Thursday, March 28, 2024

Em đã ngỏ ý trước!

LTS: “Biết Tỏ
Cùng Ai” do cô Nguyệt Nga và anh Vân Tiên phụ trách, nhằm
mục đích góp ý, chia sẻ những ưu tư, vướng mắc về
những vấn đề liên quan đến cuộc sống, đời thường
mà quý vị không biết tỏ cùng ai. Thư từ xin gửi về:
Người Việt (Biết Tỏ Cùng Ai), 14771 Moran St. Westminster,
CA 92683, hay email: conguyetnga@gmail.

Thưa
chị Nguyệt Nga,

Em
viết thư này hỏi chị Nguyệt Nga, dù rằng em có thể
hỏi chị và mẹ em, nhưng ngặt nỗi em sợ gia đình nói
em… ngu và tệ hơn, em sợ gia đình nói em… mê trai. Mẹ
em thì cực khó, và cổ hủ, cứ cho rằng “con nhà” thì
phải biết giữ gìn gia phong, mẹ em hay nói cái gì mà,
trâu đi tìm cột hay cột đi tìm trâu gì đó. Em không
hiểu rõ nhưng lờ mờ biết rằng, con gái không nên bắt
đầu, mà phải để con trai ngỏ ý trước. Thời đại
này mà mẹ em nói chuyện gì đâu!

Trong
nơi làm việc của em, em làm việc ở một trường
College, có một thầy giáo, cao ráo, được con mắt, thầy
làm part time, nên em chỉ gặp mỗi Thứ Ba và Thứ Năm. Vì
em là thư ký nên khi vào lớp, thầy thường ngừng lại
chào hỏi năm ba câu với em. Những câu chào hỏi cũng
thường thôi, dù một tuần chỉ hai lần gặp, nhưng em
rất vui, thường thì những câu chuyện đó cứ lặp đi
lặp lại trong trí nhớ em, khiến em rộn rã, mơ màng suốt
những ngày khác trong tuần.

Tình
trạng cứ vậy, cứ chỉ chào hỏi suôn, em nghĩ nếu muốn
tiến thì một bên phải lên đường, mà em thì em không
hy vọng gì thầy tỏ lòng, vì theo suy nghĩ của em, thầy
là thầy giáo, còn em chỉ là thư ký, nên em đánh bạo
nói trước “Tôi thích nhất là đi làm ngày Thứ Ba và
Thứ Năm… Nói xong em vừa ân hận vừa thấy nhẹ lòng.
Sau câu nói của em, thầy không nói gì cả và từ đó khi
đi làm thì đi thẳng không ghé ngang front desk. Trời ơi,
nếu không vì công việc khó kiếm thì em đã bỏ chỗ làm
vì tự ái và xấu hổ. Em muối mặt vì thấy nhục nhã,
nếu chuyện này mà mẹ em biết được chắc bà đuổi em
ra khỏi nhà.

Em
đau khổ thì ít mà nhục nhã và xấu hổ thì nhiều. May
quá, thời gian này trường nghỉ Spring break, nhân viên và
thầy cô giáo nghỉ một tuần . Em mừng quá vì như vậy
đỡ thấy mặt thầy 1 tuần cũng nguôi ngoai.

Nghỉ
đến ngày thứ hai thì em nhận được email của thầy nói
là: Chúc cô những ngày nghỉ vui, đây là số cell của
tôi, có chuyện gì vui thì nhớ gọi kể cho tôi nghe với.

Vậy
là sao hở chị Nguyệt Nga? Em phải làm sao? Em bối rối
quá! Vậy là thầy có tình ý với em phải không? Em nên
tiến hay lùi? Tiến bằng cách nào? Em vẫn còn nhớ như
in chuyện mới đây em bị quê mặt, nên sợ sẽ bị một
lần nữa. Em thật mong sớm có thư của chị.

