Thursday, April 18, 2024

Tiếng Việt Dấu Yêu (Kỳ 316)

Tưởng nhớ các vị tướng lãnh VNCH tuẫn tiết trong ngày 30 Tháng Tư, 1975

Đài tưởng niệm tại khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ ở Westminster.


Học tục ngữ bằng hình ảnh

GS Trần C. Trí

Trang Tiếng Việt Dấu Yêu xin hân hạnh giới thiệu mục Học Tục Ngữ Bằng Hình Ảnh để các em vừa tìm hiểu kho tàng tục ngữ Việt Nam, vừa ôn luyện tiếng Việt và giải trí với những hình ảnh vui đẹp.

“Tục” là thuộc về ngôn ngữ bình dân và “ngữ” là một câu nói. Qua tục ngữ, các em sẽ được dịp học hỏi thêm về văn hoá, luân lý, lịch sử, địa lý, kinh nghiệm dân gian, v.v. được truyền từ đời này sang đời khác ở Việt Nam.

Thông qua việc tìm ra câu tục ngữ dựa theo hình ảnh và phần gợi ý kèm theo, các em sẽ có cơ hội ôn luyện tiếng Việt về nhiều mặt: cấu trúc vần, hệ thống thanh, chính tả, dấu giọng và dấu nguyên âm, từ vựng và cú pháp.

Đây là một trò đố vui khá phổ thông, đã có từ lâu ở Việt Nam. Đối với mỗi hình ảnh, nếu không có phần chú thích kèm theo thì tên gọi của hình ảnh đó cũng chính là một chữ trong câu tục ngữ. Phần nhiều các hình ảnh cần bỏ đi hay thêm vào một số chữ cái, dấu thanh hoặc dấu nguyên âm mới trở thành những chữ trong câu tục ngữ.

Phần giải đáp câu tục ngữ và giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng cũng như ý nghĩa mở rộng của nó được đăng trong kỳ kế tiếp.

Câu đố kỳ này:

Giải đáp câu tục ngữ kỳ trước

KHÉO ĂN THÌ NO, KHÉO CO THÌ ẤM.

Nghĩa đen: Biết cách ăn thì sẽ được no, biết cách mặc thì sẽ thấy ấm.

Nghĩa bóng: Sự thoải mái trong đời sống hằng ngày không nhất thiết đòi hỏi người ta phải có một cuộc sống sung túc. Nếu biết cách sử dụng tất cả những gì mình có, ngay cả lúc không dư dả, người ta cũng có thể cảm thấy đầy đủ.

Ý nghĩa văn hóa: Việt Nam là một nước còn nghèo. Đa số người dân còn phải làm việc cực nhọc để kiếm sống hằng ngày. Tuy vậy, người Việt luôn tâm niệm rằng họ vẫn có thể sống một cách thoải mái được nếu biết tằn tiện và ăn mặc sao cho thích hợp với hoàn cảnh của mình.



Em viết văn Việt

Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ

1- Nhằm tạo một diễn đàn cho các em tập viết tiếng Việt, Ban Biên Tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kêu gọi quý phụ huynh và quý thầy cô khuyến khích các em viết văn, diễn tả bằng tiếng Việt những cảm nghĩ và ước vọng trong đời sống của các em. Ước mong nơi đây một sân chơi được mở ra và khu vườn văn hóa Việt sẽ được quý phụ huynh và quý thầy cô góp tay vun trồng, khuyến khích.

2- Trong các bài nhận được và chọn để đăng, chúng tôi cố ý giữ nguyên văn những gì các em viết. Vì thế, khi đọc đến những ngôn từ, lỗi chính tả và sai văn phạm, chúng tôi mong được phụ huynh và thầy cô chia sẻ và sửa chữa cho các em tại nhà hay trong lớp học.

3- Tất cả các bài viết dưới dạng MSWord, font Unicode; và hình ảnh dạng .jpg, xin gởi về địa chỉ email: [email protected] (Xin đừng gởi dạng .pdf vì không tiện cho việc layout).

Trân trọng cảm ơn quý vị.

Nguyễn Việt Linh

Em học làm thơ

(Briona  Cao, Lớp 4)

Tháng Giêng là tháng ăn chơi,
Nhưng sau Tết em không tươi vì học
Này nhé : Toán, văn,  tập đọc,…
Em phải nhét vào trong óc thật nhanh
Nếu không thì không có A
Em sẽ bị  ba má la, buồn chết
Vậy là ca dao sai bết
Làm sao cho em bớt  mệt, thưa cô

iPhone

(Hoàng Yến, Lớp 6)

Em  muốn có iPhone, nhưng mẹ em nói chừng nào em học có điểm A cho các môn học, mẹ mới mua cho.

Và em cố gắng học, em không có đi chơi nhà bạn, không có đi coi phim. Đi học về, nghỉ một chút là em làm bài, học bài và đọc sách.  Kỳ học vừa qua em mừng quá vì hồ sơ của em toàn điểm A , không có B và C.

Hôm nay, ba mẹ đưa em đi mua cho em một cái iPhone. Em thật rất vui.

