Thursday, March 28, 2024

Mưa giăng tuyết đổ

Viên Linh/Người Việt

Trung Hoa là một nước lớn, thơ Đường thuộc thế kỷ thứ sáu đã có bài nhắc đến tuyết, hẳn là lần đầu đọc đến người dân các xứ khác nhiều hay ít cũng muốn biết tuyết ra sao, băng ra sao, giá ra sao một khi so với cái lạnh của đất trời, từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc.

Non một nửa thế kỷ trước có một đám dân miền ôn đới, và nhiệt đới, lần đầu được hưởng cái cảm giác phơi phới đi những bước chậm rãi khoan thai dưới hàng ngàn hàng vạn mảnh tuyết mềm mại, đôi khi thấy ấm, tan ngay trên môi trên miệng mình.

Gió

Gió từ phương bắc thổi
Mù mịt quãng đường đêm
Tôi một mình rong ruổi
Trong quãng đời không tên.

Gió từ phương tây thổi
Giật sập nắng hoàng hôn
Lời ca em trôi nổi
Do re mi fa sol.

Yêu em yêu đắm đuối
Ngần ngật lúc bình minh
Xanh đen cùng buổi tối
Hồng nhung t
ơ êm đềm.

Gió từ phương nam thổi
Rào rạt nóng bình nguyên
Trùm ngợp anh nồng sữa
Môi bầm vết th
ương em.

Yêu nhau đời có muộn
Vàng r
ơi mùa thu quên
Lá cành anh chộn rộn
Che tình em xanh um.

Gió từ phương đông thổi
Rả rích lời ru sương
Ru rằng thôi chớ hỏi
Những ý đời không tên.
(2-83)

May mắn bài thơ phía dưới có ghi tháng năm sáng tác, Tháng Hai, 1983, lúc ấy tôi đã quen với tuyết được khoảng sáu, bảy mùa Đông rồi. Mưa từ trời rơi xuống, tuyết cũng rơi xuống từ trời. Mưa thường đi với gió, làm gió lạnh thấu xương; tuyết sánh đôi với nắng, làm tuyết ấm lên một mức.

Cái đi với tuyết làm tuyết thêm đẹp, cái đi với gió, làm gió thêm căm. Tuyết rơi nhiều ở Âu Châu tạo mùa Xuân rực rỡ; giá băng cắt thịt phương Đông khiến mùa Đông đói khổ. Sao cũng một thứ một thì một đời một kiếp mà gian truân địa ngục, khác biệt thiên đường. Nhưng cũng con người mà trắng đen vàng đỏ, sáng tối nông sau?

Cổng gió

Em có năm ngón tay
Loài mộc lan mùa hạ
Năm ngón ấy như giây
Buộc anh ngoài cổng gió.

Em sợ khi thu tới
Anh một sớm vèo bay
Làm sao em kiếm nổi
Chiếc lá vàng xa cây.

Em ơi em đâu biết
Sau bao năm ở đời
Ưu tư và hối tiếc
Chỉ còn làm anh rơi.

Năm ngón tay em mở
Những dây trói thời gian
Chính em là cổng gió
Bay vào cõi hợp tan.

Thiên nhiên là kho tàng chủ đề của thơ họa, núi ngàn, sông biển, bãi cát ven đầm, lòng giếng khe mương, chỗ nào có cỏ cây, chỗ đó có màu sắc, nóng lạnh, đá khô gỗ vằn có cái đẹp riêng, bùn lầy sóng cả có sự sống khác. Thời tiết vô hình còn làm thơ vẽ tranh được thì không còn cái gì không là đề tài của nghệ thuật. (Viên Linh)

Mời độc giả xem chương trình du lịch “Thành phố cổ Jerusalem”(Phần 1)

MỚI CẬP NHẬT