Thursday, March 28, 2024

Gửi tác giả ‘Khóc Cười Với Người Thương Vay’


LGT:
Trong cuộc sống có nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm.


Mục “Viết Cho Nhau” do phóng viên Ngọc Lan phụ trách.


Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho Nhau), 14771 Moran St. Westminster, CA 92683, hay email: [email protected]


 


 


 


Lxy


 


 


Vài dòng chia sẻ với Nguyên Ðạt, người viết bài “Khóc Cười Với Người Thương Vay” đăng trên Ðặc san xứ Nẫu Xuân Nhâm Thìn 2012


 


 


Việc đầu tiên, xin cảm ơn tác giả đã cho tôi quay trở về miền quê yêu dấu, khơi lại những chùm kỷ niệm đầy ắp tình quê, tình bạn hữu khi xưa mà tôi đã bỏ lại sau lưng trên bốn, năm mươi năm qua.


Thú thật tôi cứ ngỡ Nguyên Ðạt là một vị tu sĩ tu ở chùa B/T trên Los thường có bài đăng trên đặc san hằng năm, như tôi đọc qua “Chiếc Nôi Ðầu Ðời.” Nhưng khi đọc tới bài “Khóc Cười” tác giả viết về Ninh (Nẫu ca), tôi mới hoàn hồn một chập, bâng quơ trở về một khoảng trời xa xăm bên kia bờ đại dương hiện ra rất rõ. Dường như Ninh ở đâu đây với Trần V. Ph. (Ph. bạc ở dưới làng quê), K. ( K. hiện đang ở Úc) rong rỗi tay đàn bên nhau Nẫu ca bài Trách Thân.


Với Ph. và K., tuy thuộc lớp lớn hơn tôi và Ninh, nhưng tuổi đời xê xích bằng nhau. Do đó trước những năm 75 hay chơi thân, xem nhau như anh em một nhà. Vả lại Ninh-Ph.- K. có lẽ bà con sao đó, gắn bó lắm! Trước khi vượt biên tôi có gặp K., Ph., nhưng Ninh thì không.


Về bài Trách Thân, Nẫu ca. Như bạn có viết tản mạn trong bài “Khóc Cười,” từ lâu tôi đã muốn viết đôi điều về anh bạn Nguyễn Hữu Ninh, người sáng tác phần lời “Nẫu ca” Trách Thân, nên cứ lần lừa mãi cho tới bây giờ.


Thưa bạn, xin phép gọi nhau bằng “bạn” để cho dễ thông cảm mà thổ lộ tình ý riêng viết cho nhau bạo mồm hơn. Tôi xin chia sẻ với bạn và góp phần bổ túc thêm một vài khía cạnh có liên quan tới bài: Trách Thân, Nẫu ca.


Thật ra, qua bài nầy không có tiêu đề “Trách Thân,” mà về sau H/L hay ai đấy dựa vào nội dung toàn bài có nhiều chữ Trách Thân, nên có lẽ ai đó “chôm” lời rồi dựng ký âm đem ra in thành bài bản. Ấy là việc đáng khen nên làm. Và, bởi nhẽ Ninh là người có tính văn nghệ miệt vườn cả nể bạn bè nên rất nhiều bạn mến yêu do cái gàn, cái ngông bất tử của Ninh.


Từ đó, một người một câu, góp lại thành ra ca chòi. Chòi ở đây là chòi nhà may các cô nường làng quê, Phú Hiệp, Uất Lâm nói riêng. Mà Ninh, Ph., K. và tôi là Nẫu tụ tập nhau ca để làm sao bắt mắt người đẹp cô thôn. Như chuyện tình cô Th. nào đó mà thầy giáo yêu trộm rồi viết sơ qua trong bài tản mạn Khóc Cười. Theo tôi, cô Th. có thể tôi biết, nhưng xa quê khá lâu cho nên hình dung ra không chính xác mấy.


