Friday, March 29, 2024

Những người vĩnh biệt Tháng Giêng

Viên Linh/Người Việt

Trong một cuốn sách xuất bản vào năm ngoái, Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam, tác giả đã tìm kiếm và trình bày lần lượt trong chương đầu, chương 1, “những người ra đi vào Tháng Giêng” (Dương Lịch), giúp người đọc dễ dàng có một ý niệm khởi đầu, chỉ bằng cách nhắc lại mấy chữ: những người ra đi vào Tháng Giêng.

Đọc phần mở đầu, nội dung chương mục, tác giả giải thích: Bộ Lịch Sách được khởi đầu bằng sự tưởng niệm các nhà văn nhà thơ nghệ sĩ trí thức, bắt đầu bằng những ngày kỵ giỗ” (trang 9). Chương 1 viết về sáu tác giả, ta thấy những ngày kỵ giỗ của họ như sau:

-Nhà văn Xuân Vũ, mất ngày 1 Tháng Giêng, 2004.

-Nhà văn Tam Ích, mất ngày 5 Tháng Giêng, 1972.

-Nhà văn Mai Thảo, mất ngày 10 Tháng Giêng, 1998.

-Nhà thơ Nguyễn Bính, mất ngày 20 Tháng Giêng, 1966.

-Nữ sĩ Tuệ Mai, mất ngày 25 Tháng Giêng, 1982.

-Viên Chiếu Thiền Sư, mất ngày 28 Tháng Giêng, 1091.

Chúng tôi nhấn mạnh vào Tháng Giêng, và kể ra theo thứ tự ngày mất, từ ngày đầu tháng tới ngày cuối tháng, mồng 1, mồng 5, mồng 10, 20, 25, 28.

Rõ ràng sáu nhân vật trên đều mất trong Tháng Giêng Dương Lịch, tuy ngày mất và năm mất có khác nhau. Một tờ lịch Tháng Giêng, gọi là lịch tưởng niệm Tháng Giêng, được in trọn trên hai trang sách khổ lớn, trang 15-16. Chỉ nhìn tờ lịch tưởng niệm của cuốn Lịch Sách Chân Dung Văn Học Việt Nam, người ta thấy ngay sáu nhân vật văn hóa Việt Nam đã ra đi vào Tháng Giêng. Dĩ nhiên hẳn còn nhiều người ra đi vào Tháng Giêng, nhưng cuốn 1 của bộ sách chỉ mới viết về sáu người đã chiếm trọn 60 trang của cuốn sách gần 500 trang khổ lớn.

Cuốn 2 của bộ Lịch Sách (đang soạn thảo), sẽ viết tiếp ít nhất bốn hay năm người nữa cũng đã ra đi vào Tháng Giêng của những năm khác. Chẳng hạn trong hai ba năm qua, chúng ta có thêm những người mới ra đi (chỉ nói trong giới văn hóa văn nghệ, là những người tác giả bộ sách quen biết, hay có dịp giao tiếp trong mấy chục năm qua sinh sống hoạt động trong báo giới từ Sài Gòn tới hải ngoại), như họa sĩ Đinh Cường, nhà trước tác Nguyễn Ngọc Bích, các nhà viết tạp luận Lô Răng Phan Lạc Phúc, Cao Thế Dung…

Bộ Lịch Sách do tôi soạn thảo mấy chục năm qua do đó không phải là một bộ sách nghiên cứu biên khảo thuần túy mà gồm cả nhật ký, ký sự, phỏng vấn, tùy bút, thư từ giao tiếp… Trong sáu nhân vật ra đi vào Tháng Giêng của cuốn 1, chỉ có một vị của lịch sử Phật Giáo dân tộc xa xăm là Viên Chiếu Thiền Sư và một vị là nhà thơ Nguyễn Bính thời tiền chiến, là hai vị chúng tôi không thể thấy tận mắt, còn đều là những vị chúng tôi từng tiếp xúc, quen biết, thân hay sơ. Do đó bộ sách Lịch Sách Chân Dung Tác Giả Việt Nam còn là một bộ hồi ký, với hình ảnh bút tự hay bút tích, có thư từ riêng và giai thoại in kèm.

Viên Chiếu sống trong thế kỷ 11 (999-1090), thọ 92 tuổi, nổi tiếng với những bài pháp thoại.

“Kim cốc đìu hiu hoa cỏ rối
Mà nay hôm sớm thả trâu dê.
Giàu sang cùng kiêu thái
Lầu chợ khiến tan hoang.”

Năm Canh Ngọ 1090, thiền sư cho gọi tăng chúng đến dạy rằng: “Trong thân ta đây, thịt xương gân cốt, tứ đại giả hợp, đều là vô thường, ví như ngôi nhà kia khi sụp đổ, cột kèo đều đổ. Cùng các con giã từ, hãy nghe bài kệ của ta đây:

Thân như tường vách đổ xiêu rồi
Thiên hạ bồn chồn xót dạ thôi.
Nêu rõ tâm không, không t
ướng sắc
Sắc không ẩn hiện mặc xoay đời.

(Lịch Sách Chân Dung Nhà Văn Việt Nam 1, Viên Linh)

Còn Nguyễn Bính, đó là thi sĩ Việt Nam nổi tiếng với những bài lục bát mang âm hưởng ca dao đồng ruộng miền Bắc.

“Chín năm đốt đuốc soi rừng
Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân.
Cửa x
ưa mành trúc còn ngăn,
Góc tường vẫn đọng trăng sân thuở nào.
Làng xa bản nhỏ đèo cao,
Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng.
Anh về luyến núi th
ương rừng,
Nhớ em đêm sáng một vùng thủ đô.
Bồi hồi chuyện cũ năm xưa,
Gặp nhau lần cuối… trang th
ư lệ nhòa.
Thư rằng: ‘Thôi nhé đôi ta
Tình sao không phụ mà ra phụ tình.

Duyên nhau đa dựng trường đình,
Mẹ em đã xé tan tành gối thêu…’
Trăng khuya sáng núi gương đèo,
Anh đi, thư vẫn nằm đeo bên mình.
Lửa sàn nét chữ chênh chênh,
Nếp th
ư đến rách chưa lành vết thương.
Đằm đằm hoa sữa lên hương,
Chân anh vẫn bước trên đường cái đây.
Nẻo hồ, song cửa, lá bay,
Sáng tr
ưng bóng dáng bao ngày yêu xưa.
Trăm năm đã lỡ hẹn hò,
Cây đa bến cũ con đò còn không?
Tình cờ gặp giữa phố đông,
Em đi ríu rít tay chồng tay con.
Nét c
ười âu yếm môi son,
Áo bay nhắc buổi trăng tròn sánh vai…” 

(Nguyễn Bính, Tỉnh Giấc Chiêm Bao, trích)

Mời độc giả xem chương trình “Con Yêu” với đề tài “Đối thoại trong gia đình để hiểu những uẩn khúc của con em”(Phần 2)

MỚI CẬP NHẬT