Wednesday, April 17, 2024

Trần Tuấn Kiệt và bộ Thi Ca Việt Nam Hiện Đại

Viên Linh

Năm 1973, nhà văn Nguyễn Đông Ngạc thực hiện một cuốn sách “lịch sử” “Hai Mươi Năm Văn Học Việt Nam, 1954-1973,” sách vừa xuất bản thì Miền Nam cũng rơi vào chương kết thúc. Trước đó vài năm nhà thơ Trần Tuấn Kiệt đã miệt mài thực hiện một cuốn tổng thể nhan đề “Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, 1880-1965,”  tức là 85 thơ Việt Nam, sách xuất bản năm 1967, khổ lớn và dầy gần 1200 trang. Nay tôi còn những cuốn này, ấn bản lần đầu, giấy đã vàng ố và một góc bị thấm nước, nở ra, khiến cuốn sách phần dưới cao và cộm lên dầy hơn phần trên. Trần Tuấn Kiệt đã hoàn tất một bộ sưu tập lịch sử. Phần nhận định và chọn thơ các tác giả cho thấy tấm lòng rộng mở của thi sĩ: ông chọn thơ cho hay, không phân biệt con người, trường phái, lập trường hay địa phương.

Thi sĩ và tác phẩm đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách là Thượng Tân Thị, sinh năm 1880 và thi sĩ cuối cùng trong cuốn sách chính là tác giả Trần Tuấn Kiệt sinh năm 1937. Chỉ cần đọc qua mục lục cuốn sách dầy cộm, ta thấy công trình đáng kể của ông. Ông không phân chia sách ra theo nhận định của mình hay theo khuynh hướng của các tác giả tác phẩm, mà theo dòng đời thực tại.

Ta thấy như sau: 

Phần I-Thi Ca Tiền Chiến

Trong phần thi ca tiến chiến, từ trang 11 tới trang 408, ta thấy có 43 thi sĩ.

Các thi sĩ có mặt: Thượng Tân Thị, Phan Khôi, Tản Đà, Á Nam, Nhượng Tống, Tương Phố, Đông Xuyên, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Thế Lữ, Nam Trân, Tân Hiến, Vân Đài, Phan Văn Dật, Nguyễn Vỹ, Quách Tấn, Thái Can, Đoàn Phú Tứ, Trần Huyền Trân, Hàn Mặc Tử, Huy Thông. J. Lê Ba, Lan Sơn, Lưu Trọng Lư, Bàng Bá Lân, Phạm Đình Tân, Vũ Đình Liên, Thanh Tịnh, Nguyễn Nhược Pháp, Đỗ Huy Nhiệm, Đặng Đình Hồng, Nguyễn Đình Thư, Nguyễn Thị Manh Manh, Phan Thanh Phước, Xuân Tâm, Xuân Diệu, Ngân Giang, Thâm Tâm, Hồ Văn Hảo, Yến Lan, Huy Cận,…

Trước khi đi vào những bài thơ chọn lọc, có in tiểu sử của từng tác giả, tuy không kỹ càng như loại sách biên khảo, cũng không có hình ảnh, không in bằng lối chữ riêng biệt mà tùy theo từng người mà tiểu sử và nhận xét khác biệt nhau, cho thấy Trần Tuấn Kiệt tùy hứng và tùy hoàn cảnh khi thực hiện cuốn sách.

Sau phần thi ca tiền chiến là bài nhận định “Suy niệm về tinh thần thi ca Việt” từ trang 409 tới trang 449. Bài này sẽ đuợc bàn riêng; tác giả Trần Tuấn Kiệt ghi bên cạnh chữ “Bỏ,” có lẽ là để cho kỳ tái bản, nhưng bài vẫn còn đó trong ấn bản tôi có. Đây là suy niệm riêng của Trần Tuấn Kiệt về thi ca, không hẳn là về cuốn sách.

Phần II-Thời Chiến Tranh                    

Từ trang 451 tới trang 714 in thơ của các thi sĩ mà Trần Tuấn Kiệt xếp vào thời hiện chiến, hay thời chiến tranh. Nhưng người này là Lam Giang, Việt Châu, Ái Lan, Hồ Thấu, Ninh Huy, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Tất Vinh, Thẩm Thệ Hà, Đỗ Hữu, Hoàng Hoa, Đằng Phương, Văn Cao, Chim Xanh, Vũ Anh Khanh, Trúc Khanh, T.P., Khổng Dương, Thanh Hữu, Trần Dần, Tạ Hữu Thiện, Phùng Quán, Hữu Loan, Mộc Lan Châu, Thế Phong, Nguyễn Văn Cổn.

Chỉ có 26 nhà thơ trong “thời chiến tranh” theo chọn lựa của Trần Tuấn Kiệt. Độc giả chắc chắn sẽ cho rằng con số đó chưa thể là con số sau cùng, nhất là khi biết rằng khi bộ sách “Thi Ca Việt Nam Hiện Đại, 1880-1965” của Trấn Tuấn Kiệt được phát hành vào năm 1967, lúc ấy chiến tranh Việt Nam từ thời chia cắt 1954 còn đang tiếp diễn. Có lẽ chính tác giả nghĩ như thế chắng? Không phải, vì ngay những chương sau là phần thứ ba của cuốn sách, nhan đề “thời hậu chiến.” Nếu thờ chiến tranh còn đang tiếp diễn thì chưa thể có thời hậu chiến. Ta hãy xem thời hậu chiến của cuốn sách ra sao rồi sẽ bàn tiếp. Tôi có ý định từ lâu sẽ làm một cuốn sách tương tự nên cũng thu thập tài liệu hình ảnh và ghi chép tài liệu, phỏng vấn nhiều người. Chúng ta cần một hay vài cuốn sách tương tự cho Văn Học Việt Nam.

Trong hai phần sơ lược như trên, chúng ta đếm được 43+26 = 69 thi sĩ, quá ít so với một thời gian quá dài, tuy nhiên với sức người, một tác giả 30 tuổi làm được như thế trong một thời gian ngắn là đã quá sức. Trần Tuấn Kiệt sinh năm 1937, làm thơ ký là Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, lúc giao cuốn Thi Ca Việt Nam Hiện Đại cho nhà Khai Trí, 1965, anh mới 28 tuổi. Anh ghé tòa soạn Nghệ Thuật trên đường Phạm Ngũ Lão hầu như mỗi ngày, nơi đó còn tòa soạn vài báo khác như Phổ Thông của nhà thơ Nguyễn Vỹ. Bài về bộ sách của anh sẽ còn được tiếp theo khi có dịp. Vài bài thơ điển hình của thi sĩ Trần Tuấn Kiệt:

Hát Thầm
Em hát trong rừng sao
Tôi ngủ dưới cội đào
Chợt mùa đông tuyết phủ
Biết tìm em phương nào. 

Bến Ngựa
Khi xưa ta đến bên thành
Cỏ cây cũng nhớ thương mình ra hoa
Vầng trăng bến ngựa gianh hà
Em thành vách mộ lòng ta chợt buồn.
(VL. Virginia 19)

Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt có bút hiệu là Sa Giang, 

Phần III-Thời Hậu Chiến

Từ trang 715 tới hết trang 1046.

Phần IV-Tiếp Nối

MỚI CẬP NHẬT