Thursday, March 28, 2024

Dr. Elizabeth Du of Acuity Eye Group

KIỂM TRA THỊ GIÁC – PHÒNG BỆNH MẮT HIỆU QUẢ

Khám mắt là một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe. Nhưng bạn có biết khi nào thì bạn nên đi khám mắt và khám mắt bao gồm những việc gì? Bài viết này đề cập đến những điều căn bản cần biết để bạn chọn đúng loại xét nghiệm và làm đúng lúc để bảo đảm thị giác của bạn tốt mãi mãi.

Khi nào bạn cần khám mắt?

Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ về Nhãn Khoa khuyến cáo bạn nên làm xét nghiệm mắt bắt đầu vào tuổi 40, đó là lúc có thể xuất hiện những dấu hiệu sớm về bệnh tật hoặc những thay đổi về thị giác. Tương tự như một cuộc kiểm tra để phát hiện bệnh tiểu đường hoặc bệnh ung thư, một cuộc kiểm tra cơ bản về mắt vào tuổi 40 là chuyện nhắc nhở những người trung niên rằng họ cần quan tâm đến sức khỏe thị giác khi tuổi tác càng cao. Cuộc kiểm tra này có thể giúp phát hiện những dấu hiệu về bệnh mắt vào thời điểm sớm nhất, lúc việc điều trị mang lại hiệu quả cao nhất nhằm duy trì được thị lực. Các bệnh như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hoặc thoái hóa điểm vàng có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng về mắt nhưng nó có thể được chẩn đoán bằng khám mắt định kỳ.

Nhân viên của Acuity Eye Group và Dr. Du, Dr. Le (áo trắng, chính giữa).

Một số người không nên đợi đến 40 tuổi mới đi khám mắt tổng quát. Cho dù chưa tới tuổi 40, bạn vẫn cần đến bác sĩ nhãn khoa xin khám mắt nếu bạn bị bệnh mắt hoặc bạn thuộc diện có nguy cơ bị bệnh mắt, như tiểu đường, huyết áp cao hoặc trong gia đình có người bị bệnh mắt. Nếu bạn có các triệu chứng liên quan đến mắt như mờ mắt, đau mắt hoặc nhìn thấy đốm đen trước mắt, bạn cũng nên đi khám bác sĩ mắt.

Khi khám mắt cho bạn, bác sĩ nhãn khoa có thể cho biết bao lâu một lần bạn cần đi khám mắt. Khi bước vào tuổi già, việc khám mắt thường xuyên rất quan trọng vì nguy cơ bị bệnh mắt gia tăng. Nếu bạn ở lứa tuổi từ 65 trở lên, thì nhất thiết phải khám mắt hằng năm hoặc hai năm một lần để truy tìm dấu hiệu về những bệnh mắt như mắt cườm, thoái hóa điểm vàng (macular degeneration) do tuổi tác và bệnh tăng nhãn áp (glaucoma).

Dr. Elizabeth Du, General Ophthalmologist.

Trong cuộc khám nghiệm mắt, bạn được kiểm tra những gì?

Một cuộc khám nghiệm mắt tổng quát tương đối đơn giản, dễ chịu và không mất hơn 45 đến 90 phút. Cuộc khám mắt thường kiểm tra (bao gồm) những điều sau đây:

Lịch sử bệnh. Trước hết, bác sĩ muốn biết bạn tự đánh giá sức khỏe và tình trạng thị giác của bạn. Bác sĩ cũng rất muốn biết lịch sử bệnh trong gia đình bạn, bạn có dùng kính áp tròng (contact lens) không hoặc bạn đang uống loại thuốc nào.

Độ sắc sảo của thị giác. Đây có lẽ là phần thông thường nhất mà mọi người đều biết về cuộc khám mắt. Bạn sẽ được yêu cầu đọc một bảng chữ tiêu chuẩn để xác định tình trạng thị giác của bạn trong nhiều tầm xa khác nhau. Bác sĩ sẽ thử từng mắt trong khi che con mắt còn lại.