Thuận

*
Góp ý của Nguyệt Nga

Nguyệt
Nga thật lòng cũng không biết phải góp ý với em
thế nào, ra sao. Mặc dù Nguyệt Nga biết em đang lúng
túng, cần được giúp ý. Nhưng thú thật với Thuận
Lê rằng, chính Nguyệt Nga cũng…“lúng túng” em à.

Chúng
ta đang ở thời đại không nên khư khư giữ cái quan
niệm cổ xưa là con gái thì không được phép ngỏ
ý tới con trai trước. Vấn đề là em nên kiểm
soát sự bày tỏ tình cảm của em một cách vừa
phải, chừng mực thôi.

Như
cách em nói với ông Thầy, thì đó chính là sự
bày tỏ vừa phải đấy em à.

Nhưng
Nguyệt Nga “lúng túng” bởi vì căn cứ vào những
dữ kiện em cho thì nó không đủ, hay chưa đủ yếu
tố để Nguyệt Nga có thể trả lời em rằng…
“Vậy là Thầy đã có tình ý với em rồi”. Mặc
dù tình cảm của cá nhân em dành cho thầy thì đã
rõ. Nhưng phần “đối tác” của em thì Nguyệt Nga
phải thành thật mà nói rằng, nó vẫn chưa rõ
ràng lắm đâu em à. Bởi vì sau khi em đã gửi cho
thầy một tín hiệu khá rõ ràng, thay vì ông ấy
phải cho thấy ngay sự đáp ứng cụ thể thì, ngược
lại, như thư em cho biết, những ngày kế tiếp, ông
ấy “đi thẳng” mà không ghé lại front desk của em.

Theo
Nguyệt Nga, nếu lạc quan, ta có thể nghĩ sự đi
thẳng kia là bởi vì ông ấy quá bận hay ông ấy
có chuyện riêng gì đó, không thoải mái… Nhưng
giải thích hay lý luận này khó đứng vững Thuận
Lê à. Lý do, dù bận rộn hay có chuyện riêng gì
phức tạp tới đâu, nếu ông Thầy thực sự quan
tâm hay để ý tới em thì chuyện ông ta đi ngang front
desk để cười với em, thăm hỏi em một vài câu buổi
sáng… Sự việc đó tự nó cũng sẽ không làm
chậm trễ, mất thì giờ gì… Mãi cho tới khi em
bước vào ngày nghỉ thứ hai, ông thầy mới email
cho em, thì theo Nguyệt Nga, nhiều phần đó chỉ là…
“chợt nhớ” tới em. Mà, sự… chợt nhớ, vẫn
theoNguyệt Nga không đủ để đồng thuận với em
rằng, ông ta đã có tình ý với em!

Vì
thế tạm thời, theo ý Nguyệt Nga, nếu em quá mức…
nôn nóng thì em có thể viết thư thăm thầy vài
dòng bình thường thôi, và chờ đợi phản ứng
của thầy. Tuy nhiên, tốt nhất thì em nên nín nhịn,
chờ xem ông thầy có viết thêm thư cho em không? Nếu
ông ta viết cho em trước và nội dung thư hé lộ ít
nhiều tình cảm riêng nào đấy thì đó mới là
dấu hiệu… “khả tín” cho điều mà em hỏi là
phải chăng ông thầy đã để ý tới em.

Tuy
nhiên, như đầu thư Nguyệt Nga đã thú nhận với em
rằng chính Nguyệt Nga cũng bị “bối rối” lắm,
cho nên Nguyệt Nga nghĩ tốt nhất là phổ biến thư
này của em, như một lời… “cầu cứu” quý độc
giả, những người bạn thân quý của mục này sẽ
góp ý thêm với em để từ đó, em có thể rút
lấy cho mình một kết luận thích hợp.

Trong
lúc chờ đợi cao kiến của nhiều vị độc giả
sẵn lòng giúp em, Nguyệt Nga cầu chúc cho em nhận
được thư của ông thầy mà em đã nẩy sinh lòng
thương yêu.

Nguyệt
Nga.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT