Saturday, April 20, 2024

Đất nứt hàng cây số, lục địa Phi Châu đang bị chia đôi?

KENYA (NV) – Một đường nứt lớn trên mặt đất dài hàng cây số, tự nhiên xuất hiện gần đây tại miền Tây Nam nước Kenya, Châu Phi. Đường nứt này càng ngày càng lớn dần, làm đổ luôn cả xa lộ lớn Nairobi-Narok, và kéo theo nhiều cơn chấn động địa lý trong khu vực này.

Quả đất lúc nào cũng biến đổi mặc dù chúng ta không để ý. Địa mảng (plate tectonics) là một ví dụ điển hình. Nhưng khi một đường nứt quá lớn xuất hiên làm các nhà nguyên cứu địa lý tranh cãi có phải Phi Châu đang bị chia đôi.

Một hình ảnh khác của hiện tượng đất nứt lớn ở vùng tây nam Kenya dọc theo hệ thống địa mảng rạn nứt phía đông của Châu Phi. (Hình: newscats.org)

Thạch quyển (Lithosphere), lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của quả đất và hình thành bởi lớp vỏ (crust) và phần trên cùng của lớp phủ (mantle) của trái đất, được chia thành nhiều địa mảng. Những mảng này di chuyển tùy các tốc độ khác nhau trên bề mặt của quyển mềm (asthenosphere), là khu vực nằm ở độ sâu từ 100-200km. Chúng có thể lướt qua mặt nhau hoặc cọ sát với nhau.

Va chạm của những địa mảng này và sức mạnh kèm theo của chúng là nguyên nhân làm cho mặt đất hình thành rồi nứt ra, tạo ra châu lục mới và lấp đi châu lục cũ, kéo theo những hoạt động núi lửa, động đất và địa chấn.

Hình ảnh chụp từ satelite. (Hình: pbs.org)

Khi lớp vỏ trên mặt đất bắt đầu mỏng đi và rạn nứt, lớp phủ phía dưới và những hoạt động của chúng lâu nay bị kềm hãm sẽ được cơ hội thoát lên cùng với sức nóng của nó. Đường nứt tại Kenya nằm dọc theo ranh giới của hai địa mảng Nubian và Somalian trong hệ thống những đường nứt miền đông Phi Châu là một trong những trường hợp này.

Hiện tượng đang xảy ra tại Kenya được các chuyên gia gọi là “continental rifting,” nghĩa là khi lớp vỏ ngoài cùng trái đất thạch quyển bị tác động mạnh từ bên ngoài, nó sẽ mỏng đi và bị nứt ra, tạo nên những thung lũng với những đường nứt của nó. Và đây là biểu hiện đầu tiên khi các châu lục bị phân chia theo tự nhiên.

Và từ từ khoảng 10 triệu năm sau, nước biển sẽ tràn vào qua các đường nứt và châu lục mới được hình thành, theo nhà nguyên cứu địa chấn Lucia Perez Diaz, Postdoctoral Researcher, Fault Dynamics Research Group, Royal Holloway. Diaz đăng bài nguyên thủy giải thích hiện tượng này trên trang mạng the Conversation. (T.Tran)

Bão lớn đe dọa Trung Tây, Đông Bắc Mỹ

MỚI CẬP NHẬT