Vậy là em có phone giống các bạn rồi. iPhone của em màu hồng, rất đẹp tuy là hơi nhỏ. Mẹ nói em phải ráng học. Nếu điểm học không tốt, mẹ sẽ lấy lại iPhone của em. Em sẽ cố gắng học để có iPhone hòai hoài



Góc hoạt họa thiếu nhi

Huey Nguyenhuu

Giới thiệu cộng tác viên mới

LTS: Kính thưa quý phụ huynh,

Trang Tiếng Việt Dấu Yêu xin giới thiệu họa sĩ Nia Nguyễn, một cộng tác viên mới, sẽ phụ trách những mẩu chuyện hí hoạ về chú gấu “Dexter.” Câu chuyện sẽ bắt đầu ra mắt trong số báo kể từ Tháng Năm, 2018. Nia Nguyễn là một “graphic designer” trẻ vừa tốt nghiệp Cal State Long Beach không lâu. Ngoài việc thiết kế những sản phẩm in ấn, Nia còn yêu thích vẽ truyện ngắn về cuộc sống để chia sẻ cùng các bạn của mình. Chú gấu bông Dexter là một nhân vật được yêu thích trong các câu chuyện tác giả từng vẽ.

Dexter, tên chú gấu trắng, không đơn giản là một con gấu bông. Chú là chiếc cầu kết nối tình cảm và những câu chuyện của cha và con gái. Câu chuyện về những chuyến phiêu lưu, đôi khi hết sức đơn giản ngây thơ của Dexter chính là từ trí tưởng tượng của hai cha con qua những việc xảy ra hàng ngày. Đây là một cách, theo tác giả, để tâm hồn trẻ thơ trong mỗi người không bị quên lãng. Khi chấp bút, tác giả chỉ hy vọng các em nhỏ sẽ tìm được một người bạn thú vị cùng các em học tiếng Việt, và quý vị phụ huynh có thể thoải mái khi xem truyện.

Nguyễn Việt Linh

Số cuối với lời tạm biệt của của tác giả Huey Nguyenhuu cùng chú cún con “Boo,” Boo Berry Bandit (BBB).


Tâm tình thầy cô

Chiếc điện thoại iPhone

Cành Hồng

Hôm nay tuy tiết trời hơi lạnh, nhưng tôi vẫn đến trường sớm như mọi khi. Vừa đậu xe xong, chưa kịp bước xuống sân tôi đã nghe một giọng nói quen thuộc và dễ thương “Thưa cô, em chào cô ạ,”  Ồ Hoàng Yến, cô bé học sinh mới của lớp tôi.

Hoàng Yến nhanh nhẩu đỡ hộp bánh trên tay tôi, cô học trò tôi đi nhanh về lớp để tránh cơn gió lạnh đang ập đến.

Tôi và Yến là hai người đầu tiên trong lớp học. Yến khoe tôi chếc iPhone mới của em. Đây là phần thưởng cho em vì học kỳ vừa qua em đạt toàn điểm A cho tất cả các môn học. Nhìn khuôn mặt rạng rỡ của em, tôi cười để chúc mừng em, nhưng lòng tôi không vui. Tôi nhắc em phải tắt phone trong giờ học, em vui vẻ vâng lời.

Hoàng Yến là một học sinh chăm chỉ và ngoan ngoãn. Em là cô bé lớn tuổi nhất lớp vì đi học tiếng Việt trễ,  nhưng chỉ mới nửa năm em đã tiến bộ vượt bực.

Tôi không hiểu tại sao các em còn nhỏ mà rất thích có smart phone. Trong lớp tôi có nhiều em luôn luôn  để phone bên cạnh. Dù tôi yêu cầu tắt phone trong giờ học, vài em vẫn dấu phone dưới gầm bàn dể “chat”, để “text”…

Giờ chơi thì khỏi nói rồi, các em chúi vào màn hình rất nhỏ để chơi game, xem quảng cáo… chat và text thoải mái! Đúng ra các em nên trò chuyện với bạn, chơi đùa ngoài sân và vận động sau những giờ ngồi yên trong lớp.

Một cái phone cho các em cũng tốt vì có các trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với gia đình hay cảnh sát, nhưng thật ra, các em không cần phone trong các buổi học.

Các em được đưa vào tận sân trường, trong lớp thì thầy cô nào cũng có phone.

Hết giờ học, phụ huynh đón các em tận cửa lớp.  Quý thầy cô chỉ rời lớp khi  tất cả các em đã được người nhà đón. Vậy các em  mang theo phone vào lớp làm gì? Có phone bên cạnh và không tắt phone, các em có thể tập trung vào việc học được không?

Thật ra, tôi hơi khó tính!!!



Tuần lễ Bảo Vệ Trái Đất 22 Tháng Tư

Giới trẻ Việt Nam gồm gần 200 sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Miền Nam California, và các học sinh trong liên minh học sinh các trường trung học ở Orange County, cùng nhau lượm rác, làm sạch sẽ khu Little Saigon, Nam California.

Xuất phát từ phía trước Thương Xá Phước Lộc Thọ.
Các tình nguyện viên đi khắp phố trong khu Little Saigon để lượm rác.
Các bao rác nặng thêm trên đường về.
Nhiệm vụ hoàn thành với trên 200 pound rác đem về công viên Gillespie sau chợ Saigon City Marketplace, Westminster.
Mời độc giả xem phóng sự cộng đồng “Triễn lãm tranh thiếu nhi 2018”

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT