dăm bài thơ của nhà thơ Cao Bá Quát:


 


Uống say, ngủ ở điếm canh bên sông


 


Uống rượu bên cầu với gió đông.


Chùa vắng, điếm canh cũng trống không.


Mặc kệ sương rơi, ta cứ ngủ.


Nhờ rượu, chuông kêu chẳng bận lòng.


***


 


Nghe tiếng sáo


 


Sáng sớm đầu sông rộn tiếng ca.


Xế chiếu sáo trúc thổi ngân nga.


Tiếng sáo tỉ tê bên gối mỏng,


Làm khách tha phương chạnh nhớ nhà.


***


 


Qua đò sông Gianh giữa trời mưa


 


Sương biển phủ mờ bãi cát nông.


Xa xa lởm chởm núi hình cong.


Theo dọc hai bờ cơn gió thổi.


Buồm như chiếc lá, cứ xoay vòng.


***


 


Ðại hàn


 


Người nghèo sợ rét sớm.


Người giàu không thích hè.


Mặc người yêu, người ghét,


Năm mới lặng lẽ về.


***


 


Chiều tà, uống rượu say, trở về


 


Uống say, nghiêng ngả, tự về nhà.


Một dải sông mờ phía xa xa.


Xuống ao khẽ hỏi bông sen đỏ:


“Liệu có đỏ bằng mặt của ta?”


***


 


Chơi phố Hội An, gặp đào hát người Vị Thành


 


Tiếc gặp nhau đã muộn,


Lại đất khách thế này.


Xa quê, nghe đàn hát


Dưới trăng vàng đêm nay.


Ðèn sáng, lửa lòng tắt.


Lệ khô, rượu còn đầy.


Bạn bè giờ đã ít,


Tiếc gì bài hát hay!


***


 


Ðêm ngồi một mình


Nhà thị thành, chật hẹp.


Người vừa ốm vừa già.


Suốt một đời vất vả.


Thua từ lúc sinh ra.


Hết lụt lại đến hạn.


Dân đói khổ, kêu ca.


Muốn giúp đời, không được,


Thẹn mình là nho gia.


***


 


Nỗi cảm nhớ trên đường xa


 


Quán rượu, cờ xanh, dương liễu xanh.


Dừng xe hít thở khí trong lành.


Bay ngược chiều nhau, bầy én nhỏ.


Trong lồng líu ríu mấy con oanh.


Ði đường đã mệt, còn mưa bụi.


Xa quê, hoa nở, ngắm không đành.


Ngẫm nghĩ chuyện xưa thêm não ruột.


Xốp nhẹ như mây, mộng chẳng thành.


***


 


Vịnh núi Tản Viên (1)


 


Núi thiêng truyền tụng mãi xưa nay.


Tròn trịa bốn bề tựa tán cây.


Muôn bậc vươn cao, khinh nước lụt.


Sao trời như thế dưới tầm tay.


Có vị tiên già đang ẩn dật,


Xa lánh cõi trần, giữa khói mây.


Vua Ðường khiếp đảm, Cao Biền nản (2).


Trấn giữ phương Nam ngọn núi này.


 


Chú thích:


1. Nằm ở huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, vì hình núi tròn nên gọi là Tản Viên. Theo truyền thuyết thần núi Tản Viên vẫn còn ngự trên núi.


2. Vua Ðường nghe đồn Tản Viên là nơi linh thiêng, sợ để vậy sẽ sinh ra người tài giỏi hậu họa khôn lường, bèn sai Cao Biền, là thầy địa lý nổi tiếng thời ấy sang làm An Nam đô hộ sứ để yểm bùa. Cao Biền yểm không nổi, bèn cho người về tâu rằng “Thần núi Tản Viên rất thiêng, không làm gì được.”

MỚI CẬP NHẬT