Thursday, March 28, 2024

Nạn nhân bạo hành gia đình đề nghị cứu xét lệnh trục xuất


Jacqueline Dan, Esq./ Asian Pacific American Legal Center


Ðỗ Dzũng/Người Việt (chuyển ngữ)


 


Nhiều nạn nhân bạo hành gia đình đến Mỹ một cách hợp pháp, nhưng sau này bị mất quy chế di dân bởi vì họ là nạn nhân trong trường hợp quan hệ vợ chồng bị lạm dụng.Ðôi khi, nạn nhân bạo hành gia đình bị đưa ra trước tòa án di trú và nhận một quyết định trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Một số nạn nhân có thể muốn ở lại Mỹ, không trình diện Sở Di Trú.


Nếu rơi vào trường hợp này, quý vị có thể điền một hồ sơ pháp lý gọi là “Motion to Reopen” (Ðề Nghị Cứu Xét) lệnh trục xuất để hợp pháp hóa tình trạng di trú của mình. Tuy nhiên, trước khi làm việc này, có một số chuyện quan trọng quý vị phải biết như sau:


1. Nếu điền một “Motion to Reopen” với tư cách là nạn nhân bạo hành gia đình, tôi cần phải chứng minh những gì trước tòa án?


Ðiều này còn tùy. Có ba cách nạn nhân bạo hành gia đình có thể hợp pháp hóa tình trạng di trú của mình qua việc điền “Motion to Reopen.” Ðó là tự xin theo luật VAWA (Violence Against Women Act), điền đơn xin hoãn trục xuất theo VAWA, hoặc điền đơn xin thị thực nhập cảnh “U-visa.”


 


2. Tôi cần những gì để chứng minh với tòa án khi đề nghị “Motion to Reopen,” nếu muốn tự xin theo luật VAWA?


Ðể đủ điều kiện tự xin điều chỉnh tình trạng di trú theo luật VAWA, quý vị phải chứng mình được bảy điều sau đây: (1) Quý vị lập gia đình với người gây ra bạo hành với mình, ngoại trừ trường hợp người đó qua đời hoặc ly dị quý vị trong vòng hai năm trước đó; (2) Người gây ra bạo hành với quý vị là công dẫn Mỹ hoặc là thường trú dân (có thẻ xanh); (3) Quý vị đang sống ở Mỹ, ngoại trừ trường người gây ra bạo hành với quý vị làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, hoặc vụ bạo hành xảy ra tại Mỹ; (4) Quý vị sống chung với người bạo hành trong quá khứ: (5) Quý vị bị đánh đập hoặc bị đối xử tàn bạo trong lúc sống cuộc sống hôn nhân; và (7) Quý vị kết hôn với người bạo hành là vì tình yêu, chứ không phải kết hôn để được vào Mỹ một cách hợp pháp.


 


3. Tôi cần những gì để chứng minh với tòa án khi đề nghị “Motion to Reopen,” nếu muốn điền đơn xin hoãn trục xuất theo VAWA?


Ðiều kiện để điền đơn xin hoãn trục xuất theo VAWA tương tự như trường hợp tự xin theo luật VAWA. Tuy nhiên, có sáu sự khác biệt quan trọng. Trước hết, một nạn nhân bạo hành gia đình có thể đã ly dị người bạo hành hơn hai năm. Thứ nhì, nạn nhân phải thực sự có mặt tại Mỹ trong ít nhất 3 năm trước khi điền đơn xin hoãn trục xuất. Thứ ba, nạn nhân phải là một người dân tốt trong thời gian 3 năm này. Thứ tư, nạn nhân không phải là người có một tội gì đó có thể bị cấm nhập cảnh hoặc bị trục xuất. Ðiều kiện này rất phức tạp và có thể nạn nhân phải hỏi ý kiến luật sư của mình. Thứ năm, nạn nhân phải chứng minh con cái hoặc cha mẹ của mình sẽ gặp khó khăn rất lớn nếu mình bị trục xuất. Thứ sáu, tòa án cảm thấy trường hợp của nạn nhân đặc biệt, xứng đáng được xem xét.


