Thursday, March 28, 2024

Tiếng Việt dấu yêu


Dạy tiếng Việt cho trẻ em ở Hoa Kỳ


 


Nguyễn Việt Linh


 


Dạy tiếng Việt cho các trẻ em gốc Việt ở Hoa Kỳ là một đề tài được nhiều người quan tâm và nhiều quan điểm khác nhau đã được nhiều học giả trình bày. Hôm nay, chúng tôi xin đề cập đến một phương pháp dạy tiếng Việt của Giáo Sư Trần Ngọc Dụng.










Một lớp học tiếng Việt tại TTVH Hồng Bàng.


“Với kinh nghiệm dạy học từ năm 1972 đến nay cả hai môn tiếng Anh và tiếng Việt, tôi có vài đề nghị một phương pháp dành cho học sinh Việt nam tại Hoa Kỳ,” Giáo Sư Dụng nói.


Ông đưa ra một bối cảnh về chính sách cưỡng bách giáo dục tại đây.


“Trẻ em từ 5 tuổi đến 16 tuổi đều phải đi học. Cha mẹ, có con trong độ tuổi này mà không làm tròn bổn phận và cho con đi học, có thể bị phạt tù và bị tước quyền nuôi con,” ông giải thích.


Giáo Sư Dụng nói: “Từ khi bước chân vào vào lớp mẫu giáo đến khi học hết bậc trung học, một đứa trẻ học ít nhất là 13 năm. Mỗi ngày trung bình 6 tiếng, một tuần năm ngày, một năm trên dưới 180 ngày, hay 5400 giờ. Trong suốt thời gian này, cha mẹ còn phải dành thời giờ cho con em làm bài tập ở nhà và cùng với con em đọc sách mỗi tối từ 20 đến 30 phút. Như vậy phải cộng thêm từ 60 đến 90 giờ nữa vào chương trình học phổ thông cho con em.”


“Phần thời giờ còn lại, thử hỏi cha mẹ các em có bao nhiêu thời gian để trò chuyện với con em mình, bằng tiếng Việt?” Giáo Sư Dụng đặt câu hỏi.


Ông nói đến mối lo của một số phụ huynh rằng con em lớn lên sẽ không rành tiếng Anh với bạn bè nên cũng “tập” nói tiếng Anh với các con luôn.


“Ðiều này có nghĩa là tiếng Việt hầu như không còn chỗ dung thân trong các gia đình mà cả cha mẹ lẫn con cái đều nói tiếng Anh hoàn toàn. Do vậy mà thực tế cho thấy rất nhiều em chỉ biết bập bẹ vài chữ tiếng Việt rồi vội vàng chuyển sang tiếng Anh cho ‘thoải mái’ hơn.”


Nói tóm lại “việc học tiếng Việt hầu như có ít chỗ đứng trong sinh hoạt hàng ngày của đứa bé,” ông nói.


Trước mối cảnh như thế, ông báo động: “Những bậc phụ huynh nào còn có lòng với tiếng Việt thì nên thực hiện ngay để cứu lấy tiếng mẹ đẻ, tự dưng trở nên con ghẻ của nhiều gia đình!”


Ông đề nghị: “Bước đầu, quý vị nên tập ngay cho con khi còn ở trong bụng mẹ. Mẹ nên vừa xoa cái bụng bầu vừa nói chuyện với con. Nếu được, hát cho con nghe những lời ca dao mà mình biết được. Sau khi đứa bé chào đời, mẹ nên tiếp tục nói chuyện với con bằng thứ tiếng đích thực của mình.”


Giáo sư Dụng nói thêm: “Trong ba năm đầu đời, đưa bé có thể nghe, hiểu và phân biệt hàng ngày thứ âm thanh xung quanh bé. Nên nhớ, theo thống kê của các nhà ngữ học thế giới, tiếng Việt có trên 11 ngàn cách phát âm khác nhau, trong khi tiếng Anh chỉ khoảng dưới 8 ngàn. Do vậy, đừng lo bé không nói được đúng tiếng Anh, mà nên e rằng bé không nói sõi tiếng Việt. Có như vậy mới mong bé nói tiếng Việt rõ ràng và lưu loát.”


“Khi bé lên bốn, mẹ bắt đầu cho bé đi nhà trẻ. Hãy tìm hiểu nội dung nhà trẻ dạy gì bên tiếng Anh thì nên lặp lại y như vậy bằng tiếng Việt. Như thế tự nhiên bé nhà mình biết được hai thứ tiếng đều nhau mà không cần phải nhọc sức,” Giáo Sư Dụng đề nghị.


Phụ huynh có thể làm bản đối chiếu Anh-Việt để dạy con trẻ ngay từ lớp mẫu giáo. Một bên là các mẫu tự tiếng Anh A, B, C… “Now you heard my A-B-C. Tell me what you think of me.” Một bên là các mẫu tự tiếng Việt A-Ă-Â… “Em cố gắng em học ngoan. Em đánh vần có hay không nào. Em cố gắng, em học ngoan em đánh vần rất hay!”


Tương tự, phụ huynh cũng có thể ghi hai bảng song song. Một bên là các con số; các hình thể rồi đến các màu sắc bằng tiếng Anh. Một bên là các con số; hình thể và màu sắc tương đương bằng tiếng Việt.


