Friday, April 19, 2024

Tiếng Việt Dấu Yêu (Kỳ 336)

Nhân dịp Tết Nguyên Đán Xuân Kỷ Hợi,

toàn thể ban biên tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kính chúc quý độc giả và quý phụ huynh,

cùng các em học sinh một năm mới an lành, dồi dào sức khỏe và vạn sự như ý!


Các em Bi Trí Dũng sinh hoạt mỗi Thứ Bảy từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, tại Garden Grove Park, Garden Grove, California.
Các em mừng sinh nhật chung.

Phụ huynh nấu phở và ăn chung với con em trong giờ ăn trưa.
Các em mới gia nhập cũng có bạn ngay.

Học ngôn ngữ và văn hóa Việt qua hình thức đối thoại và tập đọc

GS Trần C. Trí
(University of California, Irvine)

Qua mục mới này, GS Trần C. Trí sẽ đưa các em vào thế giới muôn màu của ngôn ngữ và văn hóa Việt qua những bài đối thoại sinh động hay những bài tập đọc lý thú. Kèm theo các bài này là phần ngữ vựng và thành ngữ được dùng trong bài được đối chiếu với phần tiếng Anh để các em dễ theo dõi và cảm nhận. Những bài đối thoại và tập đọc trong mục này được trích từ cuốn sách giáo khoa NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ của GS Trần C. Trí (với sự hợp tác của GS Trần Minh Tâm trong phần bài tập thực hành), do California State University, Long Beach và Viet Text xuất bản.

ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI

Bà nội: Tú ơi, con nhớ coi chừng nồi canh. Đừng giao nó cho ông táo đó!

Tú: Dạ, bà nội đừng lo. Hôm qua là hai mươi ba tháng Chạp, ông nội đã cúng để đưa ông táo về trời rồi, ổng đâu có ở đây mà coi nồi canh cho con được!

Bà nội: Con liến lắm nhé! Nhưng con có biết rõ về chuyện ông táo không?

Tú: Con chỉ biết ông táo là một vị thần bếp thôi.

Bà nội: Đúng ra, theo truyền thuyết, trong bếp có đến ba vị thần: hai vị thần đàn ông, tức là hai táo ông, một ông coi việc bếp núc, còn ông kia trông coi nhà cửa. Vị thần đàn bà, còn gọi là táo bà, lo việc chợ búa.

Tú: Mỗi năm mình phải đưa ông táo về trời để làm gì vậy, bà nội?

Bà nội: Ba vị thần này ở trong nhà của mỗi gia đình nên biết rõ việc nhà trong suốt một năm. Vào cuối năm, các vị thần lên chầu Ngọc hoàng thượng đế để trình lên ngài những việc xảy ra trong năm, không những chỉ trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội nữa.

Tú: Con thường thấy hình ông táo cưỡi một con cá, phải không bà nội?

Bà nội: Đúng vậy, con à. Đó là loại cá chép. Thật ra, cả ba ông ba táo đều về chầu cùng một lúc chứ không phải chỉ có một người.

Tú: Còn sớ táo quân là gì hở bà nội?

Bà nội: Đó là tờ tường trình về tình hình dưới trần gian trong năm cũ của các vị táo quân để đọc lên cho Ngọc hoàng nghe. Thường thường, đó là những câu thơ bốn chữ, có vần điệu hẳn hòi. Đọc lên nghe thú vị lắm.

Tú: Bà nội có nhớ câu nào trong một tờ sớ táo quân không ạ?

Bà nội: Để nội đọc thử vài câu cho con nghe như vầy:

                        Muôn tâu Thượng đế

                        Thần là táo công

                        Việc bếp đã xong

                        Nay lên kính báo

                        Một năm điên đảo

                        Ở dưới trần gian

                        Hạnh phúc gian nan

                        Buồn vui có đủ…

Tú: Nghe hay quá, bà nội ơi! Ông nội có dặn con nhớ giúp ông đón ông bà táo về lại dưới này vào ngày cuối năm, cũng là lúc đón giao thừa. Năm nay con sẽ giúp ông nội việc này đàng hoàng hơn mấy năm trước!

