Tuesday, April 16, 2024

Chân dung những con người ở thủ đô Bắc Hàn

Seoul và Bình Nhưỡng chỉ cách nhau có 120 dặm, đi vài giờ là tới. Tuy nhiên, chiến tranh đã chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai đất nước, Bắc Hàn và Nam Hàn, khiến cho việc đi lại rất khó khăn.

Nhiếp ảnh gia Ed Jones vì muốn chụp lại chân dung của những cư dân ở Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn, nên ông phải bỏ công đi từ Seoul đến Bắc Kinh, rồi từ đó bay qua Bình Nhưỡng. Chuyến đi của ông mất đến 28 tiếng.

Rất ít người biết về những hình ảnh bên trong đất nước bí hiểm nhất thế giới này. Khi đến đây, giới truyền thông của nước ngoài bị kiểm soát rất kỹ.

Lúc nào cũng có một hướng dẫn viên đi theo ông Jones, và ông không được phép đi dạo ngoài đường.

Tuy bị quản lý nghiêm ngặt, nhưng ông Jones vẫn chụp lại được hình ảnh của những cư dân ở Bình Nhưỡng.

Ông,Kim Young-Guk, một người trồng nhân sâm, đứng tại nông trại của mình, gần biên giới phi quân sự giữa Nam Hàn và Bắc Hàn. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images).
Họa sĩ Ri Gyong-Ran đứng ở phòng tranh Mansudae.(Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Bà Choe Hee-Ok, hướng dẫn viên của ông Ed Jones, đứng cho ông chụp hình tại tòa tháp Juche. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Cô Kim Hae-Jong, thợ làm tóc tại một khu nhà nghỉ dưỡng. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Ông Kang Chol-Su, công nhân làm việc tại nhà máy thép Chollima . (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Cô Kim Jin-Hyang làm việc tại nhà máy vải Kim Jong-Suk textile mill in Pyongyang. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Em Pak Han-Song học trượt tuyết. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Bà Kim Su-Ryon, người dạy bắn súng ở Meari, cấm khẩu súng lục ‘Paektusan’, là quà tặng của Kim Il-Sung. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Cô Pak Song Hyang làm việc ở một xưởng may. (Hình: ED JONES/AFP/Getty Images)
Mời độc giả xem chương trình du lịch “Dân tộc Karen – Người cổ dài ở Thái Lan”(Phần 1)

MỚI CẬP NHẬT