Cuối thời Chiến Quốc, từ quãng -408 đến -221, học phái Khổng Nho mất dần ảnh hưởng trước trào lưu của thực tiễn của Pháp gia. Qua đời Hán, nhất là từ Hán Vũ đế trở đi, người ta dùng Khổng Nho làm bình phong đạo đức che đậy bản chất gian hùng bá đạo của chính trị. Cái vỏ Khổng Mạnh, người ta cứ tưởng rằng đặc tính văn hóa chính trị của Trung Hoa là “trọng văn khinh võ”. Thực tế thì triều đình và trí thức Trung Quốc nghiên cứu rất kỹ về chiến tranh và binh pháp. Họ còn tiến lên một bước rất cao là trong văn có võ, là đấu tranh toàn diện mà khỏi cần dụng binh. Ngày nay, người ta không nhìn thấy hình tượng Khổng Tử cũng chỉ là một diện của sự đấu tranh. Khi thấy Bắc Kinh đề cao Khổng Tử nhiều người tưởng lầm rằng lãnh đạo Trung Quốc hết chất cộng sản và trở về bản sắc văn hóa truyền thống của Trung Hoa. Nhưng bản sắc đó không là Khổng Nho vương đạo mà là lưu manh bá đạo.