“Với cách dạy như vậy, bảo đảm quý vị con em sẽ giỏi cả hai ngôn ngữ và học hành xuất sắc ở trường. Ðây cũng là cách để giúp các con em ôn bài đã học ở trường và con em sẽ không cảm thấy ngỡ ngàng khi phải học tiếng Việt.


 


****


 


EM VIẾT VĂN VIỆT


Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ


 


Nhằm tạo một diễn đàn cho các em tập viết tiếng Việt, Ban Biên Tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kêu gọi quý phụ huynh và quý thầy cô khuyến khích các em viết văn, diễn tả bằng tiếng Việt những cảm nghĩ và ước vọng trong đời sống của các em. Ước mong nơi đây một sân chơi được mở ra và khu vườn văn hóa Việt sẽ được quý phụ huynh và quý thầy cô góp tay vun trồng, khuyến khích.


Trong các bài nhận được và chọn để đăng, chúng tôi cố ý giữ nguyên văn những gì các em viết. Vì thế, khi đọc đến những ngôn từ, lỗi chính tả và sai văn phạm, chúng tôi mong được phụ huynh và thầy cô chia sẻ và sửa chữa cho các em tại nhà hay trong lớp học.


Tất cả các bài viết dưới dạng MSWord, font Unicode; và hình ảnh dạng .jpg, xin gởi về địa chỉ email: [email protected] (Xin đừng gởi dạng .pdf vì không tiện cho việc layout).


Trân trọng cảm ơn quý vị.


Nguyễn Việt Linh


 


Em tập viết


 


1. Ði chơi Disneyland


 


Andrew Nguyễn


 


Con nhớ vài tháng trước, bạn cửa con và con đi chơi ở Disneyland. con tiệt là vừi tại vì con ứt khi được đi chơi với bạn cửa con. Lút con tối tì bạn và con đi chơi ở “Space mountan.” Sâu đó mình đi “pivates of the caribean”. Khoãng mọt tiến sâu, mình đi ăn và đi xấm ảo quần và đồ chơi. Con mừa mọt cái đồ chơi chờ em cửa con. Ði mưa đồ sồng tì đi chơi ở trền mấy cày “vides” nửa. Bạn con ,tên là Maccenzie vối con đi chơi ở trên “Haunted mousion’ và “Matterhorn”. Ðứng nam giờ thì con đi về. Ba cưa con tối rut, và con ngừ trền xê. con đi chơi ở Disneyland rất là vừi,nhần rất mệt. Mai mốt có dịp nao tụi con xế đi nũa. Và có một lần, con đi chơi ở sea word vối cô và chị hộ của con. Con chơi rất là vừi. con tháy được tất nhừi con vật và người. có một việt con không thít đố là phải ở trền xề rất lầu và bị kệt xề. Ngoai cái đố, thì con đi chơi rất là vừi.


 


2. Con chó nhỏ của em


 


Nguyễn Giáng Tiên Terry


 


Ðã nhiều lần em xin mẹ cho em nuôi một con chó nhưng mẹ từ chối. Mẹ em nói là không có thời gian để săn sóc. Em vì quá thích chó cho nên em đã năn nỉ mẹ và cuối cùng mẹ đồng ý.


Con chó của em tên là T-Rex. Nó có một bộ lông đen mượt, hai mắt của nó tròn và có hai đốm màu nâu ở bên trên rất dễ thương. T-Rex gần được một tuổi. Mỗi buổi sáng trước khi đi học em đều cho T-Rex ăn và uống. Nó vẫy đuôi vui mừng khi nhìn thấy em. Em để nhà của chó ở sau vườn, nó vui mừng chạy nhảy khắp nơi. Thỉnh thoảng, em dắt chó đi dạo. T-Rex rất vui mừng chạy theo em. Trên đường đi, đôi lúc T-Rex dừng lại ngửi vào các gốc cây. Khi nào gặp các con chó khác thì T-Rex đứng lại nhìn như muốn kết bạn. T-Rex có một tật xấu là hay cắn đồ sau vườn. Bất cứ vật gì như cây cỏ, ống nước, giày dép v.v.. nó đều cắn. Vì thế ba em phải cột nó vào gốc cây khi không có ai coi. T-Rex rất sợ tắm. Khi em xối nước vào T-Rex thì chạy loăng quăng như muốn bỏ trốn. Sau khi được lau khô thì nó cứ cọ vào người em như muốn được ôm.


Em rất thương con chó nhỏ của em. Em xem nó như một người bạn nhỏ. Mỗi lúc buồn em ra sau vườn ngồi chơi với T-Rex. Em thấy rằng em phải săn sóc T-Rex đàng hoàng, không bao giờ để cho nó bị đói khát tội nghiệp.


 


****


 


Hình ảnh sinh hoạt:


 


1. TTVH Hồng Bàng tổ chức ngày Nhớ Ơn Thầy Cô hôm 18 Tháng Mười Một, một truyền thống hàng năm để tập cho học sinh thấm nhuần một trong những lễ nghĩa được tôn trọng văn hóa Việt Nam.



2. Thi lên đai lớp võ tại Trung Tâm VOVINAM Nguyễn Bá Học:







MỚI CẬP NHẬT