Thursday, March 28, 2024

Tuyên bố của Will Nguyen sau khi rời khám Chí Hòa tại Sài Gòn

Will Nguyen

William Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt, bị tòa án Việt Nam ra phán quyết trục xuất vì tham gia cuộc biểu tình ở Sài Gòn với hàng ngàn người dân khác phản đối dự luật Đặc Khu và An Ninh Mạng. Đây là một copy lời tuyên bố công khai đầu tiên vào ngày 16 Tháng Tám, 2018, với sự có mặt của Dân Biểu Jimmy Gomez, nhân vật dẫn đầu trong chiến dịch viết thư phản đối sự kiện tôi bị bắt giữ. Một bức thư gửi Quốc Hội (Hạ Nghị Viện) đã tới Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Pompeo và Tổng Thống Trump. Vô cùng cám ơn nỗ lực của Dân Biểu Jimmy Gomez và thật sự hân hạnh được bắt tay ông và các nhân viên của ông ngày hôm nay! (Will Nguyen)

Tôi vẫn luôn tin rằng nếu bạn đủ may mắn để được sinh ra trong một xã hội phát triển, được sống một cuộc sống trong tự do và được hưởng các đặc ân, thì bạn sẽ sử dụng điều đó để giúp đỡ những người xung quanh trên khắp địa cầu cùng đạt được điều đó. Các giá trị đang vượt qua cả hệ thống quy ước độc đoán là các đường biên giữa các quốc gia. Và vượt lên tất cả là (sự cao quý của) nhân phẩm con người.

Tôi đã một mình tham gia cuộc biểu tình, không liên quan đến bất kỳ tổ chức nào, bởi tôi tin vào sức mạnh của từng cá nhân. Đó là một giá trị to lớn khi một người đóng góp tiếng nói của mình, dấn thân mình chống lại lớp rào cản tưởng chừng không thể xuyên qua của chủ nghĩa độc tài. Khi một giàn đồng ca được hợp thành, như đã diễn ra tại Việt Nam trong ngày 10 Tháng Sáu, 2018, thì nó đủ để tạo nên các vết nứt mang tính sống còn trong chế độ đó.

Chế độ độc tài đã động chạm đến tôi bởi một số lý do. Lý do thứ nhất, tiền đề của chế độ này là một tư tưởng vô cùng tiêu cực rằng người dân không thể tự lãnh đạo mình – và là điều dẫn đến lý do thứ hai của tôi: để dự kiến chính trị này lâu bền, anh phải kiểm soát thông tin mà người dân tiếp nhận – nghĩa là, làm méo mó các nhìn nhận thực tế của người dân bằng cách gieo rắc nỗi sợ hãi hoặc sự thờ ơ, để kìm giữ người ta trong sự bất an hoặc mất khả năng tổ chức đến độ phải chịu sự đô hộ của người khác. Tôi thấy cả hai lý do này đều là một sự tấn công đáng kinh tởm nhằm vào khả năng tư duy của con người.

Và đây chính là những gì tôi đã đứng lên phản đối trong cuộc biểu tình ngày 10 Tháng Sáu. Bên cạnh điều luật về Đặc Khu Kinh Tế đã được Quốc Hội Việt Nam xem xét, đó còn là cả điều luật về An Ninh Mạng, điều luật này sẽ cho phép chính phủ Việt Nam có được sự kiểm soát lớn hơn trong không gian mạng, bịt miệng những người không đồng tình với sự lãnh đạo độc đảng, theo hình mẫu của Trung Quốc.

Dưới cái cớ an ninh quốc gia, chính phủ độc tài Việt Nam đang tích cực từng bước tiếp đàn áp sự bất đồng và kìm giữ người dân trong tình trạng tăm tối.

Trong bản tuyên ngôn độc lập của mình năm 1945, khi liệt kê các khiếu nại của ông đối với nước Pháp, Hồ Chí Minh đã nhắc đến việc họ thi hành “chính sách ngu dân.” Ông cáo buộc người Pháp thông qua điều luật kìm giữ người dân trong ngu dốt. Có vẻ Đảng Cộng Sản Việt Nam không biết thế nào là trớ trêu: Vì cùng đứng với người Việt chống lại các dự thảo luật nói trên, tôi đã bị tống vào khám Chí Hòa khét tiếng của Việt Nam. Được xây từ thời thuộc địa Pháp, khám này được thiết kế theo hình tám cạnh đầy tính tôn giáo được biết tới với tên gọi Bát Quái, hoặc ”Ba gua” trong tiếng Hán. Truyền thuyết nói rằng nhà tù được thiết kế như một cái bẫy cho cả người sống và người chết.

