Thursday, March 28, 2024

Hạp thầy, hạp thuốc

BS. Hồ Ngọc
Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà:www.bacsihongocminh.com

Sự tương quan
và hiểu biết lẫn nhau giữa bác sĩ và bệnh nhân rất
là quan trọng trong việc chữa trị. Thật ra, hầu hết
các bác sĩ đều có một số vốn y học giống nhau vì
học chung một sách mà ra, nghĩa là rất ít thầy thuốc
thuộc vào hạng tệ và cũng rất ít thầy thuốc được
coi là “Hoa Đà tái thế”. Một bác sĩ có thể là “dở”
với một bệnh nhân nhưng lại là một bác sĩ “giỏi”
với một bệnh nhân khác. Khi bác sĩ và bệnh nhân “hạp
nhau” đa phần sẽ làm cho việc chữa trị dễ thành
công, và người thầy thuốc được khen là mát tay và
bệnh nhân thì may mắn vì “hợp thầy hợp thuốc”.

Để tăng hiệu
quả cho việc chữa trị, hãy bắt đầu từ khi bạn gọi
làm hẹn với bác sĩ, bạn cần nói rõ cho nhân viên của
bác sĩ biết mục đích của cuộc hẹn. Nếu bạn có
những lo ngại, thì nên nói cho họ biết để xin thêm thì
giờ với bác sĩ. Trong trường hợp bác sĩ không nói được
tiếng Việt, bạn nên sắp xếp có người đi kèm vừa
thông dịch vừa hỗ trợ tinh thần cho mình. Khi đi khám,
nên đem theo tất cả những hồ sơ bệnh án có được.
Nếu gặp một bác sĩ mới lần đầu, bạn nên có sẵn
tên và số điện thoại của vị bác sĩ cũ. Đừng ngại,
sợ mất lòng vị bác sĩ cũ vì bác sĩ mới sẽ cần hồ
sơ hay có khi nói chuyện trực tiếp với bác sĩ cũ của
bạn để hiểu rõ hơn về bệnh lý của bạn. Nên ghi
xuống ngày tháng, lý do của tất cả những lần nhập
viện, mổ xẻ trước. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tất cả
những căn bệnh trước đây cũng như bệnh tình của
những người thân trong gia đình. Một số bệnh nhân, khi
gặp bác sĩ có khi bị “khớp” nên quên hết những gì
mình muốn nói, muốn hỏi, vì thế, nên ghi xuống tất cả
những câu hỏi cần hỏi. Ngoài ra nên đem theo tất cả
thuốc men bạn đang uống, kể cả thuốc dược thảo,
thuốc Bắc, bỏ hết vào một bịch ny lông.

Trong buổi hẹn,
nên đóng điện thoại di động lại lúc nói chuyện với
bác sĩ cho dù bạn bận bịu với công việc đến đâu,
dành thì giờ cho bác sĩ và cho chính mình. Bạn nên hỏi
cặn kẽ những điều mình muốn hỏi, nếu không hiểu
bác sĩ nói gì thì yêu cầu bác sĩ giải thích lại. Ngược
lại, bạn nên thành thực trả lời tất cả những câu
hỏi của bác sĩ, không nên giấu giếm, không hổ thẹn
một điều gì, thí dụ như đã từng ghiền ma túy chẳng
hạn. Nếu không nhớ hay không biết điều gì thì cứ
khai là không nhưng đừng tạo dựng thêm những chi tiết
không đúng. Cuối cùng, không nên nói xấu về vị bác sĩ
cũ của mình mà chỉ tường thuật những gì ông / bà ấy
đã chữa trị. Đa số các bác sĩ rất thông cảm cho sự
khó khăn của đồng nghiệp và có một cái nhìn khách
quan hơn về những gì còn thiếu sót cần bổ sung thêm
cho việc chữa trị.

Một điều quan
trọng khác là, không nên tự định bệnh của mình dựa
trên những gì đọc được trên internet, hay so sánh các
triệu chứng bệnh với bạn bè, người quen, hoặc bạn
“không chân dung” trên mạng lưới xã hội như facebook,
hay các phố rùm (forum). Các thông tin trên mạng thuộc đủ
loại thượng vàng hạ cám, loạn cào cào, nếu bạn không
đủ kinh nghiệm sẽ không biết thực hư, thêm lo, vô ích.
Một số bệnh nhân còn tự cho mình là đọc nhiều và
hiểu rộng hơn cả bác sĩ, đem những điều đọc được
qua một vài nghiên cứu mới chưa được kiểm chứng trên
mạng, vô tình hay cố ý, tạo ra sự hiểu lầm như muốn
thách đố sự hiểu biết của bác sĩ. Điều này sẽ tạo
ra những sức mẻ về tình cảm không đáng trong liên hệ
giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Khi bác sĩ của bạn thú
nhận là không biết điều gì đó, không có nghĩa là vị
bác sĩ ấy “dốt”. Người biết về những gì mình
không biết lại là người biết rất nhiều. Trong trường
y khoa ở Mỹ, sinh viên được huấn luyện phương châm
là, không biết thì cứ nhận là không biết và đi hỏi
người biết chỉ cho mình, không được nói “dông, dài,
dở, dóc” để đùa với tính mạng của bệnh nhân. Một
phương châm khác cũng được dạy trong trường thuốc
rằng, không nên tự làm thầy thuốc cho chính mình, hay
cho thân nhân của mình, để tránh những lỗi lầm tai hại
do tình cảm và sự chủ quan làm ảnh hưởng đến các
quyết định nghiêm trọng trong việc chữa trị. Thí dụ,
bản thân BS. Minh là bác sĩ về khoa hiếm muộn và thụ
thai nhân tạo, tuy có hiểu biết về bệnh tim mạch, nhưng
không thể nào và không bao giờ giỏi bằng một bác sĩ
chuyên khoa về tim mạch cả. Vì thế, hãy để người
khác làm phận sự của người thầy thuốc, cho bạn.

Song song với
chuyện tránh tự làm thầy thuốc, là bệnh nhân gương
mẫu, bạn phải tuân theo những chế độ thuốc men của
bác sĩ cho toa. Nếu có phản ứng phụ thì báo cáo với
bác sĩ để thay đổi hay điều chỉnh liều lượng thuốc
chứ không nên tự thay đổi thuốc hay thậm chí uống
thuốc của người khác. Thí dụ hôm nay thấy khỏe thì
cúp thuốc, ngày mai thấy mệt thì uống bù gấp đôi hay
ngược lại.

Dĩ nhiên, nếu
bạn cảm thấy không hạp thầy hạp thuốc thì có thể
đổi bác sĩ khác, nhưng nên tham khảo ý kiến thứ nhì
với một bác sĩ mới trước khi đổi bác sĩ. Không nên
thay đổi bác sĩ quá nhiều, vì mỗi lần như thế, vị
bác sĩ mới phải tìm hiểu về bệnh tình của bạn từ
đầu, và tệ hơn, không bác sĩ nào nắm vững bệnh lý
của bạn cả.

Nói chung, trên
90% bác sĩ đều giỏi như nhau, đều là “lương y” hay
“từ mẫu” cả. Bác sĩ của bạn cũng chỉ là một con
người như mọi người, không phải được sanh ra làm
“thần y”, vì vậy, muốn có một “thánh y” thì nên
tìm cách “làm việc” chung, cộng tác hữu hiệu hơn với
bác sĩ đang có của chính mình như một người cộng sự
để lo liệu cho sức khỏe: của chính bạn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT