Friday, March 29, 2024

Tieng Viet Dau Yeu


EM VIẾT VĂN VIỆT

Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ

 

Nhằm tạo một diễn đàn cho các em tập viết tiếng Việt, Ban Biên Tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kêu gọi quý phụ huynh và quý thầy cô khuyến khích các em viết văn, diễn tả bằng tiếng Việt những cảm nghĩ và ước vọng trong đời sống của các em. Ước mong nơi đây một sân chơi được mở ra và khu vườn văn hóa Việt sẽ được quý phụ huynh và quý thầy cô góp tay vun trồng, khuyến khích.

Trong các bài nhận được và chọn để đăng, chúng tôi cố ý giữ nguyên văn những gì các em viết. Vì thế, khi đọc đến những ngôn từ, lỗi chính tả và sai văn phạm, chúng tôi mong được phụ huynh và thầy cô chia sẻ và sửa chữa cho các em tại nhà hay trong lớp học.

Tất cả các bài viết dưới dạng MSWord, font Unicode; và hình ảnh dạng .jpg, xin gởi về địa chỉ email: [email protected](Xin đừng gởi dạng .pdf vì không tiện cho việc layout).

Trân trọng cảm ơn quý vị.

Nguyễn Việt Linh

 

Tập đặt câu

 

Tập đặt câu với các chữ sau đây:

Bà nội, hiếu thảo, đồng bào, liên hệ, nướu răng, vẫy vùng, hình bầu dục, hiền lành, Mũi Cà Mau, Trường Sa.

 

Bài tập đặt câu

Trương Hoàng Nyny,

Thi sinh lớp Ba của Giải Khuyến Học-2011

 

Bà nội em thích trồng cây ngoài vường

Ở trong trường em, chỉ có một người là người hiếu thảo.

Minh phải thương yêu đồng bào với mọi người.

Bạn em và em nói chuyện để lien hệ vơi nhau.

Bủi sang hôm nay, nướu răng của em đau lấm,

Giạ con khong có biết chữ vẫy vùng có í nghĩa gi.

Qura trứng going hinh bầu dục.

Tính tình của mẹ em rất là hiền lành va vui lòng.

Về mùa hạ, gia đình em lên Mũi Cà Mau để trơi.

Giạ con khong biết Trường Sa ở đâu.

____________________________

 

Tâm tình Thầy Cô

 

Một lớp học tiếng Việt tại Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

 

Phương pháp dạy tiếng Việt

 

GS Trần Ngọc Dụng

 

Có thể nói làm việc mà có phương pháp thì dễ thành công hơn. Vấn đề làm sao hiểu được thế nào là phương pháp. Nói nôm na, phương là “lối đi” và pháp là “cách,” tức là đi đúng lối và đi đúng cách thì dễ tới đích vậy.

Cụ thể trong việc giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em hiện nay tại Hoa Kỳ, chưa có ai đề ra một phương pháp nào để có thể áp dụng một cách hữu hiệu mặc dầu chúng ta đã có mặt trên xứ này trên 30 năm!

Qua nhiều lần quan sát các lớp tại các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam California, tôi có một số nhận xét thô thiển như sau:

– Thời lượng của các lớp tiếng Việt quá ít. Một thực tế không thể thay đổi là các lớp chỉ có vài giờ vào cuối tuần so với gần 30 giờ học tiếng Anh trong tuần của các trường. Ðể giúp các em học nhiều hơn, các bậc phụ huynh cần cho các em thêm giờ học tiếng Việt ở nhà.

– Nội dung, có nhiều lớp quá xa lạ với các em. Tuy Ban Ðại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ đã dày công soạn được một bộ sách khá đầy đủ và rõ ràng, nhưng cách áp dụng các sách này vào lớp học thì gặp trở ngại. Ngoài ra cách trình bày nội dung mỗi giáo viên một khác và có vẻ tùy tiện chứ không theo phương pháp nào hết. Ðặc biệt, các giáo viên không biết “tương kế tựu kế” để làm cho bài học trở nên hữu ích cho học sinh hơn.

– Khung cảnh lớp học quá nhạt nhẽo, có tính cách đóng khung: thầy hoặc cô nói, học trò nghe, ghi, chép, hết giờ ra về. Thiếu tính cách sinh động. Thỉnh thoảng có tiếng thước gõ lên bảng kêu phẹt phẹt không khác gì âm thanh trường làng ngày xưa. Có lẽ nết nhà giáo đều ẩn hiện đâu đó trong mỗi người Việt hay sao!

– Tốc độ giảng dạy không đồng đều. Nhiều lớp cô hoặc thầy đi quá mau; một số vị khác thì quá chậm. Mau quá hay chậm qua đều không gây hứng thú cho học sinh. Ðôi khi học sinh còn sợ đến lớp.

– Thái độ đứng lớp của các cô, thầy không đồng đều. Một số có vẻ yêu nghề thật sự; một số khác thì có vẻ thờ ơ.

– Bản thân lớp học, thật tội nghiệp. Ðiều này nói lên nỗ lực rất lớn của các trung tâm khi phải vật lộn với khó khăn để có một “cơ sở vật chất” tạm chấp nhận được cho các em học tập.

Trong các điểm nêu trên, ba điểm đầu tiên là quan trọng nhất và tôi muốn góp ý để chúng ta cùng tìm một giải pháp nhằm giúp con em mình giỏi tiếng Việt chừng nào tốt chừng nấy.

Hiện nay Quốc Hội tiểu bang California đã chính thức ban hành đạo luật AB 815 có tên là Seal of Biliteracy, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1, 2012. Theo tinh thần đạo luật này, học sinh nào tốt nghiệp trung học mà giỏi hai thứ tiếng thì trên bằng tốt nghiệp được mang khuôn dấu của tiểu bang có tên là State Seal of Biliteracy. Do đó, việc giúp con em trau giồi tiếng Việt trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Hẹn gặp lại quý vị trong bài kế tiếp liên quan đến phương pháp giảng dạy tiếng Việt.

LTS: Các nơi GS Trần Ngọc Dụng đã giảng dạy Anh ngữ và Việt ngữ:

*Tại Việt Nam: Trường Sinh Ngữ Quân Ðội, Trường Quân Y, Trường Sư Phạm Mẫu Giáo, Trường Ðại Học Tổng Hợp từ 1972 đến 1991;

* Tại Hoa Kỳ: từng dạy tại UCLA, UCI, UCR, Lincoln Education Center, School of Continuation of North Orange County Community College, và đang dạy tại Santa Ana College và Coastline Community College).á

________________________________á

 

Loạt bài giới thiệu các Trung Tâm Việt Ngữ

 

LTS: Nhằm phổ biến thông tin về các trung tâm dạy Việt ngữ trong vùng Orange County, giúp phụ huynh có thể chọn địa điểm thuận tiện khi muốn gởi con em theo học Việt ngữ, trang Tiếng Việt Dấu Yêu lần lượt giới thiệu một số trung tâm tiêu biểu trong cộng đồng. Các trung tâm Việt ngữ có thể tham gia và tự giới thiệu về sinh hoạt tại trung tâm của mình bằng cách gởi bài và hình ảnh, qua email về địa chỉ: [email protected]

Kính mời quý phụ huynh và thầy cô theo dõi và bổ túc, nếu cần, để thông tin được cập nhật và chính xác. Nếu có sơ suất xin quý vị thông cảm và chỉ giáo cho.

 

Học sinh Việt ngữ BYA tham dự cắm trại. (Hình: Mỹ Hạnh, BYA, cung cấp)

 

Giới thiệu lớp Việt ngữ Tuổi Trẻ Phụng Sự (BYA)

 

Nguyễn Việt Linh

 

Các bạn trẻ thuộc nhóm Tuổi Trẻ Phụng Sự (Bodhi Youth of America) thành lập cách đây hai năm các lớp học tiếng Việt (VSL) như một ngôn ngữ thứ hai nhằm giúp các em học sinh được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, do các phụ huynh người Việt yêu cầu. Ðịa chỉ: 4745 E. Wesley Dr., Anaheim, CA 92708.

Người trẻ tuổi của nhóm này có trách nhiệm đã tổ chức được hai lớp học là Angela Mỹ Hạnh Vũ, từng sinh hoạt với các bạn ở Gia Ðình Phật Tử chùa Phổ Ðà, cô nói: “Mục đích để các em nhớ đến cội nguồn, gìn giữ tiếng Việt và học hỏi văn hóa Việt Nam.”

Hiện nay, chỉ có hai lớp dành cho các em từ 7-9 tuổi và từ 10-12 tuổi. Ðặc biệt các lớp học đều gắn liền với các sinh hoạt ngoài trời cho các em tuổi thiếu niên qua các cuộc dã ngoại, mỗi tháng một lần. Nhóm bạn trẻ này cũng cho biết đã mua được đất trại ở Wrightwood và sẽ tổ chức nhiều cuộc cắm trại tại đây.

Học sinh được 4 giáo viên tình nguyện hướng dẫn và dùng nhu liệu Rosetta Stones để dạy tiếng Việt. Thêm vào đó là việc sử dụng tự điển bằng hình (Oxford pictionary). Chương trình chú trọng dạy từ ngữ càng nhiều càng tốt để giúp các em nghe và nói tiếng Việt.

Các lớp VSL học mỗi Chủ Nhật từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Các học sinh sẽ có bữa ăn trưa lành mạnh để tìm hiểu thêm về món ăn và văn hóa Việt Nam. Buổi chiều từ 1 giờ đến 4 giờ, các em sẽ tham gia những hoạt động khác nhau của nhóm Tuổi Trẻ Phụng Sự.

Lệ phí mỗi học sinh là $60/tháng, gồm áo thun, sách, đĩa CD, các giải thưởng, phí tổn vận chuyển, ăn trưa, thức uống và ăn nhẹ, cùng vật liệu hoạt động.

Liên lạc các số điện thoại 909-233-4223 hay 909-251-4885 – Fax: 909-753-0359 – Email: [email protected]

_____________________________

 

Hình ảnh các học sinh xuất sắc

 

Học sinh Aliso Viejo Middle School, ba gốc Việt, một gốc Trung Hoa, của học khu Capistrano vào chung kết Spelling Bee. (Ðứng từ trái) Miranda Lao, Katie Ma, Sarah Tran, và Dylan Tran (ngồi).

 

Các con cháu xuất sắc nhận phần thưởng của Hội Ðồng Hoàng Tộc Nguyễn Phước Hải Ngoại dịp lễ Hiệp Kỵ Vua Gia Long năm thứ 210 tại nhà hàng Seafood World.

 

Bác Sĩ Vĩnh Thừa trao bảng vinh danh cho em Tôn Nữ Huyền Thy, lớp 12, GPA 4.466, Irvine High School tại Lễ Hiệp Kỵ Vua Gia Long. Huyền Thy từng là học sinh Việt ngữ tại TTVH Hồng Bàng, Garden Grove.

 

Cũng tại buổi lễ, em Bành Quỳnh Mai, lớp 12, Fountain Valley High School, nhận bảng vinh danh từ Bác Sĩ Vĩnh Thừa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT