Thursday, March 28, 2024

Làm sao để thu hẹp không gian sống

(Zillow.com) – Nếu bạn có ý định chuyển đến ngôi nhà nhỏ hơn, những mẹo hay sẽ giúp lưu giữ những vật kỷ niệm nhưng trông gọn gàng.

Chuyển đến ngôi nhà mới thường có buồn vui lẫn lộn. Với hào hứng với sự thay đổi, nhưng lại có cảm giác buồn khi phải rời xa ngôi nhà đầy kỷ niệm. Thu hẹp không gian thậm chí còn khó hơn – một nơi nhỏ hơn có nghĩa là không có chỗ cho tất cả vật dụng hiện tại.

Loại bỏ đồ đạc cũ để sắp xếp một không gian mới là việc làm hết sức khó khăn. (Hình: PHILIPPE LOPEZ/AFP via Getty Images)

Tuy nhiên, thu hẹp không gian sống cũng là một cơ hội để khởi đầu mới. Loại bỏ sự lộn xộn, lấp đầy nơi ở mới bằng những thứ bản thân thực sự yêu thích, tạo cảm giác ấm cúng.

Dưới đây là kế hoạch giảm không gian sống mà không phải vứt bỏ những đồ vật có ý nghĩa.

1-Lập kế hoạch

Thăm nơi ở mới và đo kích thước của các phòng và ngăn tủ. Lúc này cần quyết định những gì cần giữ lại hay bỏ đi, hãy tiến hành từng phòng một. Chuyển nhà là một việc lớn và không nhất thiết phải giải quyết tất cả cùng một lúc. Hãy lên kế hoạch làm một ít mỗi ngày, không nên vội vàng và nếu cần có thể thêm thời gian.

Trước hết, nên quyết định về đồ nội thất. Cần hiểu rõ rằng mình có bao nhiêu không gian để chứa đồ đạc. Nếu không thể mang theo giá sách, không cần phải nghĩ cách sắp xếp lại tất cả mọi thứ hiện đang đặt trên nó.

2-Sắp xếp đồ đạc

Với những áo quần không được dùng trong năm qua, có thể sẽ không bao giờ dùng đến nữa. Cân nhắc kỹ lưỡng khả năng sử dụng.

Ngoài ra, nếu trùng hợp chỉ nên giữ lại một cái. Ví dụ, bạn đang có nhiều bình pha cà phê, hay vài bộ đồ sứ? Nếu chỉ sử dụng một cái tại một thời điểm, không cần phải giữ lại cả hai.

Khi sắp xếp, hãy tuân theo chính sách có/không một cách nghiêm ngặt, không cho phép “có thể.” Chỉ tạo “có” và “không,” và buộc bản thân phải lựa chọn. Nếu không tin rằng đồ vật nào xứng đáng là “có,” hãy dán nhãn “không”. Nhãn “có thể” chỉ khiến thêm nhiều phiền toái về sau.

Ra quyết định các thứ thuộc loại “không.” Những thứ có thể bạn không muốn hoặc không cần nhưng chúng có thể hữu ích cho người khác. Đặc biệt, các vật phẩm có thể chuyển cho bạn bè hoặc người thân.

Đồ nội thất, đồ gia dụng, quần áo và các mặt hàng khác trong tình trạng tốt có thể được bày bán garage sale hay rao bán trên mạng như Craigslist, hoặc Goodwill, đôi khi họ đến tận nơi để nhận, khiến mọi việc trở nên đơn giản hơn nhiều. Bất cứ thứ gì bị hư hỏng hoặc hao mòn không thể sửa chữa nên bỏ vào thùng tái chế hoặc vứt rác.

3-Lưu giữ ký ức

Dùng kỹ thuật số lưu hình ảnh để tiết kiệm không gian và dễ dàng chia sẻ với gia đình. Album ảnh chiếm rất nhiều chỗ và cũng không xem thường xuyên. Chọn khung hình kỹ thuật số và thưởng thức ảnh thay đổi thường xuyên trên TV hay máy tính.

Chụp ảnh những món đồ kỷ niệm đẹp nhưng không còn chỗ để chứa. Điều này giúp lưu giữ những kỷ niệm mà không cần phải thực sự lưu giữ vật dụng.

Để đảm bảo rằng những món đồ quý giá đó được chăm sóc tốt, hãy chuyển chúng cho con cháu hoặc bạn thân. Họ sẽ thích món quà còn bạn sẽ thích thú khi thấy những món đó được sử dụng.

Một cách khác là mang đến cho các vật kỷ niệm một cuộc sống mới. Nếu bạn thích làm thủ công, các mục như cuống phim cũ, thư và ảnh là lựa chọn hoàn hảo cho sổ lưu niệm, cho phép bạn ghi lại những trải nghiệm của mình. Hoặc tạo các tác phẩm nghệ thuật ba chiều. Tập hợp những vật kỷ niệm vào một nơi sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm và hồi ức hơn.

Thu hẹp không gian sống là một quá trình cảm xúc. Bạn có thể sẽ khám phá ra những món đồ mà bạn chưa từng thấy trong nhiều năm và bạn sẽ phải quyết định phải làm gì với chúng. Hãy cho bản thân một chút thời gian để hồi tưởng, và sau đó đưa ra quyết định. Hãy lưu ý những giới hạn về không gian.

Mang theo bên mình những gì thực sự có giá trị, chỉ bạn mới có thể quyết định những gì bạn cảm thấy không thể thiếu.

Chỉ cần tưởng tượng, sau khi hoàn thành việc chuyển nhà, bạn sẽ có thể tận hưởng nơi ở mới với cảm giác như đang ở nhà cũ. (Ng.Tr) [kn]

MỚI CẬP NHẬT