Cũng chính qua mối tình nầy, cô Tháng., đầu tiên là Ph., rồi K., rồi một “không quân hiện đang ở Mỹ xin giấu tên” trồng cây si nhớ thầm yêu trộm quay quắt. Cho nên mỗi lần gặp nhau, mỗi chàng thi sĩ vườn ca chòi một câu thét tới Ninh. Nẫu ca, “Mình mà trách mình (nầy) số phận sao cứ hẩm hiu.”


Và, câu sau: “Bởi thân tôi, tôi cơ khổ, tôi eo nghèo. Nên (Nẫu…) bỏ tôi, nẫu lấy Mỹ rầu, ơi là rầu!”


Với câu nầy, ở chỗ tôi được biết. Ph., K. và L. (Cọt) là cán bộ thông tin/phòng tài thâu tỉnh. Làm sao đó họ có tổ chức một đêm văn nghệ dã chiến tại trường tiểu học Phú Lâm, bên cạnh chi khu H/X. Ðêm văn nghệ đó thành công ngoài sức dự định của nhóm. Chính từ đó, nhóm Nẫu ca ra đời qua bài Trách Thân do Ninh hợp ca Ph.- K.- L. ca chòi.


Về sau, im hơi lặng tiếng. Bởi chiến loạn, mỗi ca nhạc sĩ miệt vườn đi lo công việc công tư riêng. Chính tôi cũng thế.


Ðến sau năm 75, nghe qua, H/L có ra xứ Nẫu diễn lại bài nầy. Rồi từ đó nổi tiếng cười cười (chơi trò đánh lận con đen) không xác nhận bài Trách Thân là của chính mình. Nhưng H/L vẫn diễn hát câu: “Nên (Nẫu…) bỏ tôi, nẫu theo lấy Mỹ rầu, ơi là rầu!!!”


Chính vì câu nầy bị dị ứng động não tới ban tư tưởng văn hóa tỉnh ủy, trung ương đảng. Nên bài bị cấm. H/L bị quản chế một thời gian. Và, tác giả, Ninh, Ph., K. bị theo dõi quản thúc. Sau K. vượt biên, bỏ lại Ninh, Ph.


Và, lời đã sửa lại khi H/L hay ai hát diễn cho tới bây giờ là “Nên Nẫu (nầy) bỏ Nẫu rầu nầy, ơi là rầu!!! Không cho lập lại… lấy Mỹ… rầu, … ơi là rầu!!!”


Bây giờ, tôi đọc qua bài bạn viết, lại thấy có sự thay đổi thêm: “…nên vợ tôi nó không ở nữa, (mà) nó theo… Mỹ rầu…” Có lẽ sự thay đổi nầy là lẽ tự nhiên do hoàn cảnh của Ninh hay ai đó. Theo tôi cũng đúng thôi. Vì Nẫu ca chòi Trách Thân “vợ bỏ mình mà theo…”


Chữ “theo” không có thời mới ra quân. Nẫu ca chỉ là chữ “lấy Mỹ.”


Với bài nầy, nếu là của Ninh, Ninh sáng tác bài Trách Thân hôm Ninh còn là cậu học sinh ở ghế trung học. Cô Th., theo tôi, là nhân vật chính của Nẫu ca. Th. là một cô gái “nằm vùng làm giao liên” sau đó bỏ tổ chức ra hồi chánh theo Mỹ. “Ở chỗ tôi biết, chỉ nói riêng với anh thôi. Chuyện cũ qua rồi nên quên là tốt.”


Thực tế, vợ tôi (Ninh) nó không ở nữa, (mà) nó (Nhung) theo người khác, chứ không theo Mỹ rầu theo Mỹ bỏ lại Ninh là (K.) trong tổ chức vượt biên!


Dẫu rằng, bạn nhắc lại viết ra vài dòng: “Tản mạn với Nguyễn Hữu Ninh người viết Nẫu ca.” Theo tôi bạn rất thực, và bạo mồm. Ðáng kính phúc. Lại cả gan gởi tới đặc san xứ Nẫu để đăng là một việc làm có tính bảo tồn và phát huy tài năng cá nhân.


Như bạn, có gì xin góp ý qua email: [email protected] nhé.


Kính chào bạn trong cái tình chơn chất người xứ Nẫu lưu vong.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT