Friday, March 29, 2024

Ngân sách thời Donald Trump: Cắt giảm khắp nơi, tăng quốc phòng

Nguyễn Văn Khanh

NguyenVanKhanhSáng Thứ Năm, 16 Tháng Ba, Tổng Thống Donald Trump sẽ gửi sang Quốc Hội bản đề nghị ngân sách đầu tiên của ông cho tài khóa 2017-18.

Cho đến tối Thứ Tư, các giới chức Tòa Bạch Ốc vẫn nhất định không nói gì về những điểm quan trọng Tổng Thống Trump sẽ đề nghị với lập pháp, cũng không trả lời câu hỏi tổng số tiền chính phủ Trump sẽ chi tiêu năm đầu tiên là bao nhiêu. Nhưng dựa theo bàn phân tích do Văn Phòng Báo Chí Tòa Bạc Ốc phổ biến hồi chiều thứ Ba có nội dung chỉ trích chính phủ tiền nhiệm Barack Obama tiêu xài quá trớn khiến quốc gia lâm vào cảnh mang nợ ngập đầu, mọi người đều hiểu điều đó có nghĩa là Tổng Thống Trump sẽ cắt giảm ngân sách, thực hiện “đúng tất cả những gì Tổng Thống đã hứa với cử tri khi vận động tranh cử,” như lời bà Cố Vấn Kelllyanne Conway đã nói từ cuối Tháng Giêng 2017, ngay sau khi ông Trump vừa giơ tay tuyên thệ nhậm chức.

Ý định cắt giảm ngân sách của Tổng Thống Trump còn được thể hiện qua những lời phát biểu của những nhân viên thân cận của ông. Trả lời phỏng vấn của đài FOXNews, ông Gary Cohn, giám đốc Hội Ðồng Kinh Tế Quốc Gia cho hay muốn cân bằng ngân sách, muốn tránh cảnh phải vay nợ để có tiền chi tiêu “thì bắt buộc phải cắt chỗ này để bù đắp chỗ khác.” Ông Cohn còn ví von chuyện ngân sách quốc gia “chẳng khác gì chuyện chi tiêu trong gia đình: muốn tiêu tiền ở mục này thì đương nhiên phải cắt giảm chi tiêu ở mục khác,” xem đó là “quyết định khó khăn mà gia đình Hoa Kỳ nào cũng phải suy tính,” ý muốn nói chính tổng thống cũng “thấy khó khăn” khi phải đề nghị Quốc Hội giảm bớt chi tiêu ở bộ hay cơ quan này để có tiền chi tiêu cho những bộ hay cơ quan khác.

Từ giữa tháng trước, tin tức được phổ biến khắp nơi đều nói Tổng Thống Trump sẽ cắt giảm ngân sách nhiều nơi để tăng thêm 54 tỷ dành cho quốc phòng. Những nguồn tin khác nhau đều nói tổng thống sẽ cắt giảm 28% ngân sách của Bộ Ngoại Giao – phần lớn các khoản tiền bị cắt giảm là tiền Hoa Kỳ đang viện trợ cho những nước khác, bớt 31% ngân khoản thường niên của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường (EPA), đồng thời giảm bớt tiền dành cho những chương trình xã hội và giáo dục, chẳng hạn như giảm bớt ngân khoản của chương trình foodstamp dành cho người nghèo, hoặc chương trình Pell Grants chuyên hỗ trợ cho học sinh nghèo theo học đại học.

Tin đồn chính trị còn nói Tổng Thống Trump cũng yêu cầu Quốc Hội cấp cho ông 1,000 tỷ dollars để sửa chữa hệ thống đường sá toàn quốc, cộng với 250 tỷ dollars để xây bức tường ngăn chia biên giới với Mexico và thuê thêm nhân viên canh gác. Vẫn theo đồn đãi, Tổng Thống Trump thuê thêm người canh gác an ninh nhưng ông lại đề nghị giảm bớt con số công chức đang làm việc với chính quyền liên bang, như ông Cố Vấn Steve Bannon có lần nói “cần phải giảm bớt hệ thống hành chánh cồng kềnh ở thủ đô Washington D.C.”

Hầu hết các nhà quan sát không ngạc nhiên khi nghe tin Tổng Thống Trump cắt giảm ngân sách. Quan sát viên độc lập Sean Lundquist nói rằng khi ông Trump chọn ông Mick Mulvaney làm giám đốc Ngân Sách “mọi người thấy ngay ông Trump chọn người đúng như ý ông muốn là soạn thảo ngân sách theo 2 tiêu chuẩn cắt giảm chi tiêu, không thêm nợ nần.” Ông Lundquist cũng nhắc lại “chừng một tháng trước đây, Tổng Thống Trump có nói là thời đại chính phủ tiêu tiền thuế của dân một cách phung phí đã qua đi, ông hứa sẽ cân nhắc từng đồng một để chi tiêu cho đúng.”

“Cắt giảm chi tiêu là điều tốt, cân bằng được ngân sách là điều hay, nhưng không phải vì thế mà cắt tới xương tới tủy,” ông Kenneth Bayer, phó giám đốc Ðặc Trách Ngân Sách của Tổng Thống Obama nhận định. “Ông Trump chỉ thị cho mọi người phải cắt giảm ngân sách, nhưng ông ta quên rằng ngoài quốc phòng, chính phủ Hoa Kỳ còn có nhiều chương trình khác phải làm để phục vụ dân chúng.” “Trách nhiệm của nhà lãnh đạo,” ông Bayer nói tiếp, “là phải biết phục vụ sao cho đồng đều, không thể chỉ nghĩ đến một vấn đề, một bộ hay một cơ quan, mà phải nghĩ tới 300 triệu người dân đang trông chờ vào mình.”

Chính vì thế, nên dù Tòa Bạch Ốc chưa gửi đề nghị ngân sách sang Quốc Hội, một số vị dân cử Cộng Hòa đã lên tiếng cho biết không thể ủng hộ. Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham (Sourh Carolina) thẳng thắn cho hay đề nghị của Tổng Thống Trump “sẽ không được Thượng Viện chấp thuận,” hai Dân Biểu Mark Sanford (Cộng Hòa-South Carolina) và Tom Cole (Cộng Hòa-Oklahoma), một thành viên của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, e rằng để nghị của ông Trump khó có thể được Quốc Hội ủng hộ vì “cùng một lúc không thể vừa cân bằng ngân sách vừa sửa chữa hệ thống giao thông, tăng ngân sách quốc phòng, sẽ giảm thuế cho người dân, giữ nguyên các chương trình phúc lợi xã hội.” Cùng một ý tưởng đó, Dân Biểu Chris Collins (Cộng Hòa-New York) cho rằng “nếu cần phải vay thêm tiền để thúc đẩy phát triển kinh tế, tôi tin rằng các đồng viện Cộng Hòa sẵn sàng cứu xét ý kiến đó, vì phát triển kinh tế bền vững chính là mục đích mọi người đều nhắm tới.”

Phía Dân Chủ cũng lên tiếng phản đối việc Tổng Thống Trump muốn cắt giảm ngân sách, chỉ tăng ngân khoản dành cho quốc phòng. Một phụ tá của bà Dân Biểu Trưởng Khối Thiếu Số Nancy Pelosi nói rằng “đang chờ đợi xem ông Trump muốn gì,” bảo thêm “điều cần biết là tại Hoa Kỳ, tổng thống đề nghị ngân sách, nhưng Quốc Hội nắm quyền quyết định ngân sách.

Thủ tướng Israel phủ nhận tin bị vợ đuổi xuống xe

MỚI CẬP NHẬT