TỪ VỰNG

Danh từ

bà táo – kitchen goddess

cá chép – carp

câu thơ – verse

gian nan – difficulty

giao thừa – Lunar New Year’s Eve

hạnh phúc – happiness

Ngọc hoàng Thượng đế – the Jade Emperor, the Heavenly King

nồi canh – pot of soup

ông táo – kitchen god

sớ táo quân – kitchen gods’ report

táo công – kitchen god

thần bếp – kitchen god

tháng Chạp – the twelfth month in the Lunar calendar

tình hình – situation

tờ tường trình – report

trần gian – the world, earth (as opposed to Heaven and Hell)

truyền thuyết – legend

vần điệu – rhyme and rhythm

vị thần – god

việc bếp núc – kitchen work

việc chợ búa – grocery shopping

xã hội – society

Đại danh từ

ngài – His Majesty

thần – I (humbly referring to oneself when speaking to a king)

Động từ

chầu – to present one’s tribute

coi chừng – to watch

cúng – to dedicate offerings (to ancestors or gods)

cưỡi – to ride

đón – to welcome back

đưa – to see (someone) off

giao – to assign, to entrust

kính báo – to report respectfully

trình – to report

trông coi – to look after

xảy ra – to happen

Tính từ

liến – glib, witty

thú vị – delightful

Trạng từ

đàng hoàng – decently

hẳn hòi – thoroughly

thường thường – usually

Thành ngữ

đúng ra – as a matter of fact

không những… mà còn – not only… but also…

suốt một năm – all year round


Em viết văn Việt

  • Những bài viết của học sinh các trường Việt ngữ
  • Nhằm tạo một diễn đàn cho các em tập viết tiếng Việt, Ban Biên Tập trang Tiếng Việt Dấu Yêu kêu gọi quý phụ huynh và quý Thầy Cô khuyến khích các em viết văn, diễn tả bằng tiếng Việt những cảm nghĩ và ước vọng trong đời sống của các em. Ước mong nơi đây một sân chơi được mở ra và khu vườn văn hóa Việt sẽ được quý phụ huynh và quý Thầy Cô góp tay vun trồng, khuyến khích.
  • Trong các bài nhận được và chọn để đăng, chúng tôi cố ý giữ nguyên văn những gì các em viết. Vì thế, khi đọc đến những ngôn từ, lỗi chính tả và sai văn phạm, chúng tôi mong được Phụ Huynh và Thầy Cô chia sẻ và sửa chữa cho các em tại nhà hay trong lớp học.
  • Tất cả các bài viết dưới dạng MSWord, font Unicode; và hình ảnh dạng .jpg, xin gởi về địa chỉ email: [email protected] (Xin đừng gởi dạng .pdf vì không tiện cho việc layout).

Trân trọng cảm ơn quý vị.

Nguyễn Việt Linh

Bi and his medals.

Home from school

My name is Bi. I am 9 years old and currently learning at Bi Trí Dũng Academy. Today I went home from school, I said “Con thưa Mẹ, con mới học về.” This is something my father teaches me at Bi Tri Dung Academy. We need to be respectful and grateful to our parents and elders. After shower, I came down stairs, dinner was ready. I said “Cám ơn Mẹ“, and I looked at my father and reminded my father and asked “Ba ơi, có cám ơn Mẹ chưa?” We all need to be thoughtful and grateful for everything, especially when come to our parents. We need to love them and thankful to them. Just like, when we were at the park practicing. Before we eat, we sit together. We sit in a circle to say thank you for everyone who have made the food we eat. My father teaches us, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” meaning from the fruits we ate, we must thank you to how those whose grown it. From those who grow fruits and vegetables to those go out to buy and make it. Everyone, play big part of our meal, even to the people who don’t know, we also need to be grateful.

BI

Translation

Đi học về

Con tên là Bi, con 9 tuổi và là học sinh của trường Bi Trí Dũng Academy. Hôm nay con đi học về, con thưa mẹ con, “con mới đi học về”. Đây là điều mà cha con dạy anh em học sinh ở Bi Trí Dũng. Chúng con cần phải tôn trọng cha mẹ và người lớn. Sau khi con tắm xong, con đi xuống lầu, thức ăn đã được dọn trên bàn. Con nói “Cám ơn Mẹ,” và con nhìn Ba của con và nhắc nhở Ba của con và hỏi “Ba ơi, Ba cám ơn mẹ chưa?” Chúng ta cần phải biết ơn, cũng giống như mỗi lần khi chúng con ở công viên Garden Grove tập luyện. Trước khi ăn, chúng con ngồi lại với nhau. Chúng con ngồi thành một vòng tròn để nói lời cảm ơn vì tất cả mọi người đã làm thức ăn cho chúng con ăn. Cha con dạy chúng con, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ những người trồng chọt, cho đến người đi mua và người làm thức ăn cho buổi ăn trưa của ngày thứ Bảy, ngay cả những người mình không biết, chúng con cũng cần phải biết ơn.


Góc hoạt họa thiếu nhi

Câu chuyện hí họa về chú gấu bông Dexter

Họa sĩ Nia Nguyễn

Video: Tin Trong Ngày Mới Cập Nhật

Copyright © 2018, Người Việt Daily News

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.

MỚI CẬP NHẬT