Nhưng nhờ các nỗ lực không mệt mỏi của bè bạn, gia đình, các đồng môn, các nghị sĩ, các dân biểu, đông đảo thành viên trong cộng đồng Việt, và thậm chí của cả những người chưa hề quen biết trên mạng xã hội – và ở đây tôi muốn đặc biệt cảm ơn:

-Em gái tôi Victoria Nguyễn, mẹ Vicky của tôi, cô Năm, và dì Thu.

-Các bạn tôi từ trường Yale Mary-Alice Daniel, Kevin Webb, Benjamín González, Mark Ro Beyersdorf, Melissa Campos, Juan Castillo, giáo sư QP Van, và các thành viên trong Hội sinh viên Việt Nam.

-Các bạn từ trường đại học: Fadhil Daud, Megha Janakiraman, Inkar Aitkuzhina, Azira Aziz

-Các bạn từ trường trung học: Crystal Celeste, Paige Şensoy, Rachel Salinas Vinson

-Các bạn người Việt tại Washington DC

-Các nghị sĩ Quốc Hội Hoa kỳ, những người đã tập hợp với nhau trong một nỗ lực từ cả hai đảng, để viết thư gửi tới đại sứ Việt Nam, ngài Pompeo và cả chính tổng thống đã thúc đẩy để đi tới các hành động.

-Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, kể cả Frank và Theresa và các nhân viên đã chăm sóc tôi tại thành phố Sài Gòn

-Đông đảo các nhà tài trợ trên Gofundme, những người đã giúp tôi thoát ra khỏi các khoản kinh phí trong toàn bộ cuộc thử thách này.

Tôi đã được thoát khỏi cái bẫy, cả trong nghĩa nguyên và nghĩa bóng, sau 40 ngày. Những người khác không được may mắn như vậy. Tôi sẽ dành phần đời phía trước của mình để viết dưới mọi hình thức và để trả lại tự do cho các nhà bất đồng chính kiến người Việt, những người không có chiếc vỏ công dân Hoa Kỳ bảo vệ cho họ.

Tôi muốn đền ơn tiếp – đấy là cách tốt nhất mà tôi thấy, để đáp lại món nợ khổng lồ mà tôi đã nợ thế giới, dùng quyền tự do mà tôi vừa mới tìm lại được đây để giúp người khác lấy lại tự do của mình.

Tôi cho rằng, tất cả chúng ta đều là nạn nhân của một tư tưởng rằng nếu “điều gì không ảnh hưởng đến tôi, thì tôi không cần quan tâm.” Nhưng tôi ngờ là, khi thế giới đang toàn cầu hóa ngày càng rộng rãi, nhân loại cũng ngày càng nối kết với nhau hơn, thì cách suy nghĩ này cũng sẽ dần trở nên cũ kỹ.

Điều này đặc biệt đúng với thế hệ chúng tôi, những người vừa siêu kết nối trên Internet và vừa siêu ý thức về nhiều các vấn đề đang vây bủa loài người chúng ta.

Tự do hội họp, tự do trong suy nghĩ, và tự do trong việc bất đồng là các nguyên tắc mà tất cả chúng ta cần quan tâm gìn giữ. “Sự ổn định và trật tự” lâu bền của thế giới loài người phụ thuộc vào nền dân chủ. Và mặc dù kinh nghiệm vừa qua đã để lại cho tôi một chút trầy trụa và sẹo, tình yêu với nước Việt trong tôi – và lòng tin vào tình người trong tôi – vẫn không hề bị thương tổn.

Người dịch: Thanh Mai Nguyen

(Nguồn: De Bac Giai; [email protected])

Lưu ý: Để mở âm thanh, xin bấm vào nút muted icon imagephía góc phải bên dưới của khung video.

MỚI CẬP NHẬT