Kiểm tra đồng tử. Bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của đồng tử (pupil) khi gặp ánh sáng bằng cách dùng đèn bấm chiếu một tia sáng mạnh vào mắt xuyên qua đồng tử.

Kiểm tra thị giác vùng biên. Mất thị giác ở vùng khóe mắt là dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp (glaucoma). Bởi vì có thể bạn không hề biết bạn đã bị mất thị giác ở vùng biên, cho nên xét nghiệm này sẽ tìm ra vấn đề của mắt bạn.

Cử động của mắt. Xét nghiệm này kiểm tra cử động của mắt. Bác sĩ muốn biết rõ hai mắt của bạn có cử động đồng bộ không và cơ mắt của bạn có hoạt động tốt không.

Kiểm tra nhãn áp. Xét nghiệm này đo áp suất bên trong con mắt bạn (intraocular eye pressure, or IOP). Nhãn áp cao là một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp (glaucoma). Xét nghiệm có thể dùng một luồng không khí mạnh thổi vào mắt, hoặc đặt nhẹ một đầu bút cảm nhận áp suất lên mắt bạn hoặc gần mắt bạn. Để giúp bạn cảm thấy dễ chịu, bác sĩ có thể nhỏ vào mắt bạn vài giọt thuốc tê.

Kiểm tra phần phía trước mắt. Một loại kính hiển vi được gọi là slit lamp (đèn khe) được dùng để chiếu sáng phần phía trước mắt bao gồm mí mắt, giác mạc (cornea), tròng đen (iris) và thủy tinh thể (lens). Bằng cách này, bác sĩ có thể biết bạn có bị bệnh cườm mắt hay không, và bạn có bị sẹo hay vết xước trên giác mạc hay không.

Kiểm tra võng mạc và thần kinh mắt. Bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ vài giọt thuốc vào mắt bạn để cho tròng mắt nở lớn. Nhờ đó, bác sĩ có thể xem xét tường tận võng mạc (retina) và dây thần kinh mắt, vốn nằm ở đáy con ngươi. Bác sĩ kiểm tra xem có dấu hiệu hư hỏng do bệnh hay không. Sau cuộc xét nghiệm này, mắt bạn sẽ tạm thời rất nhạy cảm với ánh sáng trong vài giờ.

Bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm tiếp theo với những thiết bị đặc biệt chụp hình ảnh. Những xét nghiệm này rất quan trọng trong việc chẩn đoán một căn bệnh mắt mới chớm và giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở đáy mắt, trên bề mặt và bên trong mắt.

Trong quá trình khám mắt tổng quát, mỗi phần xét nghiệm đều cung cấp những chi tiết quan trọng về tình trạng sức khỏe mắt. Bạn cần biết chắc rằng bạn được khám đầy đủ vì đó là một phần trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.

Rất hân hạnh đón tiếp quý vị tại phòng mạch của chúng tôi để giúp quý vị có đôi mắt khỏe mạnh và thị lực rõ nhất. Chúng tôi sẽ kiểm tra và điều trị những vấn đề liên quan tới mắt của quý vị và không phải chờ đợi lâu. Nếu cần lấy hẹn khám mắt, xin gọi điện thoại cho phòng mạch chúng tôi.

“Tôi rất vui được gặp gỡ mọi người, mọi giới và tôi sẽ làm hết sức mình để duy trì và phục hồi thị giác cho quý vị từ việc chữa giác mạc bị trầy xước, trông nom mắt bị tăng nhãn áp hoặc thay thủy tinh thể mắt cườm. Kể từ khi tôi dọn về California cách đây 2 năm, cộng đồng người Việt Nam đã tiếp đón tôi niềm nở và tôi hy vọng đã thực hiện được một chút ít đổi thay trong cuộc sống của quý đồng hương.”

 



Elizabeth Du, M.D. 
General Ophthalmologist
Acuity Eye Group
14501 Magnolia Blvd., #103, Wesminster, CA 92683
714.594.7160


 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

MỚI CẬP NHẬT