Thursday, April 18, 2024

Nhân viên ‘khôn ngoan’ nên làm gì khi có sếp mới

NEW YORK CITY, New York (NV) – Một số nhân viên lo ngại khi biết mình có một vị sếp mới. Dù tốt hay xấu, bạn đã “đúc kết” được cách làm việc của sếp hiện tại như việc họ trả lời một email trong bao lâu và cách đâu là tốt nhất để nêu ý kiến trong một phiên họp. Tuy nhiên theo tạp chí Forbes, điều này cũng tạo điều kiện cho bạn thăng tiến khi có một người sếp mới.

Dù bạn là một trong những người thích làm việc cùng với quản lý trước, nhưng khi làm việc với sếp mới, bạn có cơ hội thử thách và phát triển bản thân hơn. Và nếu người sếp trước của bạn gây “khó khăn” cho bạn tại công sở thì đây là một bước thay đổi hữu ích cho bạn.

Thế nên, bước đầu rất quan trọng và những ai biết cách tận dụng cơ hội này thì sẽ có nhiều thành công hơn trong công việc. Sau đây là 3 điều được tạp chí Forbes công bố nhằm giúp bạn “ghi điểm” trước người quản lý mới.

1. Tạo hình ảnh tốt trong lần gặp đầu tiên

Thông thường khi bạn có một người sếp mới, bạn đưa những điểm mạnh của mình, tạo ấn tượng và thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Một thời gian sau, bạn có thể thoải mái và thư giãn hơn với sếp.

Bạn thường đọc email nháp năm lần trước khi vào phiên họp, thì nay bạn có thể thoải mái gửi email một dòng cho sếp từ điện thoại. Hoặc bạn là một người thường đến văn phòng đúng giờ, nay bạn không mấy lo ngại khi phải đứng xếp hàng mua cà phê tại Starbucks. Lý do vì khi bạn tạo được uy tín với người quản lý, bạn có thể nhận thấy họ không ngại việc bạn thiếu phép lịch sự khi viết một email quá ngắn hoặc một vài lần bạn đi trễ.

Thế nên bạn nên thể hiện những điểm mạnh và thể hiện bản thân trước người quản lý để tạo một ấn tượng và mối quan hệ tốt với họ.

Tránh đi quá xa

Tuy nhiên, nếu bạn là một người khôn ngoan, bạn biết cách cân bằng giữa tính chuyên nghiệp và mức độ thoải mái với sếp. Nói một cách khác, bạn không cần có mặt một tiếng trước khi phiên họp bắt đầu trong bộ đồ vest, hoặc viết email “trịnh trọng” trong hai tuần đầu rồi sau đó quay lại với phương thức cũ.

Bạn nghĩ rằng việc tạo ấn tượng tốt là một công tắc, bật lên để tạo ấn tượng trong thời gian đầu rồi tắt đi khi quan hệ của hai bên thoải mái hơn. Tuy nhiên, việc “đổi chiều” này có thể khiến sếp của bạn bối rối.

Thế nên, bạn cần cân bằng giữa mức độ thoải mái và tính chuyên nghiệp một cách hữu hiệu nhất bằng cách đến sớm vài phút trước buổi họp, đừng bận quần áo quá thoải mái, và kiểm tra chính tả và phép lịch sự trong email. Điều này không những khiến bạn trông chuyên nghiệp hơn và giúp bạn giử vững phong độ này trong thời gian dài.

2. Đưa những ý tưởng mới

Khi một người vào vai trò quản lý, họ thường tìm ra phương thức phát triển tốt hơn. Thế nên, đây là một cơ hội cho bạn thể hiện bản thân bằng việc đóng góp những ý tưởng mới.

Bạn nên lên ý tưởng nào giúp công ty phát triển tốt hơn và sau đó sắp xếp thời gian để đưa ý kiền này với sếp. Nếu bạn không có ý kiến nào, bạn có thể dành thời gian đôi bên gặp nhau để đặt câu hỏi, ghi chú ý chính và suy nghĩ những gì họ vừa nói. Bạn có thể gửi một email sau đó với hướng giải quyết nhằm giúp họ giải quyết vấn đề hoặc đạt mục tiêu đề ra.

Tránh đi quá xa

Khi nói về cách phát triển công ty, tránh đừng đào quá sâu và ‘nhắc lại’ những cách không đem lại hiệu quả mà người quản lý trước từng làm trước đây.

Ví dụ điển hình, bạn nên tránh nói rằng phương thức làm việc cũ mà bạn không thể đóng góp tất cả kỹ năng cho công ty, điều này có thể khiến bạn trông nhỏ nhen trước nhà quản lý. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thay đổi mang tính tích cực cho công ty.

3. Sếp cần bạn giúp

Nếu sếp nhờ bạn giúp vì họ còn mới với công ty bạn nên tận dụng cơ hội này để tạo một mối quan hệ mật thiết với họ.  Bạn nên cho sếp thấy là bạn luôn có mặt khi sếp cần đến.

Tránh đi quá xa

Tuy nhiên, người khôn ngoan biết phân biệt giữa giúp đỡ và nịnh hót. Đừng bắt đầu cư xử như một “học trò cưng” của giáo viên hay đặt mình là “tay phải” khi những nhân viên khác và sếp cần trao đổi công việc.

Hành động này hầu hết mang kết quả trái chiều vì bạn sẽ làm mất thiện cảm với đồng nghiệp của mình.

Thế nên đừng tỏ vẻ bạn là người duy nhất trong nhóm hoặc trong công ty có thể giúp sếp khi cần thiết. Bạn cũng nên khuyến khích đồng nghiệp hỗ trợ sếp khi cần và cũng nói về điểm mạnh của từng người cho người quản lý biết.

Sau khi sếp quen dần công việc mới, một người khôn ngoan sẽ ngừng trách nhiệm của mình tại đây. Người quản lý sẽ liên lạc, điều hành và sắp xếp công việc theo phương thức của riêng họ.

Để tiến xa trên con đường sự nghiệp, bạn cần phải học cách uyển chuyển thích nghi và luôn săn tìm cơ hội mới. Thế nên, khi có một người sếp mới cũng là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển bản thân. (Kh.L.)

Mời độc giả xem phóng sự “Saigon Outcast, nơi Tây và Ta gặp gỡ”

MỚI CẬP NHẬT