 


4. Tôi cần những gì để chứng minh với tòa án khi đề nghị “Motion to Reopen,” nếu muốn điền đơn xin thị thực nhập cảnh “U-visa?”


Nạn nhân bạo hành gia đình nộp đơn xin thị thực nhập cảnh “U-visa” phải chứng minh được là hợp tác với cơ quan công lực trong cuộc điều tra đối với người gây ra bạo hành với họ. Nhân viên công lực phải xác nhận rằng người bạo hành gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân về mặt thể xác hoặc tinh thần.


 


5. Một chánh án tòa di trú đưa tôi quyết định trục xuất cách đây khá lâu. Liệu tôi có cơ hội đề nghị xem xét lại quyết định này không?


Có. Thông thường, một luật sư di trú nhận quyết định trục xuất chính thức của quý vị phải đề nghị “Motion to Reopen” trong vòng 90 ngày. Tuy nhiên, một di dân tìm cách ở lại Mỹ với tư cách nạn nhân bạo hành gia đình vẫn có thể điền đơn “Motion to Reopen” ngay cả sau 90 ngày, nếu nạn nhân này vẫn còn hiện diện tại Hoa Kỳ.


 


6. Nếu tôi đã điền “Motion to Reopen” cho trường hợp bị trục xuất của tôi và bị từ chối. Tôi có được điền “Motion to Reopen” vì tôi là nạn nhân bạo hành gia đình không?


Ðiều này còn tùy. Thông thường, một di dân nhận quyết định trục xuất chính thức vẫn có thể điền “Motion to Reopen.” Tuy nhiên, một di dân có thể điền “Motion to Reopen” để làm giảm nhẹ khó khăn của mình dựa trên căn bản của tình trạng bạo hành gia đình, ngay cả nếu di dân này đã điền một “Motion to Reopen” với lý do khác, ví dụ như tìm cách ở lại Hoa Kỳ.


 


7. Tôi sợ bị ly dị trong khi chờ tòa án di trú quyết định đơn xin “Motion to Reopen” của tôi. Liệu điền đơn xin “Motion to Reopen” có ngăn chặn tôi bị trục xuất?


Có. Nếu điền “Motion to Reopen” để ở lại Mỹ với tư cách là nạn nhân bạo hành gia đình, tòa sẽ tự động ngừng sự trục xuất của quý vị trong lúc quyết định cho phép hoặc từ chối “Motion to Reopen” cua quý vị. Ðiều này có nghĩa là quý vị không thể bị trục xuất trong khi tòa xem xét “Motion to Reopen” của mình để quyết định chấp thuận hay từ chối. Tuy nhiên, nếu tòa từ chối “Motion to Reopen” này, chính quyền Mỹ có thể trục xuất quý vị.


Nếu tòa chấp thuận “Motion to Reopen,” quý vị có thể đến tòa để giải thích trường hợp của mình. Trong khi trường hợp của quý vị được tòa xem xét, quý vị không thể bị trục xuất. Tuy nhiên, tòa vẫn có thể quyết định từ chối trường hợp của quý vị sau khi xem xét tất cả bằng chứng tại tòa. Nếu tòa từ chối, quý vị sẽ nhận một lệnh trục xuất khác, và chính phủ Mỹ tìm cách trục xuất quý vị.


 


Lưu ý:


Thông tin này không phải là một lời cố vấn luật pháp và không nên được dùng để thay thế như là một sự giúp đỡ hoặc hướng dẫn tương đương với một luật sư di trú kinh nghiệm hoặc một tổ chức cố vấn pháp lý.


Nếu cần giúp đỡ, xin quý vị gọi điện thoại tiếng Việt tại số 1-800-267-7395.


Trung Tâm Pháp Lý Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương (APALC) là một tổ chức bất vụ ủng hộ quyền công dân, cung cấp trợ giúp và giáo dục pháp lý, cũng như tạo thành một liên minh trong cộng đồng để gây ảnh hưởng tốt cho người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương, đồng thời góp phần tạo ra một xã hội hài hòa. APALC phối hợp làm việc với “Asian American Justice Center” tại Washington, DC, “Asian American Institute” tại Chicago và “Asian Law Caucus” tại San Francisco.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT