Thursday, March 28, 2024

Trung Cộng Quốc Mẫu – Bành Lệ Viện

 


Nồng Tình Hý Bút


 


Trung Quốc đã chọn xong người kế vị cho lãnh đạo đời thứ năm, có khi được tính là thứ sáu nếu tính luôn cả Hoa Quốc Phong là một thế hệ mang tính trám chỗ giữa Mao Trạch Ðông và Ðặng Tiểu Bình. Tập Cận Bình được chọn làm người thừa kế. Tập cũng được coi là thế hệ thái tử đảng (con cha cháu ông) đầu tiên sinh sau năm 1949.










Bành Lệ Viện, người được tôn xưng là “Trung Cộng Quốc Mẫu” sau khi Tập Cận Bình được chọn làm người kế nhiệm.


Dư luận quần chúng hiếu kỳ hơn về người vợ nổi tiếng của Tập Cận Bình, ca sĩ nhạc dân tộc Bành Lệ Viện (Peng Liyuan). Bành Lệ Viện thuộc hàng mỹ nhân Trung Quốc có tài hát hay múa đẹp theo đúng định nghĩa. Bành đã theo đoàn văn công giải phóng quân từ lúc 18 tuổi và chuyên trị về các làn điệu dân ca – vừa có chất truyền thống nhưng vừa cách tân rất đặc thù của văn hóa cách mạng Trung Quốc.


Bành Lệ Viện cũng hay hát những bài ca ngợi công trình xây dựng như kiểu Ðường Sắt Tây Tạng, mang tên là Thiên Lộ, về khách quan mà nói rất có sự hút hàng với đại chúng theo niềm tự hào phát triển hiện đại của Trung Quốc hiện nay.


Ngoài ra, Bành Lệ Viện còn rất có rất nhiều phong cách cổ trang và phục trang dân tộc thiểu số khác cùng với những bài hát dân ca của tỉnh Sơn Ðông – một dạng như Mạc Ngôn dùng phông văn hóa Cao Mật, Sơn Ðông cho trường phái sáng tác văn học.


Trước khi Bạc Hy Lai sụp đổ cơ nghiệp, hai vợ chồng này cũng thường hay mặc đồ dân tộc ra ngắm đồng nội coi như một cách thu hút con nhang ở Trung Quốc mà trong ý chắc là ngấm ngầm cũng như là để cạnh tranh hình ảnh với vợ chồng Tập Cận Bình. Bạc Hy Lai nay bị cầm tù, vợ là Bạc Cốc Khai Lai đang bị án tử hình treo chắc là đã tận số mạng về sự nghiệp chính trị.


Nói tới Bành Lệ Viện làm người ta nghĩ ngay đến người người tình Tống Tổ Anh (Song Zuying) của Giang Trạch Dân (tiếng Hoa gọi Tống Tổ Anh là Nhị Nãi, cũng có khi được “tôn hiệu” là Tống Quốc Nãi).


Trong đại hội 18 của cộng sản Trung Quốc vừa qua, Giang Trạch Dân lại tái xuất giang hồ một cách phủ bóng và tràn trề kịch tính.









Tống Tổ Anh, nữ ca sĩ dân tộc Miêu được xem là “Nhị Nãi” của Giang Trạch Dân, cũng có khi được gọi là “Quốc Nãi.” Nãi trong trường hợp này có nghĩa là bồ nhí.


Tống cũng làm nghề ca sĩ nhạc dân tộc, được coi là danh ca đặc sắc nhất trong hệ thống văn công của Trung Quốc. Tống Tổ Anh và Bành Lệ Viện đều thuộc về người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc hiện nay. Hai ca sĩ này thuộc loại văn công hát hay múa đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của gái Trung Quốc trong thời cách mạng. Hai người này là danh ca hạng 1 có đủ tài nghệ và nhiều khi còn diễn hai cùng nhau trên sân khấu.


Tống Tổ Anh đã làm cho những người nổi tiếng trong giới văn nghệ từ Trương Nghệ Mưu đến Thành Long đều mong muốn được hầu hạ người đẹp nhưng thế lực Giang Trạch Dân thời đó kinh quá.


Tống Tổ Anh thực sự thuộc dân tộc Miêu ở Quý Châu (tương đương với dân Hmong ở Hà Giang ở Việt Nam). Giang Trạch Dân muốn cùng với Tống Tổ Anh sống hết cuộc đời nhưng vì địa vị của hai người quá đặc biệt nên mơ ước chỉ nằm trong bóng tối. Tuy nhiên nhân dân Trung Quốc ai cũng biết Tống Tổ Anh đúng là Tống Nhị Nãi. Chính thê của Giang Trạch Dân là một mụ già lụ khụ.


Có thể nói đến đời Tập Cận Bình thì ước mơ “Trung Cộng Quốc Mẫu” là một người đàn bà có nhan sắc và ưu thế mới xuất hiện.


Nhìn chung gu thẩm mỹ về phụ nữ của lãnh tụ Trung Quốc cũng không tệ. Về mặt nữ lưu mà nói, thì với tài xướng ca diễn xuất, ca hay múa đẹp không nhiều phụ nữ trên đời có được.


Tuy nhiên nhìn lại lịch sử cộng sản, Giang Thanh vợ sau của Mao Trạch Ðông từng là dân văn nghệ cũng có đặc điểm tương tự như Bành như Tống. Sau này, ở địa vị đỉnh cao, Giang Thanh còn định chuyên quyền đoạt vị làm lãnh tụ cộng sản nhưng lại bị Ðặng Tiểu Bình hạ bệ.


Ba người đàn bà này ở ba thời điểm nhưng dung mạo có phần tương tự. Tuy nhiên, Giang Thanh quá bốc đồng mà ngáp chết (treo cổ tự tử). Tống Tổ Anh có quyền thế về sân khấu lòng người nhưng không có danh nghĩa.


Bành Lệ Viên có đủ tất cả, sắc đẹp, tài ca hát, vừa quyền lực của sự đường đường chính chính là vợ của Tập Cân Bình. Trong hệ thống quân đội, cho dù là văn công ca sĩ nhưng Bành Lệ Viên mang tới lon thiếu tướng. Bành có thể nói sẽ là “đệ nhất phu nhân” quyền lực nhất sau này.










Vợ chồng của Bạc Hy Lai cũng mặc đồ dân tộc để tạo hình ảnh màu sắc sân khấu.


Nếu Bành Lệ Viện tận dụng hết thành tựu về của người nổi tiếng, lại có đảng tịch cao, Lịch sử Trung Quốc có thể thấy xuất hiện một quốc mẫu mới. Bành Lệ Viện này cũng có nét mạnh mẽ như Võ Tắc Thiên trong các loại phim cổ trang và cũng là người cùng đất Sơn Ðông.


Kết luận: Phụ nữ biết ca múa đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.


RFA – Trần Ðông Ðức

MỚI CẬP NHẬT